CẨM NANG  Cẩm nang SEO

Canonical là gì? Cách sử dụng Canonical tối ưu SEO hiệu quả 2023

18:21 | 22/11/2023

Trùng lặp nội dung giữa các website là một trường hợp khá phổ biến, khiến cho công cụ tìm kiếm khó đánh giá và gây ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng website của bạn. Để giải quyết vấn đề đó, hôm nay, Vinalink giới thiệu đến bạn thẻ meta Canonical. Vậy Canonical là gì? Đâu là cách sử dụng Canonical để tối ưu SEO hiệu quả? Tất cả sẽ được bật mí ngay sau đây.

Thẻ Canonical là gì?

Thẻ canonical là thẻ mà khi bạn gắn nó vào một liên kết, công cụ tìm kiếm sẽ nhận dạng URL đó đang là bản sao của một URL gốc - URL mà bạn muốn công cụ tìm kiếm hiển thị nó trên trang kết quả.

Nói một cách dễ hiểu hơn, thẻ canonical giúp hợp nhất các liên kết có nội dung tương tự hoặc trùng lặp nhau.

Canonical HTML là gì?

Tại sao canonical tag lại quan trọng trong SEO?

Khi một website được xây dựng đủ lâu với rất nhiều bài viết, lượng thông tin sẽ nhiều hơn, từ đó dẫn đến việc có nhiều trang chứa nội dung tương tự, hoặc trùng lặp nhau. Việc trùng lặp nội dung quá nhiều có thể sẽ bị các công cụ tìm kiếm phạt, kéo thứ hạng website của bạn giảm xuống.

Khi công cụ tìm kiếm phát hiện ra các URL có nội dung tương tự hoặc giống nhau, mà các URL đó đều đủ điều kiện index và xếp hạng cho một từ khóa nhất định, các URL này sẽ được công cụ tìm kiếm lựa chọn và xếp hạng trên trang kết quả. Điều này sẽ khiến cho URL mà bạn mong muốn “lên top” bị đe dọa thứ hạng. Vậy, vai trò của thẻ canonical là gì để ngăn chặn tình huống đó?

  • Chỉ định một URL mà bạn mong muốn nó nằm trong trang kết quả tìm kiếm
  • Hợp nhất với các URL có nội dung tương tự hoặc trùng lặp
  • Dễ dàng hơn trong việc theo dõi chỉ số của một từ khóa, chủ đề hay sản phẩm
  • Quản lý các nội dung được phân phối ở nhiều miền khác nhau
  • Ưu tiên thu thập dữ liệu URL của bạn: gắn canonical tag giúp Googlebot tập trung khai thác dữ liệu từ URL của bạn thay vì dành thời gian có những URL có nội dung tương tự.
Vai trò của thẻ Canonical là gì?

 

Link rel = Canonical nên dùng trong trường hợp nào?

Website có nhiều phiên bản khác nhau

Website có thể có nhiều phiên bản khác nhau, song sẽ cùng trỏ về một trang đích. Ví dụ:

  • https://vinalink.com/ke-hoach-seo-tong-the/
  • https://vinalinkacademy.com/ke-hoach-seo-tong-the/

Thiết lập cho URL động với trang tìm kiếm, bộ lọc, hoặc ID phiên hoạt động…

Ví dụ:

  • https://vinalink.com/?s=adword
  • https://vinalink.com/?gclid=adword

Hệ thống Blogs tự động lưu nhiều URL khi lưu nội dung dưới nhiều chuyên mục khác nhau

Ví dụ:

  • https://vinalink.edu.vn/cac-khoa-hoc/content-marketing/
  • https://vinalink.edu.vn/cac-khoa-hoc/

Bài viết được phân phối trên nhiều tên miền khác nhau

Ví dụ: 

  • https://vinalink.com/viet-bai-chuan-seo-cho-web/
  • https://blog.vinalink.com/viet-bai-chuan-seo-cho-web/
Sử dụng Canonical tag khi bài viết được phân phối trên nhiều tên miền khác nhau

 

Nội dung được phân phối trên nhiều biến thể web khác nhau http/https hay www/non-www

Ví dụ:

  • http://vinalink.com/viet-bai-chuan-seo-cho-web/
  • https://vinalink.com/viet-bai-chuan-seo-cho-web/

Nội dung có nhiều phần, vd phần 1, phần 2, phần 3

Ví dụ:

  • https://vinalink.com/thiet-ke-website-phan-1/
  • https://vinalink.com/thiet-ke-website-phan-2/

Cách sử dụng Canonical tối ưu SEO website

Cấu trúc đầy đủ của thẻ canonical là:

. Lưu ý đặt cú pháp này trong cặp thẻ của trang.

