Tỷ lệ thoát trang, hay còn gọi là bounce rate là gì? Đây là chỉ số đề cập đến phần trăm tỷ lệ người thoát trang khi truy cập vào trang web của bạn mà không tương tác với nội dung nào trên trang đó cả.
Chúng ta cùng lấy một ví dụ để dễ hiểu hơn: Nếu một trang web có tỷ lệ thoát trang là 60%, thì điều này đồng nghĩa với việc trong mỗi 100 lượt truy cập, có 60 người đã rời đi mà không thực hiện bất kỳ hành động nào, chỉ có 40 người còn lại tiếp tục khám phá nội dung trên trang web của bạn.
Cùng tìm hiểu bounce rate là gì?
Vậy nguyên nhân khiến trang web có bounce rate là gì? Có rất nhiều nguyên nhân gây ra như sau:
Ý nghĩa của chỉ số bounce rate là gì? Tỷ lệ này là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của một trang web vì:
Câu hỏi đặt ra sau khi hiểu về Bounce Rate là gì là mức độ nào của chỉ số này được cho là an toàn. Mọi trang web đều sẽ có tỷ lệ Bounce Rate, tuy nhiên mức độ cao hay thấp còn phụ thuộc vào loại trang web và lĩnh vực đang hoạt động. Nhưng có thể nói tỷ lệ thoát trang nhỏ hơn 60% là mức an toàn cho một website.
Nếu tỷ lệ thoát trang trên 60% là tỷ lệ đáng báo động
Dưới đây là một số mức xem xét tình trạng về tỷ lệ thoát:
Để hiệu giảm tỷ lệ thoát trang, trước hết bạn cần phải hiểu rõ những yếu tố nào khiến chỉ số Bounce rate này tăng cao. Cùng Vinalink tìm hiểu một số lý do thường gặp sẽ gây ra tình trạng tăng Bounce Rate.
Tốc độ tải trang chậm, việc chỉ chậm thêm 1s hoặc 2s cũng có thể khiến khách hàng rời đi và làm gia tăng tỷ lệ thoát trang. Ngoài ra, Google cũng coi tốc độ load trang là một yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng kết quả tìm kiếm. Do đó, việc giám sát và tối ưu tốc độ trang web sẽ hỗ trợ tốt hơ cho SEO và giảm tỷ lệ thoát trang.
Tốc độ tải trang ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm người dùng
Nội dung trên website cần phải đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Nếu không, người đọc sẽ rời đi và tìm nội dung khác. Nếu nội dung chất lượng, chúng không chỉ giữ được khách hàng lâu hơn mà còn thu hút họ đọc thêm nhiều nội dung khác trên trang.
Bố cục, màu sắc và hình ảnh sử dụng trên website đều ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng về việc tiếp tục truy cập hay thoát khỏi trang. Mặc dù bạn muốn trình bày nhiều thông tin giá trị, nhưng việc truyền tải thông điệp quá phức tạp và không rõ ràng có thể khiến trang web trở nên rối mắt, dẫn đến tỷ lệ thoát trang tăng cao.
Đặt tiêu đề và mô tả bài viết hấp dẫn nhưng không đúng với nội dung thực tế của trang đích là một sai lầm trong việc sản xuất nội dung. Mặc dù có thể thu hút được người đọc ban đầu, nhưng họ sẽ nhanh chóng rời trang khi không tìm thấy thông tin mong đợi.
Mọi yếu tố trong bài viết cần đồng nhất một chủ đề
Liên kết nội bộ giúp điều hướng người đọc đi từ bài viết này sang bài viết khác, giảm tỷ lệ thoát trang. Nếu trang web có liên kết rời rạc hoặc không có liên kết nội bộ, chúng sẽ khiến người dùng không biết hành động tiếp theo sau khi đọc bài, từ đó dẫn đến tình trạng thoát trang.
Chú ý! Khi bạn phát hiện Bounce Rate của trang web bất ngờ tăng cao, đó có thể là tiếng chuông báo động về những sự cố kỹ thuật đang ngầm ảnh hưởng tới trải nghiệm của khách hàng.
Đừng để những lỗi như 404, vấn đề về javascript, hoặc plugin gây trở ngại, khiến người dùng phải thoát khỏi trang của bạn. Hãy kiểm tra ngay và tìm ra nguyên nhân!
Check lỗi của web để tìm cách giảm tỷ lệ thoát trang của người dùng
Để tối ưu tỷ lệ thoát trang cho website, bạn cần hiểu cách Google Analytics xác định và đánh giá đâu là một lượt truy cập bounce và đâu không được tính là bounce rate.
Khi một người truy cập vào trang web và thực hiện một hành động - ví dụ như nhấn vào nút xem video - rồi thoát ra mà không truy cập trang nào khác, Google không coi đó là "lượt thoát". Bí quyết nằm ở đây chính là Event Tracking Code!
Cụ thể, một khách hàng vào trang web của bạn, xem video bạn đang theo dõi qua event tracking code, rồi thoát mà không "lướt" thêm. Trong trường hợp này, Google Analytics đã gửi 2 yêu cầu GIF trong cùng một phiên: một từ mã theo dõi (để ghi lại lượt xem trang) và một từ mã theo dõi sự kiện (để ghi lại hành động như việc nhấn nút xem video).
