CẨM NANG  Cẩm nang SEO

Google Trends là gì? Cách sử dụng Google Trends để SEO hiệu quả

20:01 | 20/05/2024

Google Trends là một công cụ miễn phí của Google, cho phép bạn nhanh chóng xem xu hướng tìm kiếm của người dùng theo từng khu vực và thời gian. Nếu bạn chưa biết Google Trends là gì và đang trong quá trình tìm hiểu công cụ này, đây là bài viết dành cho bạn.

Trong bài viết này Vinalink sẽ giới thiệu tới bạn A-Z về Google Trend và 11 cách dùng công cụ này để SEO hiệu quả.

 

Những lợi ích từ việc biết cách sử dụng Google Trends

Google Trends là một công cụ hữu ích cho những ai làm SEO, Content marketing, nghiên cứu thị trường hay bất cứ ngành nghề nào liên quan đến Marketing online. Bằng cách sử dụng Google Trends, bạn có thể:

  • Phát hiện được những xu hướng mới nhất và nóng hổi trên internet.
  • Tìm hiểu được nhu cầu và hành vi tìm kiếm của người dùng.
  • Dự đoán được xu hướng tương lai và lập kế hoạch cho chiến dịch marketing của bạn.
  • Tối ưu hóa từ khóa và nội dung cho website của bạn.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh và chiến lược marketing của họ.

Hướng dẫn dùng Google Trends dành cho người mới

Để bắt đầu sử dụng Google Trends, bạn chỉ cần truy cập vào trang web https://trends.google.com và nhập từ khóa bạn muốn tìm hiểu vào ô tìm kiếm. Sau đó, bạn sẽ thấy một biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của người dùng đối với từ khóa đó trong khoảng thời gian bạn chọn. Bạn có thể điều chỉnh các tiêu chí sau để lọc kết quả tìm kiếm:

  • Thời gian: Bạn có thể chọn khoảng thời gian từ 1 giờ trước hoặc theo ngày, tuần, tháng, năm tuỳ theo nhu cầu tìm kiếm của mình. Thời gian xa nhất để có thể tra cứu Google Trend là từ năm 2004 đến nay.
  • Vị trí: Bạn có thể chọn toàn thế giới hoặc theo từng quốc gia, khu vực, thành phố.
  • Loại thiết bị: Bạn có thể chọn web search (tìm kiếm website), image search (tìm kiếm hình ảnh), news search (tìm kiếm tin tức), tìm kiếm Google mua sắm hoặc YouTube search (tìm kiếm video).
  • Danh mục: Bạn có thể lựa chọn các danh mục theo nhu cầu nghiên cứu theo từng lĩnh vực như giáo dục, giải trí, y tế, du lịch…

Ngoài ra, với Google Trends, bạn cũng có thể xem thêm các thông tin khác như:

  • Các chủ đề liên quan: Những chủ đề có liên quan đến từ khóa bạn nhập, được sắp xếp theo mức độ quan tâm “đột phá” hoặc mức độ phổ biến.
  • Các cụm từ tìm kiếm có liên quan: Những từ khoá mà người dùng thường tìm kiếm liên quan đến từ khóa bạn nhập.
  • Các xu hướng nổi bật: Những chủ đề đang được quan tâm nhiều nhất trên internet trong khoảng thời gian bạn chọn.

Cách dùng Google Trend để xây dựng chiến thuật SEO

Google Trend là một công cụ không thể thiếu cho những ai làm SEO, vì nó giúp bạn hiểu được nhu cầu và hành vi tìm kiếm của người dùng, cũng như những xu hướng mới và cạnh tranh trên thị trường. Dưới đây là một số cách bạn có thể sử dụng Google Trend để xây dựng chiến thuật SEO hiệu quả:

Tìm hiểu về số lượng Keyword Traffic

Bạn có thể sử dụng Google Trend để xem Keyword Traffic của từ khóa bạn muốn SEO. Dù thông lưu lượng tìm kiếm trên nền tảng này chỉ là con số ước lượng, không có số cụ thể nhưng đây là dữ liệu cần thiết để các SEOer hiểu được mức độ quan tâm của người dùng về chủ đề đó như thế nào để có chiến lược nghiên cứu từ khoá, content phù hợp nhất cho dự án của mình.