Thiết lập Canonical với Yoast SEO trong WordPress

QUy trình thiết lập canonical với Yoast SEO trong WordPress khá đơn giản chỉ với 2 bước:

  • Bước 1: Cài đặt Plugins Yoast SEO
Cài đặt Plugins Yoast SEO

 

  • Bước 2: Sau khi cài đặt và khởi động, bạn chỉ cần chỉnh sửa hoặc thêm mới bài viết
  • Bước 3: Trong phần nâng cao của Yoast SEO, tím đến phần Canonical URL và thiết lập URL chuẩn.
Thiết lập URL chuẩn tại đây

 

Hướng dẫn kiểm tra thẻ canonical tags đã được thiết lập hay chưa

Một lỗi khá phổ biến khi gắn canonical tags là trỏ nó vào một URL bị chặn bởi tệp robots.txt hoặc bị đặt thành “noindex”. Điều này gây khó khăn cho công cụ tìm kiếm trong quá trình đánh giá URL. Sau đây là một số cách để bạn kiểm tra:

Kiểm tra bằng cách xem nguồn trang

Bước 1: Click chuột phải vào một trang web, chọn “view page source”. Trang mã nguồn sẽ hiển thị

Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F, nhập cụm từ rel = “canonical” và xem nó có xuất hiện hay không. Nếu có thì thẻ canonical tags đã được thiết lập.

Kiểm tra bằng công cụ Mozbar, SeoQuake…

Mozbar và SeoQuake là 2 công cụ SEO giúp kiểm tra thẻ canonical mà Vinalink muốn giới thiệu đến các bạn.

  • Mozbar

Bước 1: Truy cập vào cửa hàng Chrome và cài đặt tiện ích Mozbar

Bước 2: Mở trang muốn kiểm tra thẻ canonical. Sau đó bạn nhấp vào biểu tượng Mozbar, tiếp đến nhấp chuột vào biểu tượng kính lúp ở góc trái của trang và chọn Page Analysis

Bước 3: Chọn General Attributes. Các thông tin về thẻ canonical sẽ hiện ở dòng Rel = “Canonical”. Cuối cùng, bạn kiểm tra xem URL đã chính xác hay chưa và hoàn thành.

Mọi thông tin sẽ được trình bày ở dòng Rel = “Canonical”

 

  • SEOQuake

Bước 1: Truy cập vào cửa hàng Chrome và cài đặt tiện ích SEOQuake

Bước 2: Mở trang muốn kiểm tra thẻ canonical. Sau đó bạn nhấp vào biểu tượng SEO Quake. Cửa sổ mở ra, bạn chọn Diagnosis. Lúc này, thẻ canonical sẽ hiển thị ở dòng canonical. Cuối cùng, bạn kiểm tra xem URL đã chính xác hay chưa và hoàn thành.

Kiểm tra thẻ canonical bằng SEOQuake

 

2 lưu ý khi sử dụng Canonical

Khi sử dụng canonical tag, bạn cần chú ý 2 lưu ý dưới đây: 

Đặt sai vị trí thẻ liên kết rel=”canonical”

Vị trí chính xác của thẻ rel=”canonical” là nằm ở trong trong cặp thẻ mở đóng

của trang.

Một lỗi sai thường thấy là các bạn đặt thẻ canonical trong thẻ

. Điều này sẽ khiến công cụ tìm kiếm bỏ qua thẻ và khiến thẻ trở nên vô nghĩa, không có tác dụng.

Thông báo gây lẫn lộn

Các thông báo lẫn lộn gây hiểu nhầm cho công cụ tìm kiếm. Cụ thể:

Khai báo Canonical chồng chéo hoặc thành 1 vòng lặp:

Khi sử dụng canonical tag, bạn hãy gắn thẻ theo một trình tự rõ ràng. Tránh trường hợp gắn thẻ thành một vòng lặp. Chẳng hạn như gắn canonical tag từ trang A sang trang B và ngược lại, từ trang B sang trang A, hay khai báo chồng chéo (A → B, B → C, C → D). Như vậy sẽ khiến các công cụ tìm kiếm khó khăn trong việc đánh giá và bỏ qua thẻ.

Khai báo Canonical chồng chéo hoặc thành 1 vòng lặp:

 

Thiết lập trang chuẩn không đủ điều kiện Index:

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh gắn thẻ canonical dẫn đến một trang đang bị chặn bởi tệp robots.txt, hoặc đang thiết lập thuộc tính Noindex.

Trên đây là những chia sẻ đến từ kinh nghiệm dày dặn của đội ngũ nhân sự tại Vinalink, trả lời cho câu hỏi “canonical là gì”, cũng như vai trò của thẻ trong việc tối ưu hóa SEO cho website. Hy vọng những chỉ dẫn trên sẽ bổ ích và thúc đẩy quá trình tăng trưởng thứ hạng cho website của bạn. Chúc các bạn thành công!

Call Zalo Messenger