Với Event Tracking Code, Google không tính đây là tỷ lệ thoát trang
Như vậy, nếu website của bạn có cài đặt event tracking code, tỷ lệ thoát sẽ giảm mạnh! Điều này rất quan trọng khi bạn muốn phân tích hoặc tìm cách cải thiện tỷ lệ bounce rate. Hãy nhớ rằng, công cụ theo dõi sự kiện giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vi của người dùng và tối ưu hóa trải nghiệm trực tuyến của họ.
Social Interactions Tracking cho phép theo dõi hành động của người dùng khi họ truy cập trang web của doanh nghiệp và tương tác với mạng xã hội thông qua mã theo dõi. Hành động chia sẻ trên mạng xã hội và sau đó thoát trang sẽ không được tính vào tỷ lệ bounce rate.
Sự kiện được theo dõi là các tương tác của người dùng trên website mà Google Analytics ghi nhận. Nếu người dùng tương tác với một Tracked Event như bật video và sau đó thoát hoặc làm mới trang, thì điều này sẽ không ảnh hưởng đến tỷ lệ Bounce Rate.
Sử dụng Tracked Event vừa quảng bá thương hiệu, vừa không làm tăng tỷ lệ bounce rate cho website
Khi website có từ 2 GATC giống nhau trở lên, ít nhất 2 GIF Request sẽ được thực hiện. Vì thế, lượt truy cập vào trang này sẽ không được xem xét là một lần thoát trang.
Nếu bạn đang tìm hướng giải quyết cho trang web đang có tỷ lệ thoát trang cao thì đừng bỏ lỡ nội dung tiếp tiêp đây. Để giảm tỷ lệ bounce rate nhanh chóng bạn có thể:
Traffic kém chất lượng là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ thoát trang cao trên website. Để giảm tỷ lệ thoát trang, các biện pháp nên áp dụng bao gồm:
Xây dựng backlink chất lượng
Một trong những lý do chính khiến người dùng nhanh chóng rời bỏ trang web là tốc độ tải trang chậm. Để khắc phục điều này, bạn cần tập trung vào việc loại bỏ các nguyên nhân gây ra việc website tải chậm trên mọi thiết bị truy cập. Một số vấn đề phổ biến bao gồm: dung lượng ảnh quá lớn, việc sử dụng giao diện web nặng nề, dịch vụ hosting không đáng tin cậy, vấn đề với bộ nhớ cache và không tối ưu hóa dữ liệu.
Nội dung trong bài viết phải đúng với tiêu đề và phần mô tả, tránh việc gây hiểu nhầm hoặc đánh lừa đọc giả. Nếu người dùng không tìm thấy thông tin họ mong đợi, họ sẽ nhanh chóng rời bỏ trang. Để giữ chân khách truy cập, bài viết cần chứa nội dung hấp dẫn, thú vị và khả năng kích thích đọc giả tiếp tục khám phá, nhằm giảm thiểu tỷ lệ rời bỏ trang.
Chú trọng xây dựng nội dung bài viết đúng với nhu cầu tìm kiếm người dùng
Một cách hiệu quả để giảm bounce rate là kế hoạch liên kết nội bộ một cách thông minh và hợp lý. Việc này giúp tạo ra sự quan tâm và kích thích sự tò mò của người truy cập, khuyến khích họ tìm hiểu thêm thông tin. Quan trọng hơn, việc sử dụng liên kết nội bộ giúp dẫn dắt người đọc di chuyển đến các trang khác trên website.
Khi truy cập một website, việc xuất hiện ngay lập tức các cửa sổ pop-up quảng cáo có thể gây khó chịu cho người dùng, khiến họ muốn rời trang nhanh chóng. Vì vậy, khi áp dụng pop-up vào trang web của mình, bạn cần suy nghĩ cẩn thận. Tránh việc quảng cáo xuất hiện kéo dài và nội dung không phù hợp, vì điều này sẽ dễ khiến người truy cập mất kiên nhẫn và thoát trang.
Khi người dùng tìm thấy nhiều bài viết liên quan đến chủ đề họ đang quan tâm, họ có xu hướng tiếp tục nhấp vào các liên kết để đọc bài viết tiếp theo. Như vậy, tỷ lệ người ra đi ngay sau khi truy cập trang web gần như là rất thấp.
Gợi ý bài viết liên quan cùng chủ đề đang tìm kiếm của người đọc
Khi đang thích thú với một nội dung hấp dẫn, việc một quảng cáo đột ngột xuất hiện thực sự làm giảm sự hứng thú của độc gủa. Trong tình huống này, người xem có thể chờ quảng cáo kết thúc và tiếp tục nội dung hoặc họ sẽ chọn rời đi ngay khi quảng cáo xuất hiện. Do đó, việc quyết định đặt quảng cáo ở đâu trên website cần được xem xét một cách cẩn trọng.
Sau những thông tin mà Vinalink đã chia sẻ, hy vọng rằng bạn đã nắm bắt được khái niệm về Bounce rate, biết được mức tỷ lệ thoát trang là bao nhiêu thì được coi là tốt, cũng như biết cách làm sao để cải thiện và tối ưu tỷ lệ này. Bằng việc hiểu rõ, bạn sẽ có hướng đi phù hợp để đạt được hiệu suất tốt cho trang web của mình.
Thông tin liên hệ: