Bán hàng trên sàn thương mại điện tử là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến và hiệu quả với khả năng tiếp cận được hàng triệu khách hàng tiềm năng trên toàn quốc, giúp giảm chi phí quản lý vận hành, có khả năng giúp mô hình kinh doanh đột biến lớn về doanh số và lợi nhuận.
Nhưng làm thế nào để nắm bắt được tiềm năng đó và bán hàng trên sàn thương mại điện tử thành công? Rất đơn giản, bạn cần nắm rõ những bí kíp mà Vinalink sẽ chia sẻ ngay sau đây!
Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP về Thương mại điện tử của Chính phủ, sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
Cũng theo khoản 2 Điều 35 Nghị định trên, sàn giao dịch thương mại điện tử có các hình thức hoạt động chính như sau tại Việt Nam:
Hiện nay, kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) là “mảnh đất màu mỡ” không chỉ dành cho doanh nghiệp mà cả các thương nhân nhỏ lẻ có thể tăng trưởng và mở rộng kinh doanh hiệu quả. Cụ thể, khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử, người bán sẽ có các cơ hội:
Các khách hàng hiện nay đang ngày càng ưa chuộng mua hàng online. Điều này được minh chứng bởi báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam-EBI 2023 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam công bố, theo đó, tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại điện tử trong năm 2023 sẽ vượt ngưỡng 25% và đạt tới quy mô tới hơn 20 tỷ USD.
Do đó, bỏ lỡ kinh doanh trên thương mại điện tử đồng nghĩa với việc bạn đang từ bỏ hàng triệu khách hàng tiềm năng trong thị trường “màu mỡ” này.
Với sự phát triển không ngừng của Internet, việc kinh doanh online thông qua sàn thương mại điện tử sẽ đem sản phẩm của bạn đến khắp toàn quốc, thậm chí là toàn cầu. Điều này giúp bạn mở rộng kinh doanh, nâng cao nhận diện thương hiệu, từ đó có sự tăng trưởng lợi nhuận đáng kể hơn.
Ngược lại, việc chỉ tập trung kinh doanh thông qua cửa hiệu truyền thống khiến bạn bị bó hẹp về lượng khách hàng trong một không gian địa lý nhất định, dẫn đến khả năng mở rộng kinh doanh bị kìm hãm và khó phát triển.
Tham gia sàn thương mại điện tử còn mang lại cho người bán những lợi thế rõ rệt về mặt tối ưu chi phí khi vận hành kinh doanh. Nếu như việc mở cửa hiệu truyền thống yêu cầu bạn tiêu tốn nhiều chi phí về mặt bằng, thuê nhân công, trang thiết bị phục vụ bán hàng,... thì việc kinh doanh online không yêu cầu người bán bất cứ chi phí nào kể trên để có thể bắt đầu.
Các sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay như Shopee, Tiki, Lazada, Tiktok Shop hiện đang rất chịu chi, liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi cho khách hàng nhằm chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam.
Điều này vô hình chung mang lại lợi ích rất lớn cho cả người mua lẫn người bán. Cụ thể, với vô số các chương trình trợ giá khuyến mại từ các sàn, các sản phẩm mà người bán mang ra thị trường sẽ có giá rất rẻ. Điều này giúp người mua hài lòng khi mua sản phẩm tốt với giá hời, đồng thời người bán hàng sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn mà vẫn bảo toàn được mức lãi (do đã được các sàn bù lại phần giá đã giảm).
Tất cả các sàn TMĐT top đầu hiện nay như Tiki, Shopee, Lazada, Tiktok Shop đều có các báo cáo phân tích tình hình kinh doanh một cách trực quan và khoa học. Với hệ thống báo cáo này, người bán có thể dễ dàng biết được sản phẩm nào bán tốt, doanh thu bao nhiêu, sản phẩm nào bị huỷ nhiều,... Điều này giúp người bán dễ dàng trong việc đánh giá hiệu quả bán hàng trên sàn và đưa ra chiến lược điều chỉnh sao cho tối ưu nhất.
Hiện nay, có rất nhiều sàn thương mại điện tử hoạt động trên thị trường Việt Nam. Trong số đó, top 3 sàn thương mại điện tử hot nhất 2023 tại Việt Nam đó là: Shopee, Tiki và Lazada. Cùng tìm hiểu về 3 sàn TMĐT này ngay sau đây:
Shopee là một nền tảng thương mại điện tử ra đời từ năm 2009 bởi Lý Tiểu Đông. Tuy nhiên, mãi đến năm 2015, Shopee mới thực sự “bùng nổ” khi bước chân vào thị trường tại Singapore. Hiện nay, trụ sở chính của Shopee đặt tại Singapore và thuộc sở hữu của tập đoàn Sea Ltd.
Shopee không chỉ đơn thuần là một nền tảng để các cá nhân tham gia mua bán mà còn có sự góp mặt của các thương hiệu lớn, mang đến sự đa dạng các lựa chọn mặt hàng phù hợp với nhu cầu phong phú của người sử dụng.
