CẨM NANG  Cẩm nang SEO

Chỉ số PA là gì? Page Authority quan trọng như thế nào đối với SEO

15:19 | 22/11/2023

Đối với các công ty, website không chỉ giúp họ xây dựng thương hiệu mà còn là một kênh bán hàng trực tuyến hiệu quả. Bởi vậy, website lên top càng cao thì càng có thể cạnh tranh với đối thủ, đem lại nguồn doanh thu khả quan hơn. Một trong những điều chủ chốt chính để đo lường độ uy tín của website là chỉ số Page Authority (PA). Vậy PA là gì và làm sao để đánh giá, gia tăng chỉ số PA? Vinalink sẽ giải đáp giúp bạn qua bài viết này!

 

Page Authority là gì? 

Page Authority và Domain Authority là hai chỉ số đo lường website nổi bật trong SEO. Hãy cùng Vinalink tìm hiểu về hai khái niệm này nhé!

PA là gì

PA là gì?

Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ PA là gì? Page Authority hay PA là điểm số được phát triển bởi Moz, dự đoán xếp hạng của một trang web cụ thể trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP). Điểm số PA dao động từ 1 đến 100. Điều này đồng nghĩa với việc điểm PA càng cao thì website đó càng có độ uy tín và ngược lại (theo Moz.com).

DA là gì? 

Domain Authority cũng là một chỉ số được tạo ra bởi Moz, bao gồm liên kết tên miền gốc và tổng số liên kết. DA đo lường độ uy tín và độ mạnh của tên miền đó, thường được tính trên thang điểm 100. Một điều cần lưu ý chính là chỉ số DA ở mức 1-30 khá dễ dàng. Tuy nhiên, nếu muốn lên thang điểm 40-70 hay trên 70 thì chỉ có các trang web có mức độ truy cập cao, hay các cộng động lớn mới đạt được. 

Tính điểm chỉ số Page Authority như thế nào?

Điểm của chỉ số Page Authority được quy định trong khoảng từ 1 đến 100. Trong đó, 20-30 điểm là con số mà bất cứ trang web nào cũng có thể dễ dàng có được. Thế nhưng, nếu muốn tăng độ uy tín của website lên 70-80 hoặc cao hơn thì lại là một thách thức, đặc biệt là với những website nghiệp dư hoặc chưa được biết đến nhiều. Bởi lẽ chỉ số PA hoạt động dựa vào mô hình học toán của Moz và thuật toán này sẽ thay đổi theo thời gian. 

Tính điểm chỉ số Page Authority như thế nào?

Các chỉ số để đánh giá Page Authority chất lượng 

Hiện Moz đã công bố 3 yếu tố để xem xét liệu Page Authority của doanh nghiệp đó có chất lượng hay không:

  • Tuổi domain: Google dựa vào thâm niên của domain để đánh giá điểm PA. Domain website càng có thời gian hoạt động lâu thì càng được công nhận là uy tín.
  • Đường backlink: Số lượng backlink dẫn đến các bài có nội dung tương tự và tên miền có giá trị sẽ được đánh giá cao hơn
  • Nội dung website: Chất lượng nội dung bài viết trên trang web cũng được xem xét kĩ lưỡng. Các bài viết cần đảm bảo về số lượng từ, hình ảnh mô tả, nguồn trích dẫn… Độ dài bài viết được khuyến nghị là từ 1500 đến 2000 từ. 

Tìm chỉ số Page Authority của một trang web ở đâu? 

Hiện nay, các công cụ tìm kiếm chỉ số PA phổ biến nhất của Moz là MozBar ở tiện ích Google Chorme và Open Site Explorer. Ưu điểm lớn nhất của chúng là đều được miễn phí, thao tác nhanh chóng và sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về PA là gì, cách tìm chỉ số PA.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo Ahrefs và SEMrush. Chúng sẽ giúp bạn đo lường chỉ số PA và các chỉ số SEO khác trên trang web. Tuy nhiên, bạn sẽ mất một khoản phí cho các tính năng nâng cao hơn. 

Page Authority so với Domain Authority 

Page Authority so với Domain Authority 

Page Authority và Domain Authority đều là các công cụ đo lường SEO hiệu quả mà Moz phát hành. Trong khi PA dự đoán khả năng lên top của 1 trang cụ thể trong website thì DA lại đánh giá toàn bộ tên miền của website đó. 

