Theo định nghĩa của Google [1] tỷ lệ nhấp hay CTR - Click Through Rate là “số lượt nhấp mà quảng cáo nhận được chia cho số lượt hiển thị quảng cáo”. Ví dụ Website của bạn có 10 lượt click trên 100 lượt hiển thị thì CTR sẽ là 10%. Hiểu đúng hơn CTR sẽ cho biết tần suất người dùng click vào quảng cáo mà bạn đã lên chiến dịch từ trước.
Tỷ lệ nhấp góp phần giúp doanh nghiệp đo lường được sự hiệu quả của nội dung hay quảng cáo với người dùng. Đối với SEO, CTR càng cao càng ho thấy rằng nội dung mà Website đang cung cấp thu hút và phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Đối với các chiến dịch Marketing Online, tỷ lệ lượt nhấp - CTR sẽ tỷ lệ thuận với sự hiệu quả của chiến dịch.
Làm sao để tính Click Through Rate một cách chính xác nhất? Như đã trình bày trong nội dung bàn về khái niệm của “ CTR là gì” thì tỷ lệ nhấp được tính bằng cách lấy số lần click chia cho số lần hiển thị rồi nhân với 100 để chuyển dạng phần trăm. Ví dụ sau khi tiến hàng Audit Content trên Website bạn tổng số lần xuất hiện của keyword “ CTR là gì” là 4000 và đã nhận được 200 click thì CTR lúc này sẽ bằng 5%.
Theo công thức trên, bạn có thể thấy:
Trước khi tìm hiểu rõ hơn về CTR AdWords bạn cần hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của Google AdWords. Cụ thể, khi bạn muốn quảng cáo cho bài viết A bạn cần tiến hành thầu một mức chi phí nhấp - Cost Per Click/ CPC cho Website của mình. Hiểu đúng hơn CPC chính là số tiền bạn phải trả cho mỗi click vào quảng cáo của mình. Vậy CTR trong AdWords là gì và nó có vai trò như thế nào?
Tương tự câu trả lời về “ CTR là gì” mà Vinalink Academy vừa trình bày ở trên thì Click Through Rate AdWords được hiểu là chỉ số đánh giá hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo trên Google. Theo đó, CTR sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nhất - CPC hay toàn bộ chi phí và hiệu quả của chiến dịch Google Ads mà doanh nghiệp thiết lập.
Một Google Ads có CTR cao tương đồng với việc quảng cáo mà doanh nghiệp cung cấp có chất lượng cao và hữu ích với người dùng. Hiểu đúng hơn, quảng cáo có CTR cao thường được Google đánh giá cao hơn hay có vị trí hiển thị tốt hơn. Để cải thiện CTR trong AdWords bạn cần xây dựng những chiến dịch quảng cáo hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của khách hàng mục tiêu mà công ty hướng đến.
Bên cạnh việc sử dụng CTR để đo lường hiệu quả trong chiến dịch Google Ads, bạn cũng có thể sử dụng tỷ lệ nhấp này để làm tài liệu tham khảo cho các chiến dịch sau. Dựa vào những dữ liệu này, doanh nghiệp có thể tiến hành điều chỉnh một số chỉ số nhất định để chiến dịch Google AdWords tối ưu hóa hiệu suất nhất có thể.
Trong SEO Website thì CTR sẽ phản ánh trực tiếp mức độ liên quan và hấp dẫn của nội dung trang. Cụ thể tỷ lệ nhấp sẽ cao hơn với các URL có chủ đề có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ví dụ trong bài viết “ Content chuẩn SEO” người dùng sẽ có xu hướng quan tâm đến chủ đề “ Nghiên cứu từ khóa” hơn là “ Social Entity”. Nói cách khác CTR trong SEO sẽ phản ánh rõ rệt tính liên quan cũng như sự hấp dẫn trong nội dung của toàn site.
Bên cạnh đó, CTR cũng tác động đến lượng truy cập - Traffic của toàn site. Một CTR cao đồng nghĩa với việc có nhiều người dùng hơn click vào Website từ kết quả tìm kiếm từ đó dẫn đến tăng lưu lượng truy cập cho trang. Điều này cũng góp phần nào đó ảnh hưởng đến xếp hạng của URL với các đối thủ khác cùng ngành.
Một Tips hay để tăng tỷ lệ nhấp trên trang bạn nên tiến hành xây dựng Internal Link cho toàn site. Những liên kết nội bộ cùng chủ đề, đơn giản và dễ hiểu có thể làm tăng CTR của Website. Bên cạnh đó, vị trí đặt Internal Link cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng tỷ lệ nhấp của người dùng.
Không thể phủ nhận Click Through Rate là một phần quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của Google Ads hay SEO. Tuy nhiên khi tiến hành phân tích CTR bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng như sau:
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được câu trả lời chính xác cho câu hỏi “CTR là gì”. Trên thực tế không phải lúc nào tỷ lệ nhấp cao cũng đem lại hiệu quả cao, mỗi chiến dịch sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Do vậy bạn cần linh động cũng như nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện các chiến dịch thúc đẩy CTR cho Website của mình.