Bên cạnh sự đa dạng về mặt hàng, người ta nhớ đến Shopee như một “thiên đường” của những sản phẩm tốt giá hời và liên tục tung ra các chương trình khuyến mại ưu đãi giảm giá. Cụ thể, chiến lược tiếp thị của Shopee tập trung vào các chương trình giảm giá hàng tháng như (1.1, 2.2, 3.3,...) góp phần tạo ra và thúc đẩy trào lưu săn sale, đặc biệt là trong giới trẻ.
Nhờ những nỗ lực này, Shopee đã thu hút một lượng lớn người dùng và đứng đầu danh sách các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam về lượt truy cập. Đơn cử như năm 2019, Shopee đã đạt mức 33,6 triệu lượt truy cập mỗi tháng và liên tục đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng thương mại điện tử được sử dụng nhiều nhất.
Hiện nay, Shopee đã mở rộng hoạt động sang nhiều quốc gia trên thế giới như Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Philippines, Brazil, Mexico và Ba Lan với mô hình kinh doanh chủ yếu là B2C.
Tiki ra đời vào tháng 3 năm 2010, khởi đầu là trang web bán sách và trở thành đơn vị kinh doanh sách hàng đầu tại Việt Nam trong 2 năm sau đó. Đến năm 2017, Tiki chuyển mình mạnh mẽ sang mô hình Marketplace, trở thành sàn thương mại điện tử lớn bày bán hơn 10 triệu mặt hàng sản phẩm với 16 ngành hàng khác nhau phục vụ cho nhu cầu của hàng triệu khách hàng trên cả nước.
Với sự phát triển đáng kể trong thời gian gần đây, Tiki đã xây dựng một hệ sinh thái thương mại toàn diện. Nổi bật có thể kể đến như TikiNOW - dịch vụ vận chuyển hàng hóa chỉ trong 2 giờ, Ticketbox - dịch vụ mua vé online cho các sự kiện và rạp chiếu phim, Tiki Trading - sản phẩm chính hãng do chính Tiki phân phối… Với sự phát triển như vũ bão trên, không khó hiểu khi Tiki hiện đang là “điểm đến” thu hút nhiều khách hàng, mang đến cơ hội kinh doanh - bán hàng trên sàn thương mại điện tử tiềm năng cho các thương nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam.
Lazada hiện nay là “ông lớn” trong ngành TMĐT không chỉ tại Việt Nam mà còn cả Đông Nam Á với việc được xếp vào hàng ngũ Unicorn - thuật ngữ chỉ các công ty Start-up có vốn hoá trên tỷ đô.
Xuất phát điểm là công ty Đức, được thành lập năm 2012 bởi Maximilian Bittner và sự hỗ trợ của tập đoàn Rocket Internet, sàn TMĐT Lazada được thành lập với mục tiêu “chinh phục” thị trường Đông Nam Á nhiều tiềm năng. Sau đó, với tốc độ phát triển nhanh chóng, Lazada lọt vào “mắt xanh” của Alibaba - tập đoàn TMĐT hàng đầu Thế giới của tỷ phú Jack Ma và được “thâu tóm” vào năm 2015.
Sự phát triển đột phá của Lazada đã được thể hiện rõ ràng qua các con số như: hơn 100 triệu lượt truy cập mỗi tháng, hơn 24 triệu người theo dõi, 3000 nhà cung cấp với hơn 500.000 sản phẩm khác nhau (số liệu 2016) tại Việt Nam. Không thể bàn cãi, Lazada không chỉ là một nền tảng mua sắm hấp dẫn cho khách hàng mà còn là cơ hội bán hàng trên sàn thương mại điện tử đáng giá cho những người kinh doanh trên môi trường trực tuyến.
Mỗi sàn thương mại điện tử đều có điểm mạnh riêng. Việc chọn bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào là tuỳ vào đặc thù ngành hàng của bạn. Dưới đây là những ngành hàng hot nhất của từng sàn mà bạn có thể tham khảo:
Hiện nay, các sàn TMĐT đang cạnh tranh gay gắt với nhau để tranh giành thị phần trên thị trường. Do đó, nếu ngành hàng của bạn có thể kinh doanh đa sàn thì đây là lợi thế rất tốt để bạn hưởng được nhiều ưu đãi trợ giá, từ đó giúp tăng trưởng kinh doanh hiệu quả trên môi trường Online.
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử rất tiềm năng, tuy nhiên để đạt được thành công, bạn cần lưu ý những điều sau:
Thương mại điện tử hiện nay rất đa dạng với 5 mô hình chính như sau:
Trên đây là toàn bộ giải đáp của Vinalink về những điều bạn cần biết khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Hy vọng rằng, với những kiến thức đã nắm được, bạn sẽ có những khởi đầu vững chắc để kinh doanh thành công trên các sàn Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok Shop,... Chúc bạn thành công!