Bạn có thể làm rất nhiều điều với Google Tag Manager (GTM). Dưới đây là một ví dụ cụ thể: bạn có thể thiết lập một thẻ tag để tự động theo dõi mỗi lần khách hàng truy cập vào một URL cụ thể và gửi thông tin về số lần nhấp chuột đến Google Analytics, bao gồm:
Để thực hiện điều này, bạn có thể sử dụng các chức năng như thẻ tag, trình kích hoạt trigger và biến.
Trước hết, bạn cần kích hoạt một số biến tích hợp sẵn để Google Tag Manager có thể tự động thu thập các dữ liệu bạn cần.
Ví dụ: Tạo một thẻ tag có khả năng:
Với các yêu cầu như vậy, thẻ tag sẽ được cấu hình như sau:
Bây giờ bạn đã có một thẻ tag để thông báo cho Google Tag Manager về báo cáo dữ liệu số lần click ghi nhận được. Sau đó hiển thị chi tiết về click đó, bao gồm cả trang mà người dùng đã truy cập và URL của liên kết mà họ đã nhấp vào.
Tiếp theo, bạn sẽ thông báo cho Google Tag Manager biết khi nào nó nên gửi các thông tin chi tiết này đến Google Analytics, và điều này được thực hiện thông qua trình kích hoạt (Trigger).
Bước 2: Bạn sẽ đặt tên cho Trình kích hoạt và Cấu hình nó. Trong phần "Chọn loại trình kích hoạt", bạn sẽ chọn loại phù hợp với mục đích của bạn. Ví dụ, bạn có thể chọn "Chỉ liên kết".
Bước 3: Hãy quan sát hình minh hoạ, đây là cách thiết lập trình kích hoạt…
Sau khi bạn đã lưu trình kích hoạt cho thẻ mới của mình, tiếp theo là tiến hành xuất bản những thay đổi đó. Sau đó, bạn có thể truy cập vào Google Analytics để xem các kết quả mới thông qua các báo cáo trong phần BEHAVIOR > EVENTS.
Những thông tin mà Google Tag Manager cung cấp thực sự là rất quý giá. Khi bạn đã tạo thành công thẻ đầu tiên, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những gì đang diễn ra và cảm nhận được tầm quan trọng của chúng.
Mặc dù GTM mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có những hạn chế cần xem xét:
Tham khảo tài liệu từ Google về cách thiết lập Google Tag Manager. Sau khi bạn đã hoàn thành phần "Hướng dẫn bắt đầu nhanh", bạn sẽ đến phần hướng dẫn dành cho nhà phát triển mà không phải hướng dẫn của marketer. Đối với newbie, điều này có thể khá khó hiểu.
Trừ khi bạn là một nhà phát triển có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ phải dành thời gian để nghiên cứu và thử nghiệm. Ngay cả khi bạn đọc một số bài viết trên blog hoặc tham gia các khóa học trực tuyến.
Có nhiều vấn đề có thể xảy ra khi bạn thiết lập thẻ, trình kích hoạt và biến. Đặc biệt nếu bạn không sử dụng GTM thường xuyên, bạn có thể dễ quên những gì bạn đã học. Đối với các thẻ phức tạp hơn, có thể bạn sẽ cần sự giúp đỡ từ một nhà phát triển có kiến thức về cách xây dựng trang web.
Dưới đây là một số ảnh hưởng của Google Tag Manager lên SEO mà bạn nên lưu ý.
Đầu tiên là khả năng đo lường hành vi người dùng, Google Tag Manager (GTM) cho phép bạn tối ưu hóa các yếu tố trên trang web dựa trên dữ liệu thu thập được từ người dùng. Bằng cách này, bạn có thể cải thiện chất lượng nội dung, element hay banner dựa trên hành vi của người dùng thông qua các công cụ như Google Analytics, Hotjar, và nhiều công cụ khác. Kết quả là bạn có thể tối ưu hóa Time On Site (thời gian người dùng dành trên trang) và giảm tỷ lệ Bounce Rate (thoát trang).
GTM cũng cho phép code mã chạy auto trong thẻ. Ví dụ, bạn có thể sử dụng GTM để tạo mã tự động Schema JSON-LD để tối ưu hóa thời gian tạo schema cho các bài viết trên blog hoặc sản phẩm trên các trang thương mại điện tử có hàng ngàn sản phẩm.
Ngoài ra, GTM cũng giúp bạn nén mã để tăng tốc độ tải trang - một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xếp hạng của trang web trên Google.
Tips: Bạn có thể viết schema trực tiếp thông qua GTM để tăng tốc độ tải trang.
Nếu bạn lo lắng về việc GTM có ảnh hưởng quá nhiều đến WordPress, thì đừng lo lắng. GTM không gây vấn đề gì đối với WordPress.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các mã nguồn khác như Joomla, CMS Made Simple, Haravan, Sapo, Shopify hoặc code tay, việc chèn mã thông qua GTM sẽ là một lựa chọn tiện lợi và hiệu quả.
Bài viết trên từ Vinalink đã cập nhật những thông tin mới nhất về ảnh hưởng của Google Tag Manager lên SEO. Bằng cách sử dụng GTM một cách thông minh và hiệu quả, bạn có thể nâng cao hiệu suất SEO của trang web và cải thiện trải nghiệm người dùng. Đừng quên theo dõi website của Vinalink để không bỏ lỡ những bài viết tiếp theo!