CẨM NANG  Cẩm nang SEO

Giải đáp mô hình doanh thu của shopee? Shopee kiếm tiền như thế nào?

19:15 | 20/05/2024
Hiện nay, ngày càng có nhiều người tự kinh doanh bán hàng online. Họ cũng tò mò về cách mà Shopee kiếm tiền như thế nào để hiểu rõ về nền tảng thương mại điện tử mà họ tham gia. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu mô hình doanh thu của Shopee, từ đó hiểu cách mà nền tảng này thu về lợi nhuận và duy trì sự phát triển ổn định.
  •  

 

Tổng quan về sàn thương mại điện tử Shopee

Shopee là một nền tảng thương mại điện tử, có trụ sở tại Singapore và là một phần của tập đoàn SEA , được thành lập bởi Forrest Li vào năm 2009. Đến tháng 09/2022, Shopee đã trở thành nền tảng thương mại điện tử dẫn đầu với hơn 50 triệu lượt tải xuống ở Việt Nam. 

Shopee là nền tảng kết nối giữa người mua và người bán. Nguồn hàng trực tiếp từ Shopee đến từ các thương hiệu nổi tiếng, đáng tin cậy hoặc từ những cá nhân đáng tin cậy trên nền tảng. Tất cả các sản phẩm được đăng bán trên Shopee đều có nguồn gốc rõ ràng, được đăng ký và kiểm duyệt bởi nhân viên của công ty Shopee.

Shopee là nền tảng thương mại điện tử rất phổ biến ở nhiều quốc gia 


“Nhờ có Shopee, người bán có thể dễ dàng tiếp cận thêm nhiều người mua với chi phí cực thấp, và người mua có thêm vô vàn sự lựa chọn đa dạng ngay trong tầm tay mình," theo lời ông Pine Kyaw, Giám đốc điều hành Shopee. Bên cạnh sự tiện lợi và chi phí thấp, người dùng còn chọn tin dùng Shopee vì:

  • Mẫu mã sản phẩm đa dạng
  • Chính sách hoàn trả và bảo hành rõ ràng
  • Chính sách thanh toán linh hoạt
  • Giao diện người dùng thân thiện
  • Ngập tràn khuyến mãi và ưu đãi 
  • Công khai đánh giá và nhận xét của người dùng

Những đặc trưng này cùng với một số yếu tố khác đã giúp Shopee trở thành một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất tại Đông Nam Á.

Mô hình kinh doanh của Shopee là gì?

Là nền tảng trung gian giữa người mua và người bán, vậy Shopee sẽ kiếm tiền từ đối tượng nào và bằng cách nào? Sau đây là mô hình doanh thu của Shopee được dùng để thu về lợi nhuận:

Hoa hồng

Khi người bán thực hiện giao dịch, họ sẽ chịu trách nhiệm thanh toán một khoản hoa hồng cho Shopee. Số tiền này sẽ phụ thuộc vào danh mục sản phẩm, số lần bán và địa điểm thực hiện giao dịch.

Thông thường, việc bán các sản phẩm trên thị trường sẽ đánh thuế hoa hồng từ 1-2%. Tuy nhiên, khi bán hàng trong Shopee Mall, mức hoa hồng có thể cao hơn, lên tới 6%

Phí giao dịch

Shopee cũng thu phí giao dịch từ người bán, khoảng 2% nhằm bù đắp các chi phí liên quan đến quá trình thanh toán.

 Shopee thu lợi nhuận từ phí giao dịch khoảng 2% từ người kinh doanh

 

Quảng cáo

Người bán trên Shopee có thể lựa chọn trả tiền để quảng bá sản phẩm của mình trong các kết quả tìm kiếm sản phẩm, cửa hàng hoặc thông qua quảng cáo trên các nền tảng như Facebook và Google. Shopee áp dụng mô hình CPC để tạo ra doanh thu. Khi người mua nhấp vào quảng cáo, người bán sẽ phải thanh toán một khoản phí nhỏ cho Shopee. Số tiền này căn cứ vào mức độ cạnh tranh của từ khóa và sự sẵn lòng chi trả của người bán để có vị trí nổi bật.

Fulfilment

Fulfilled by Shopee (FBS) là dịch vụ phân phối cho phép người bán lưu trữ và vận chuyển hàng hóa bởi Shopee. Phí dịch vụ này được tính dựa trên từng mặt hàng và phụ thuộc vào kích thước cũng như trọng lượng của mỗi sản phẩm.

Phí thanh toán

Người bán cũng có thể chọn sử dụng ShopeePay để tiến hành thanh toán. Khi người mua sử dụng dịch vụ này, người bán sẽ phải trả một khoản phí cho Shopee.