Thu thập Insight cho Content Marketing

Google Trends còn là một công cụ hữu ích để thu thập thông tin cho chiến lược Content Marketing của bạn. Khi quan sát dữ liệu từ Google Trends để thực hiện chiến lược Content Marketing, có hai góc nhìn quan trọng cần xem xét: thời kỳ dài hạn và thời kỳ ngắn hạn.

Insight dài hạn

Insight dài hạn được hiểu là những nhu cầu/vấn đề “thời nào cũng có”, chúng tồn tại và xảy ra liên tục trong thời gian dài và vẫn sẽ tiếp diễn trong tương lai (ví dụ như: chủ đề nuôi dạy con, tìm quán ăn ngon, nơi sửa điện thoại uy tín,...). 

Để có cái nhìn toàn diện về insight dài hạn, bạn nên điều chỉnh Google Trends để xem lưu lượng truy cập trong 5 năm trở lại đây. Thông tin này sẽ giúp bạn nắm bắt về sự thay đổi mới nhất của hành vi khách hàng theo thời gian để tạo nội dung hấp dẫn và phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu.

Trường hợp 1: Xu hướng đi lên trong dài hạn:

Nếu bạn nhận thấy có xu hướng quan tâm vấn đề tăng, điều này chỉ ra rằng chủ đề này vẫn đang hot và có tiềm năng để thu hút khách hàng. Việc cần làm của bạn là tập trung đầu tư thêm vào những chủ đề này để tối ưu hóa hiệu suất hút traffic của website bạn.

Trường hợp 2: Xu hướng đi xuống trong dài hạn:

Ngược lại, nếu biểu đồ trong thời gian dài thể hiện xu hướng giảm, dù vẫn có lượt khán giả quan tâm nhưng điều này dự báo nhu cầu/vấn đề này đang dần trở nên lỗi thời. VD: Chủ đề “iphone lock” đã từng rất hot vào thời điểm từ năm 2016-2020, tuy nhiên sau đó thấp dần bởi giá iPhone chính hãng hiện tại đã rất hợp lý, khiến sự quan tâm đến iPhone lock giảm sút mạnh mẽ.

Nếu gặp tình trạng này, bạn cần điều chỉnh chiến lược để tìm những chủ đề khác thu hút khách hàng tốt hơn.

Insight ngắn hạn

Insight ngắn hạn là những thông tin về xu hướng tìm kiếm trong một khoảng thời gian ngắn, thường bắt nguồn từ những vấn đề liên quan đến scandal, drama hoặc các vấn đề xã hội, chính trị nổi bật xảy ra bất ngờ. 

Để nắm bắt được loại insight này, bạn nên thu ngắn lại khoảng thời gian biểu đồ xuống theo giờ/ngày/tuần/tháng trên Google Trend để theo dõi các xu hướng trong ngắn hạn và các chủ đề đang được quan tâm nhiều nhất trên internet trong thời điểm đó. Bằng cách này, bạn có thể tạo ra các content bắt “trend” nhanh chóng, hút được lượng traffic lớn cho thương hiệu mình.

11 Cách sử dụng Google Trend SEO hiệu quả nhất

Ngoài những cách đã nêu ở trên, bạn còn có thể sử dụng Google Trend theo những cách sau để SEO hiệu quả nhất:

Giúp Nghiên cứu từ khóa và từ tìm kiếm từ khóa liên quan

Google Trends là một công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí cực kỳ hữu ích cho các SEOer, giúp bạn có thể dễ dàng khám phá được mức độ tiềm năng của từ khoá mình muốn nghiên cứu. Khi bạn nhập từ khóa cần tìm kiếm vào ô tìm kiếm trên trang chủ, Google Trends sẽ cung cấp một biểu đồ minh họa lưu lượng traffic từ khóa đó trong suốt một năm gần đây. Để theo dõi sâu hơn, bạn có thể mở rộng khoảng thời gian để có thể sự biến động của từ khóa theo thời gian và dự đoán xu hướng tương lai. 