  • PA đánh giá chất lượng trang web trên một tên miền cụ thể. Nó thường dựa vào độ uy tín, rtisnh liên kết và nổi tiếng cúa trang đó.
  • DA cũng sử dụng các yếu tố tương tự để đo lường sức mạnh toàn bộ tên miền. 

Nhìn chung, cả PA và DA đều hoạt động dựa trên mô hình học máy, được cho là khá tương tương nhau khi đặt lên bàn cân so sánh. 

Vai trò quan trọng của chỉ số PA trong SEO? 

Page Authority là một phần không thể thiếu trong đo lường SEO, vậy PA đem đến những lợi ích nào?

  • Thể hiện mức độ tin cậy: Đây là vai trò dễ nhận thấy nhất của PA bởi nó ảnh hưởng đến xếp hạng của trang web trên Google. 
  • Đánh giá trang web cụ thể: Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm tài nguyên, tối ưu hóa website một cách toàn diện hơn khi có thể biết chính xác website nào đang có thứ hạng cao hay thấp. 
  • Theo dõi hiệu suất: Bằng việc đo lường PA, bạn có thể nắm được sự thay đổi chất lượng theo thời gian của trang web. Bởi lẽ, thuật toán của PA được cập nhật liên tục nên bạn cần đo PA thường xuyên. 
  • Nâng cao trải nghiệm người dùng: Việc cải thiện điểm PA đi cùng với sự tối ưu hóa website. Từ đó, website của bạn sẽ trở nên thu hút và chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng. 

Cách tăng chỉ số PA hiệu quả?

Khi đã hiểu được PA là gì và vai trò của nó, chắc hẳn bạn cũng sẽ băn khoăn liệu bạn có thể cải thiện điểm PA bằng cách nào. Dưới đây là 3 cách đơn giản và phổ biến nhất:

  • Nội dung chất lượng: Yếu tố cốt lõi của mọi website uy tín là chất lượng nội dung. Hãy nâng cao, cập nhật bài viết trên trang web của bạn thường xuyên. Đó có thể là những bài phân tích chuyên sâu, các kiến thức mới nhất, hoặc thậm chí là việc hạn chế các bình luận tiêu cực, nhận xét spam… trên trang web của bạn 
  • Tăng đường liên kết: Bạn có thể bắt đầu từ việc bổ sung nhiều đường liên kết đến các website uy tín, đang hoạt động cùng lĩnh vực với bạn. Độ chất lượng của liên kết được đánh giá theo 3 yếu tố: Nofollow/dofollow, chỉ số DA website liên kết, vị trí liên kết. 
  • Chia sẻ trên các trang mạng xã hội khác: Đây cũng là một cách để lan tỏa trang web của bạn đến nhiều khách hàng hơn. Bạn có thể chia sẻ bài viết website lên các kênh xã hội khác. Khi ai đó yêu thích và chia sẻ lại bài viết, điều này sẽ giúp bạn tăng số backlink trang web. Các backlink này sẽ giúp tăng tổng điểm PA, giúp tên miền của bạn được hiện thị trong SEPR nhanh chóng hơn. 

Một số lưu ý khi tối ưu chỉ số PA

Dù biết backlink sẽ gia tăng độ tin cậy cho trang web của bạn, hãy kiểm soát và đảm bảo số lượng backlink không vượt quá so với các page khác. Điều này sẽ khiến thuật toán Google đánh giá đây là sự bất thường  làm giảm thứ hạng website của bạn. 

Thêm vào đó, do thuật toán Google thay đổi liên tục nên bạn hãy tìm hiểu kĩ và vạch ra phương án phù hợp để cải thiện thứ hạng website của mình. PA sẽ thay đổi liên tục dựa trên những thuật toán đó nên đừng quá lo lắng khi không may xếp hạng website bị giảm, hãy cải thiện nó bằng việc đầu tư nội dung chất lượng, cải thiện đường liên kết…

Thật vậy, PA là một trong những chỉ số đầu tiên để đánh giá độ uy tín của website. Doanh nghiệp của bạn sở hữu điểm PA càng cao thì càng có cơ hội tăng nhận diện thương hiệu và xúc tiến bán hàng. Vinalink hi vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin về PA là gì, các chỉ số đánh giá, cách tăng chỉ số và một số lưu ý về PA. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể!

Call Zalo Messenger