Phí giao hàng và hoa hồng cho nhà hàng

Shopee cũng vận hành dịch vụ giao đồ ăn mang tên ShopeeFood. Mặc dù tỷ lệ phí sử dụng dịch vụ này không được tiết lộ, ta có thể giả định rằng Shopee thu phí hoa hồng đơn hàng từ mỗi nhà hàng tham gia và tính phí giao hàng cho người tiêu dùng.

 Bên cạnh ứng dụng chính, Shopee còn thu lợi nhuận từ ShopeeFood

 

Ưu - Nhược điểm của mô hình kinh doanh Shopee

Mặc dù là sàn giao dịch thương mại điện tử dẫn đầu tại Việt Nam, bên cạnh các ưu điểm, Shopee vẫn sở hữu các nhược điểm riêng trong mô hình kinh doanh của mình. Dưới đây là ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh Shopee:

Ưu điểm của mô hình kinh doanh Shopee

Nền tảng thương mại điện tử này có rất nhiều lợi ích hấp dẫn thu hút người kinh doanh. Dưới đây là các ưu điểm của mô hình này:

  • Danh mục hàng hóa phong phú: Shopee dựa trên mô hình C2C (Consumer to Consumer), tạo cầu nối giữa người có nhu cầu mua và bán sản phẩm với số lượng không giới hạn.
  • Linh hoạt vai trò: Chỉ cần một tài khoản Shopee và kết nối internet, người dùng có thể hoạt động cả vai trò người mua lẫn người bán trên nền tảng. Người mua trở thành người bán khi tiến hành quảng bá và đăng tải thông tin, hình ảnh sản phẩm trên ứng dụng Shopee. Ngược lại, họ sẽ là người mua khi tìm kiếm và quyết định mua hàng.
  • Tiện lợi trong việc kết nối: Mô hình C2C của Shopee kết hợp giao dịch thương mại điện tử và tính năng mạng xã hội. Người mua và người bán có thể tương tác qua các tính năng như chat, đánh giá, trả giá và chia sẻ sản phẩm.
  • Kinh doanh không giới hạn: Mô hình C2C mang lại sự đa dạng sản phẩm trên Shopee, khiến bất kỳ ai cũng có thể trở thành người mua hoặc bán. 
Shopee thu hút người dùng bởi các chương trình mua sắm với ưu đãi hấp dẫn 

 

Nhược điểm của mô hình kinh doanh Shopee

Mô hình doanh doanh Shopee tuy nhiều thuận lợi nhưng không thể không kể đến các chính sách nghiêm ngặt và sự giới hạn trong quy chế quản lý:

  • Khiếu nại và bóc phốt từ người mua: Việc kiểm soát chất lượng không khép kín dẫn đến nhiều khiếu nại và phản hồi tiêu cực từ phía người mua.
  • Rủi ro về việc mua/bán các sản phẩm cấm: Trường hợp mua/bán các sản phẩm không hợp pháp như ma túy, vũ khí có thể xảy ra trên nền tảng này.
  • Hạn chế trong quản lý: Mô hình C2C khó khăn trong việc quản lý và giám sát các doanh nghiệp hoạt động trên Shopee.
  • Chính sách "Shopee bảo đảm" tạo áp lực cho người bán: Chính sách này yêu cầu người bán giao hàng chất lượng để nhận thanh toán, có thể tạo áp lực đối với họ.
  • Khoảng cách về thông tin và đánh giá của người mua và người bán: Mô hình C2C tạo ra khoảng cách về thông tin và đánh giá của người mua và người bán, gây khó khăn trong việc đưa ra quyết định mua hàng.

Mô hình doanh thu của Shopee: Sự khác biệt giữa B2C & B2B

Shopee phát triển kinh doanh trên mô hình B2C và B2B. Ban đầu, khi Shopee được ra mắt tại thị trường Việt Nam vào tháng 8/2016, Shopee tập trung vào mô hình C2C - Consumer to Consumer. Từ mô hình C2C, Shopee mở rộng sang mô hình kinh doanh B2C - Business to Consumer. 

Shopee trở thành điểm kết nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua Shopee Mall, thành lập từ năm 2017. Mặc dù không phải là mô hình chính thức, Shopee vẫn hỗ trợ mô hình B2B dưới dạng bán sỉ. Từ Shopee, các tổ chức, doanh nghiệp và nhà phân phối có thể hợp tác để tạo ra các sản phẩm cạnh tranh nhất trên thị trường.

 Shopee triển khai mô hình B2B và B2C

 

Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt B2B và B2C trên Shopee:

 

B2C

B2B

Mô hình

Các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho người mua hàng.

Các tổ chức, nhà sản xuất, nhà phân phối hợp tác để mua bán hàng hóa, thường dưới dạng bán sỉ.

Phạm vi giao dịch

Giao dịch tập trung vào việc bán lẻ và thường xảy ra với số lượng đơn hàng nhỏ.

