SEO audit là quá trình kiểm tra, phân tích và đánh giá tình trạng website để tìm ra những vấn đề cần khắc phục và các cơ hội để cải thiện hiệu quả SEO. Người thực hiện audit SEO sẽ phân tích website trên nhiều yếu tố như kỹ thuật, nội dung, liên kết, cạnh tranh … SEO audit có thể nói chính là công việc “bảo dưỡng website” để website được tối ưu hóa với các công cụ tìm kiếm từ đó tăng hiệu quả SEO.
SEO audit là một công việc bạn cần thực hiện thường xuyên vì nếu không, bạn sẽ không đánh giá được website của bạn có đang hiệu quả hay không, có gặp vấn đề gì cần khắc phục không. Điều này sẽ làm giảm hiệu suất của website, giảm lượng truy cập và ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi. Có những “cột mốc” để bạn làm căn cứ bắt đầu thực hiện SEO audit như sau:
Khi bạn nhận một dự án mới, việc đầu tiên bạn cần làm là thực hiện SEO audit để hiểu rõ website của khách hàng, những vấn đề mà website đang gặp phải. Điều này sẽ giúp bạn xác định được chiến lược SEO cũng như thiết lập được mục tiêu cho chiến dịch SEO sẽ triển khai.
Bạn cũng nên thực hiện SEO audit ở giai đoạn đầu của mỗi quý. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá được hiệu suất SEO của quý trước và đề ra kế hoạch SEO cho quý tiếp theo. Nếu hiệu suất SEO tốt bạn có thể tiếp tục triển khai theo kế hoạch đã đề ra, nhưng nếu hiệu suất giảm đi thì bạn cần đưa ra các điều chỉnh để cải thiện.
Khi bạn phát hiện website có các dấu hiệu bất thường như: giảm thứ hạng, giảm lượng truy cập, giảm tỷ lệ chuyển đổi, tăng tỷ lệ thoát, chưa điều chỉnh theo các cập nhật của Google … thì bạn cần thực hiện SEO audit. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những website lớn, tuy nhiên đối với các website nhỏ thì bạn không nên tập trung quá nhiều vào SEO audit mà hãy để nguồn lực cho những công việc khác giúp phát triển website.
Vậy các phần cần audit trên website bao gồm những gì? Dưới đây là 4 phần chính cần thực hiện khi SEO audit website:
Technical SEO Audit gồm hai công việc chính là phân tích khả năng tiếp cận và khả năng index của website. Khả năng tiếp cận là khả năng mà Google và người dùng có thể dễ dàng truy cập vào website của bạn. Khả năng index là khả năng mà Google có thể thu thập dữ liệu và lập chỉ mục các trang để chúng có thể hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm.
Khả năng tiếp cận sẽ ảnh hưởng trực tiếp được lượng truy cập vào website cũng như tỷ lệ chuyển đổi. Bên cạnh đó, Google không thể tiếp cận đến trang của bạn thì sẽ không lập chỉ mục và không hiển thị trang trên kết quả tìm kiếm. Dù nội dung của bạn có chất lượng, cung cấp thông tin hữu ích nhưng người dùng không thể tiếp cận đến trang của bạn thì sẽ không có ý nghĩa. Chính vì vậy bạn cần phải tăng khả năng tiếp cận của cả Google và người dùng đến trang của bạn.
Để tăng khả năng tiếp cận của Google, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
Để tăng khả năng tiếp cận của người dùng, bạn có thể áp dụng những cách sau:
Nếu như bạn đã kiểm tra và tối ưu hết các mục trên nhưng website vẫn index rất chậm thì bạn cần phải lưu tâm. Khả năng tiếp cận phản ảnh liệu Googlebot có tiếp cận và quét được thông tin trang của bạn không thì khả năng index phản ánh liệu trang web đó có được hiển thị trong danh sách kết quả tìm kiếm của người dùng hay không. Một trong những nguyên nhân chính khiến website được quét dữ liệu mà không được index là do website đang gặp những hình phạt của Google. Tuy nhiên, nếu Google áp dụng hình phạt thì sẽ gửi thông báo đến tài khoản quản trị website của bạn. Khi này bạn cần xác định lý do bị phát, khắc phục và yêu cầu Google xem xét lại. Ngoài ra, nếu bạn không đăng tải nội dung thường xuyên thì việc index có thể chậm do đó hãy liên tục tạo nội dung cho website của bạn.