Ngoài ra, Google Trend cũng cung cấp cho những từ khoá liên quan cũng được quan tâm và những từ khoá có lượt quan tâm đột phá để bạn có thể có chiến lược phủ content tốt nhất. Khi từ khoá được gắn với từ “đột phá”, điều này có nghĩa đây là keyword có tỷ lệ tìm kiếm tăng hơn tới 5000%, bạn cần phải cực kỳ quan tâm đến những loại từ khoá này để gia tăng nhanh chóng lưu lượng truy cập vào trang mình.

Tựu chung lại, với Google Trend, bạn có thể tìm ra những từ khóa đang trên đà tăng nhanh, tránh những từ khóa đã lỗi thời để từ đó định hình chiến lược nội dung một cách tối ưu nhất cho chiến dịch SEO của bạn.

Tìm ra những chủ đề liên quan

Google Trend giúp bạn tìm ra những chủ đề liên quan đến từ khóa bạn nhập bằng cách xem những xu hướng nổi bật trên internet trong khoảng thời gian, danh mục, vị trí theo mong muốn. Bạn có thể sử dụng những chủ đề liên quan này để tạo ra các nội dung mới và hấp dẫn cho website của mình để thu hút lượt traffic đến website của mình.

Tối ưu Local SEO

Local SEO là chiến lược tối ưu hóa website cho những người dùng tìm kiếm theo vị trí địa lý cụ thể. Google Trend giúp bạn tối ưu Local SEO, bằng cách cho bạn biết được xu hướng tìm kiếm của người dùng theo từng quốc gia, khu vực, thành phố. Bạn có thể sử dụng thông tin này để chọn ra những từ khóa phù hợp với địa phương của bạn, hoặc để tạo ra nội dung mang tính địa phương hơn.

Phân tích Google Trends dựa trên bối cảnh

Google Trend giúp bạn phân tích xu hướng tìm kiếm dựa trên từng bối cảnh nhất định bằng cách cho bạn phép bạn xem lưu lượng tìm kiếm của một từ khoá theo thời gian. 

Quay lại ví dụ “iphone lock” mà Vinalink đã đề cập ở trên, năm 2016-2020 là thời điểm dòng sản phẩm iPhone lock xách tay được ưa chuộng rất nhiều bởi giá rẻ hơn iPhone chính hãng tới 4-5 triệu tuỳ phiên bản. Do đó, thời điểm này trên Google “bùng nổ” lượt tìm kiếm theo từ khoá này. 

Tuy nhiên, từ năm 2021 trở đi, iPhone chính hãng đã có giá hợp lý hơn khiến người dùng từ bỏ iPhone lock. Điều này khiến traffic của từ khoá “iphone lock” hiện tại giảm sút mạnh mẽ.

Ta có thể thấy rằng, muốn tìm được những keyword có giá trị, bạn cần gắn thêm bối cảnh khi nghiên cứu từ khoá. Để tìm kiếm từ khoá theo bối cảnh, bạn có thể dùng một hoặc nhiều cách trong các phương pháp sau:

  • So sánh các từ khoá với nhau bằng chế độ “Compare”
  • Lựa chọn các khung thời gian để nghiên cứu lưu lượng tìm kiếm từ khoá theo từng thời kỳ.
  • Lựa chọn vị trí, danh mục để thu nhỏ chuẩn xác hoá quy mô tìm kiếm.

Nâng cao tùy chọn tìm kiếm cụ thể, chuyên sâu

Ngoài nghiên cứu thông qua chế độ tìm kiếm web mặc định, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm nhiều ý tưởng, chủ đề viết bài khác cho website của mình thông qua các chế độ nghiên cứu chuyên sâu của Google Trend. Chẳng hạn như:

  • Tìm kiếm hình ảnh: Bằng cách chọn tùy chọn này, bạn có thể theo dõi xu hướng khách hàng tìm kiếm thông qua hình ảnh. Chế độ này cực kỳ phù hợp nếu khách hàng ngành nghề tìm kiếm nhiều đến hình ảnh, chẳng hạn như: Thời trang, bất động sản, xe,...
  • Tìm kiếm tin tức: Tùy chọn này cho phép bạn xem các xu hướng tìm kiếm liên quan đến tin tức và sự kiện nổi bật. Điều này có thể giúp bạn nắm bắt những vấn đề mới nổi và tối ưu hóa nội dung liên quan.
  • Google Shopping: Nếu bạn kinh doanh sản phẩm, tùy chọn này sẽ giúp bạn xem xu hướng tìm kiếm liên quan đến sản phẩm và mua sắm trực tuyến. Đây là chế độ cực kỳ phù hợp nếu chiến lược SEO của bạn hướng tới chuyển đổi, tăng doanh thu bán hàng
  • Tìm kiếm trên Youtube: Đây là tùy chọn dành riêng cho việc nghiên cứu xu hướng tìm kiếm trên nền tảng video của Youtube. Chế độ này hữu ích nếu bạn đang thực hiện chiến lược SEO Youtube cho thương hiệu của mình.