Giao dịch tập trung vào việc bán buôn, thường liên quan đến số lượng hàng hóa lớn và giao dịch thường diễn ra giữa các doanh nghiệp.

Chính sách thanh toán

Giá cả thường được ghi rõ, thanh toán thường dựa trên các phương thức thanh toán trực tuyến hoặc tiền mặt.

Giá cả thường thỏa thuận dựa trên thương lượng và số lượng đơn hàng lớn, thanh toán có thể linh hoạt hơn và thường dựa trên hợp đồng dài hạn.

5 mô hình kinh doanh có liên quan

Dưới đây là 5 mô hình kinh doanh tương tự như Shopee cho bạn tham khảo:

Shopify

Shopify đã trải qua một chặng đường ấn tượng trong vòng 15 năm với một khởi đầu khiêm tốn. Hiện nay, Shopify đã trở thành một trong những nền tảng thương mại điện tử phát triển nhanh nhất. Shopify cung cấp giải pháp linh hoạt, dễ sử dụng và phù hợp với những người muốn bắt đầu kinh doanh trực tuyến một cách dễ dàng và tiết kiệm. Với hơn 820.000 cửa hàng đang hoạt động, Shopify chiếm 20% thị phần. 

Shopify chiếm 20% thị phần trong thị trường thương mại điện tử 

 

Amazon

Amazon, so với Shopify, có một mô hình kinh doanh đa dạng hơn. Không chỉ có doanh thu trên nền thương mại điện tử, Amazon còn kiếm tiền từ các sản phẩm dán nhãn của chính mình và cửa hàng của các bên thứ ba. Ngoài ra, Amazon còn kiếm tiền từ các dịch vụ của bên thứ ba, quảng cáo trên nền tảng của mình, dịch vụ lưu trữ đám mây AWS và tư cách thành viên Prime.

Amazon kiếm tiền từ các sản phẩm có dán nhãn thương hiệu của mình

 

Lazada

Lazada, một công ty công nghệ đa quốc gia của Singapore, được tạo ra với mục tiêu nhân rộng mô hình kinh doanh của Amazon ở Đông Nam Á. Mô hình kinh doanh của Lazada là Marketplace. Đồng thời, các mặt hàng của Lazada đa dạng không kém gì Shopee.

Như nhiều nền tảng thương mại điện tử khác, Lazada đã tạo ra một loạt nguồn doanh thu, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng trung bình 20% của ngành thương mại điện điện tử năm 2022. Trên thị trường, công ty thu phí bán hàng từ 1 đến 4% và còn kiếm tiền thông qua dịch vụ giao hàng và nhiều cách khác.

Lazada cũng thu phí bán hàng từ người bán 

 

Etsy

Etsy, một thị trường cho các sản phẩm độc đáo và sáng tạo, kiếm tiền thông qua phí giao dịch. Không bán tràn lan sản phẩm như các nền tảng khác, Etsy chuyên bán đồ handmade hay đồ cổ. Etsy không chỉ cung cấp các mặt hàng thủ công mà còn mở rộng danh mục bán hàng bao gồm đồ gia dụng, giấy gói thực phẩm và thực phẩm ăn uống; mang đến sự đa dạng trong việc mua sắm cho người tiêu dùng.

Hơn nữa, Etsy cho phép người bán cung cấp các mặt hàng dưới dạng file kỹ thuật số, chẳng hạn như nhãn dán, planner, bản in và tài liệu in ấn khác, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh sáng tạo. Đối tác chính của Etsy là những người bán cung cấp sản phẩm độc đáo và có phạm vi tiếp cận tự nhiên rộng trên một số kênh tiếp thị.

 Etsy kiếm tiền qua phí giao dịch như Shopee

 

Squarespace

Squarespace, một công ty tại Bắc Mỹ, chuyên cung cấp dịch vụ lưu trữ và xây dựng trang web. Được thành lập vào năm 2004 bởi sinh viên đại học Anthony Casalena với tư cách là một dịch vụ lưu trữ blog, nó đã phát triển trở thành một trong những công ty xây dựng trang web thành công nhất. Công ty chủ yếu tạo doanh thu từ các gói đăng ký của mình, cũng như từ các tùy chỉnh trên các gói đăng ký. Ngoài ra, một phần thu nhập còn đến từ phí giao dịch cho trang web nơi Squarespace xử lý các giao dịch bán hàng.

 Squarespace là công ty kinh doanh dịch vụ xây website 

 

Trên đây là tổng quan thông tin về mô hình doanh thu của Shopee cũng như các mô hình kinh doanh mà các nền tảng thương mại điện tử sử dụng. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có một cái nhìn khách quan về Shopee và biết được cách kinh doanh trên nền tảng triển vọng này.

Call Zalo Messenger