Khi đã thực hiện Technical SEO Audit và đảm bảo rằng Google và người dùng có thể truy cập website của bạn, công việc bạn cần làm tiếp theo là Audit Onpage SEO. Đây là quá trình kiểm tra, phân tích các thành phần trên trang như nội dung, hình ảnh, tiêu đề, heading, đường dẫn, liên kết … và tất cả những vấn đề liên quan đến Onpage. Bạn có thể thực hiện Audit Onpage SEO theo hướng kiểm tra các vấn đề nội dung chung sau đó kiểm tra các vấn đề của từng trang cụ thể.
Với các vấn đề nội dung chung, bạn cần đảm bảo:
Với các vấn đề của từng trang cụ thể, bạn cần đảm bảo:
Công việc tiếp theo bạn cần làm là Audit Offpage SEO. Công việc này sẽ giúp tăng sự tin cậy cho website của bạn, gia tăng lượt chia sẻ và liên kết dẫn về website của bạn. Khi độ tin cậy của website càng cao thì Google sẽ đánh giá và xếp hạng website của bạn ở những vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm. Bạn cần đảm bảo không spam, thao túng công cụ tìm kiếm hay đi link từ các trang web không liên quan, web xấu …
Một phần không thể thiếu khi thực hiện SEO audit là phân tích đối thủ và phân tích từ khóa. Khi bạn phân tích từ khóa cũng chính là bạn đang nghiên cứu các đối thủ của mình. Bạn cần đánh giá được lượng truy cập và độ khó của từ khóa, từ đó xây dựng được bộ từ khóa cho kế hoạch SEO của mình.
Khi thực hiện SEO audit, có những việc bạn nên làm đồng thời cũng cần tránh để tối ưu nguồn lực và hiệu quả SEO là cao nhất. Cụ thể như sau:
Bạn nên kiểm tra và đánh giá đầy đủ các yếu tố Technical, Onpage, Offpage … để nắm bắt được tình trạng và những vấn đề website đang gặp phải. Bạn cũng cần liên kết các vấn đề để xác định rõ nguyên nhân của SEO không hiệu quả đến từ đâu, từ đó tìm ra được biện pháp khắc phục phù hợp nhất.
Ngoài ra, sau khi đã thực hiện SEO audit, bạn nên lập một quy trình tối ưu để thực hiện cho những lần sau. Điều này sẽ giúp bạn xử lý các vấn đề SEO một cách nhanh nhất, giúp tối đa hiệu quả SEO, đạt được mục tiêu mình đã đặt ra.
Khi thực hiện SEO audit, đây là một công việc đòi hỏi bạn cần tỉ mỉ, thực hiện thường xuyên do đó bạn không được làm một cách nóng vội, qua loa. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên áp dụng một cách quá máy móc các quy chuẩn SEO audit cho mọi website, vì mỗi website sẽ có những đặc điểm khác nhau.
Khi thực hiện SEO audit, bạn có thể sử dụng một số công cụ dưới đây để hỗ trợ:
Bạn có thể tìm hiểu từng công cụ và lựa chọn công cụ phù hợp với mình nhất.
Công việc SEO audit thông thường sẽ kéo dài từ 2-6 tuần, tùy vào quy mô website và các vấn đề về SEO website đang gặp phải. Trong khi thực hiện, bạn sẽ làm báo cáo tiến độ SEO audit, trong đó bao gồm các vấn đề SEO được phát hiện, các vấn đề đã được xử lý và các vấn đề cần hoàn thành trong thời gian tiếp theo. Tất cả các vấn đề bao gồm technical, onpage, offpage … đều sẽ thay đổi tốt hơn sau khi bạn thực hiện SEO audit. Bước cuối cùng bạn cần thực hiện là làm báo cáo tổng thể để lãnh đạo của bạn có thể nắm được toàn bộ kết quả của quá trình SEO audit.
SEO audit là một quá trình cực kỳ quan trọng đối với mọi website, cần được thực hiện thường xuyên và tỉ mỉ. Bạn không thể đảm bảo rằng website của bạn luôn hoạt động hiệu quả, sẽ có những lúc website có vấn đề, bạn cần phát hiện và thực hiện khắc phục. Thông qua việc SEO audit, website của bạn sẽ thân thiện với công cụ tìm kiếm và người dùng hơn, giúp bạn SEO hiệu quả và đạt được mục tiêu đặt ra. Bạn có thể truy cập website https://vinalink.com để có thêm các thông tin bổ ích. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!