Khám quá xu hướng tìm kiếm theo vị trí địa lý

Mỗi thị trường, mỗi địa phương sẽ có thị hiếu khác nhau. Google Trend giúp bạn khám quá xu hướng tìm kiếm theo vị trí địa lý, bằng cách cho bạn biết được mức độ quan tâm của người dùng đối với từ khóa bạn nhập ở các khu vực khác nhau trên bản đồ. Bạn có thể sử dụng thông tin này để xác định được thị trường tiềm năng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, từ đó tạo ra nội dung sao cho phù hợp với tệp khách hàng bạn nhắm đến.

Dự đoán xu hướng

Nhờ vào biểu đồ kéo dài tới năm 2004, Google Trend giúp bạn xem và đánh giá xu hướng tìm kiếm của khách hàng trong khoảng thời gian rất dài trong quá khứ và hiện tại. Nhờ những dữ liệu đó, bạn có thể dự đoán xu hướng tương lai của chủ đề bạn đang nhắm đến, từ đó lập kế hoạch “đi tắt - đón đầu” để đánh bại đối thủ cho chiến dịch SEO của bạn.

Sử dụng cụm từ khóa dài để truyền cảm hứng nội dung

Với những từ khoá ngắn, ví dụ như: “mỹ phẩm dưỡng da” là một từ khoá cực kỳ khó để cạnh tranh trên SERP (bảng kết quả tìm kiếm). Thay vào đó, bạn nên sử dụng từ khoá đuôi dài (ví dụ như “mỹ phẩm dưỡng da nào tốt cho người da dầu” chẳng hạn) thường có tính cạnh tranh thấp hơn để dễ dàng lên TOP và thu được lượng traffic có nhu cầu cụ thể hơn.

Google Trend hoàn toàn có thể giúp bạn tìm được những dạng từ khoá như thế này. Bạn chỉ cần tìm kiếm với từ khoá của một chủ đề lớn trên mục tìm kiếm, sau đó Google Trend sẽ gợi ý cho bạn những chủ đề liên quan có mức quan tâm cao với tính cạnh tranh thấp hơn để bạn thêm vào bảng nghiên cứu từ khoá của mình.

Sử dụng dữ liệu tối ưu hóa video

Google Trend giúp bạn sử dụng dữ liệu tối ưu hóa video, bằng cách cho bạn biết được xu hướng tìm kiếm video trên YouTube liên quan đến từ khóa bạn nhập. Bạn có thể sử dụng thông tin này để tạo ra video có nội dung phù hợp với xu hướng tìm kiếm của người dùng và thực hiện các bước kỹ thuật như: tối ưu hóa tiêu đề, mô tả, thẻ và thumbnail cho video của bạn.

Sử dụng Google Trends theo chu kỳ để định vị thương hiệu

Google Trend còn là công cụ đắc lực giúp bạn tìm ra các xu hướng theo chu kỳ mùa vụ như: Lễ tết, mùa cưới,... Bạn nên sử dụng thông tin này để xác định được thời điểm thích hợp để viết trước những nội dung quảng cáo để khách hàng có thể thấy được bạn khi thời điểm mùa vụ đó tới. 

Ví dụ: Chủ đề Quần áo thu đông sẽ có xu hướng tìm kiếm nhiều vào cuối năm. Trước đó, bạn nên nghiên cứu các nhóm từ khoá và viết bài liên quan đến trend thời trang thu đông của năm để nhanh chóng thu hút khách hàng khi mùa đông tới.

Xác định các điểm chết và lệch xu hướng

Google Trend giúp bạn xác định các điểm chết và lệch xu hướng, bằng cách cho bạn biết được xu hướng tìm kiếm của từ khóa bạn có phải chỉ là sự tăng trưởng mang tính tạm thời hay không. Ví dụ như: Từ khoá “Áo gió nam” sẽ tăng đột biến khi bắt đầu mùa thu đông, sau đó sẽ giảm dần khi mùa hè chuẩn bị tới. Dữ liệu này sẽ giúp SEOer triển khai SEO từ khoá đúng thời điểm để thu traffic một cách tối ưu và bền vững hơn.

Google xu hướng dành cho Local Search năm 2023

Để tiếp cận và thu hút khách hàng tốt hơn trong 2023, SEOer cần cập nhật ngay hai xu hướng đáng chú ý trong Google Trends Search đó là “Zero Click Searches” và "Near Me" Searches. 

Cùng tìm hiểu nhé!

Zero Click Searches

Google hiện nay đang cải tiến công cụ tìm kiếm của họ sao cho người dùng có thể tìm kiếm thông tin nhanh nhất ngay trên bảng tìm kiếm thông qua các thẻ thông tin, box trả lời mà không phải click chuột vào web - đây được gọi là Zero Click Searches. Theo thống kê, có trên 50% người dùng hiện nay có thể tìm kiếm thông tin mà không cần nhấp chuột, điều này mang lại sự tiện lợi rất lớn cho người dùng.

Để nằm trong top danh sách Zero Click Searches, việc xây dựng và quản lý Google My Business Profile và đăng ký khai báo Schema là rất quan trọng. Điều này giúp Google hiểu được thương hiệu và nội dung website của bạn tốt hơn, từ đó đề xuất lên thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm. 

Near Me Searches

Ngoài Zero Click Searches, từ khoá "near me" hoặc “gần đây” cũng ngày càng phổ biến với lượt tìm kiếm trong năm 2022 tăng 150% so với năm 2021. Điều này đặt ra yêu cầu cao về việc tối ưu hóa cho các từ khoá địa phương. Thay vì phải nhập địa chỉ dài dòng, chỉ cần người dung tìm từ khoá với cụ pháp “điều cần tìm + gần tôi” là Google sẽ đưa ra hàng loạt các gợi ý phù hợp quanh nơi khách hàng đang ở.

Điều này yêu cầu các SEOer cần phải tối ưu tốt Google My Business, Google Map để xuất hiện ở thứ hạng cao nhất trong công cụ tìm kiếm.

Những lưu ý khi sử dụng Google Trends

Google Trend là một công cụ rất hữu ích cho SEO, nhưng cũng có một số lưu ý mà bạn cần biết khi sử dụng nó:

  • Google Trend không cung cấp volume (lưu lượng tìm kiếm) chính xác: Google Trend không cho bạn biết được số lượng lượt tìm kiếm chính xác của một từ khóa, mà chỉ cho bạn biết được mức độ quan tâm của người dùng đối với từ khóa đó so với tổng số lượt tìm kiếm trong một khoảng thời gian. Do đó, bạn không nên chỉ dựa vào Google Trend để chọn ra từ khóa cho SEO, mà cần kết hợp với các công cụ khác như Google Keyword Planner, Ahrefs hay SEMrush.
  • Google Trend không cung cấp độ khó từ khoá: Google Trend không cho bạn biết được độ khó của một từ khóa, mà chỉ cho bạn biết được độ cạnh tranh của từ khóa đó so với các từ khóa khác. Do đó, bạn không nên chỉ dựa vào Google Trend để đánh giá độ khó của từ khóa cho SEO, mà cần kết hợp với các công cụ khác như Moz, Ahrefs hay SEMrush.
  • Nhiều từ khoá không hiển thị do lượng volume thấp: Với những nhóm từ khoá có volume thấp (khoảng dưới 100) rất có thể sẽ không hiển thị trên Google Trends. Điều này có thể gây rủi ro bỏ lỡ từ khoá nếu bạn chỉ nghiên cứu từ khoá bằng công cụ này.

Google Trend là một công cụ miễn phí và mạnh mẽ của Google, giúp bạn xem xu hướng tìm kiếm của người dùng của từng khu vực cụ thể theo từng giai đoạn thời gian. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Google Trend và cách sử dụng nó để SEO hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Call Zalo Messenger