Shopee là nền tảng thương mại điện tử số 1 tại Việt Nam với doanh thu hơn 24.700 tỷ đồng và 289,7 triệu sản phẩm đã được bán thành công chỉ trong quý 1 năm 2023, chiếm 63.1% thị phần của 5 sàn TMĐT lớn nhất cộng lại. Với số liệu đầy ấn tượng trên, sàn thương mại điện tử Shopee là “mảnh đất” đầy tiềm năng giúp các nhà bán hàng có thể tiếp cận lượng lớn khách hàng, từ đó giúp tăng trưởng và mở rộng kinh doanh hiệu quả. Vậy làm sao để bắt đầu bán hàng trên Shopee? Kinh doanh trên Shopee cần lưu ý những gì, tránh điều gì?
Trong bài viết này, Vinalink sẽ giúp bạn giải đáp A-Z những thắc mắc trên.
Shopee là một ứng dụng mua sắm trực tuyến và sàn thương mại điện tử có trụ sở tại Singapore, do tập đoàn SEA sở hữu. Được thành lập vào năm 2009 bởi Lý Tiểu Đông, Shopee chính thức ra mắt tại Singapore vào năm 2015 và hiện đang hoạt động tại 10 quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm: Singapore, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Đài Loan, Brazil, Mexico, Ba Lan.
Shopee là nơi kết nối giữa người mua và người bán, giúp thúc đẩy giao dịch trực tuyến một cách thuận tiện và tiết kiệm. Cụ thể, người bán có thể đăng thông tin về sản phẩm và dịch vụ mà không cần phải set-up một shop vật lý ngoài đời thực, trong khi người mua có thể dễ dàng tìm hiểu và tiếp cận các sản phẩm một cách trực quan từ các nhà bán hàng trên toàn quốc.
Shopee đã chính thức có mặt tại Việt Nam từ ngày 8/8/2016 và nhanh chóng trở thành sàn thương mại điện tử số 1 đất nước này với lượng truy cập hàng tháng lên đến gần 90 triệu lượt người dùng hàng tháng tính đến quý 4 năm 2021 (theo Iprice insgiht).
Shopee Mall là tính năng Shop đặc biệt trên Shopee, nơi các thương hiệu uy tín cả trong nước và quốc tế mở cửa hàng chính thức của mình trên nền tảng này. Bên cạnh đó, các đối tác uỷ quyền thương hiệu, uỷ quyền phân phối cũng đủ điều kiện để tiếp cận hình thức Mall đặc biệt này từ Shopee.
Khi shop được “lên Mall”, các nhãn và sẽ được hiển thị trên hồ sơ và tất cả các sản phẩm mà shop bày bán. Điều này tạo uy tín không nhỏ trong mắt khách hàng bởi đây như một “Chứng thực” của Shopee cho những Shop bán 100% sản phẩm chính hãng. Ngoài ra, những shop Mall luôn được Shopee ưu tiên đầu tiên xem xét tham gia, phân phối mã giảm giá/trợ giá khi Shopee tổ chức các chương trình khuyến mãi.
Về phía khách hàng, khi mua sắm tại Shopee Mall, họ sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đáng chú ý như:
Quy chế đăng bán sản phẩm bán hàng tại Shopee yêu cầu nhà bán hàng phải tuân thủ quy định Pháp luật Việt Nam, chính sách bán hàng của Shopee và không thao túng/gian lận kết quả tìm kiếm. Cụ thể, bạn nên tránh 4 loại vi phạm dưới đây khi đăng bán sản phẩm trên Shopee:
Bạn nên tránh những hành vi đã kể trên khi bán hàng Shopee để loại trừ rủi ro bị phạt điểm Sao Quả tạ, đóng băng tài khoản hay bị khoá gian hàng. Để tìm hiểu chi tiết về các quy định bán hàng Shopee, bạn hãy đọc chính sách đầy đủ tại: https://banhang.Shopee.vn/edu/courseDetail/10
Với hơn 90 triệu lượt người dùng hàng tháng (quý 4/2021), Shopee là thị trường giúp bạn có thể tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng lớn mà các nền tảng khác khó có thể có được. Hành vi của khách hàng hiện nay cũng thường sử dụng Shopee như một nơi để “khảo giá” trước khi mua hàng, các nhà bán hàng cũng có thể tận dụng dữ liệu này để đầu tư vào hình ảnh, ưu đãi của sản phẩm mình để “lôi kéo” khách hàng tốt hơn.
Để tranh giành thị phần của mình trong ngành thương mại điện tử đang rất khốc liệt tại Việt Nam, Shopee cũng rất “bạo chi” khi liên tục đưa ra chương trình khuyến mãi/trợ giá hấp dẫn để người mua được giá tốt hơn. Cũng nhờ vào các chương trình này, người bán không chỉ vẫn duy trì lãi mà còn bán được nhiều sản phẩm hơn cho khách hàng, giúp tăng cường doanh thu đáng kể.
Ngoài ra, Shopee còn có hệ thống bảng biểu, báo cáo được cập nhật tự động theo thời gian thực giúp bạn theo dõi tình hình kinh doanh của mình một cách tiện lợi, điều mà các hình thức bán hàng như kinh doanh qua mạng xã hội không có được.
Để bắt đầu bán hàng trên Shopee, bạn cần làm theo 3 bước sau:
Để tạo tài khoản bán hàng, trước hết bạn cần có tài khoản mua hàng Shopee. Cách tạo tài khoản Shopee rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng số điện thoại hoặc đăng ký bằng tài khoản Facebook, Gmail của mình.
Nếu bạn đăng ký tài khoản Shopee bằng số điện thoại:
1. Bạn nhập số điện thoại để nhận mã xác minh.
2. Nhập mã xác minh được gửi qua tin nhắn, bấm “Xác minh”.
3. Cuối cùng, bạn nhập tên đăng nhập, mật khẩu để tiến hành đăng ký tài khoản.
Nếu bạn đăng ký tài khoản Shopee bằng Facebook, Google:
1. Bạn lựa chọn một trong hai lựa chọn đăng ký bằng Facebook hoặc Google tuỳ theo mong muốn của mình.
2. Lựa chọn tên đăng nhập theo sở thích. Sau đó bấm Đăng ký để hoàn tất
Sau khi đã có tài khoản Shopee, bạn đã có thể thiết lập Shop trên nền tảng này. Có 2 hình thức tạo Shop bằng điện thoại và máy tính, bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với trường hợp của mình:
Sau khi truy cập kênh người bán, cửa sổ tự động hiển ra yêu cầu bạn nhập thông tin Shop và Thông tin vận chuyển:
Sau khi hoàn thành các bước thiết lập gian hàng cơ bản ở trên, bạn có thể đăng tải và bày bán sản phẩm trên Shopee. Để thu hút sự chú ý của người mua và tăng cơ hội chuyển đổi, bạn nên tham khảo một số bước quan trọng sau khi đăng tải và bày bán sản phẩm:
Theo báo cáo thị trường thương mại điện tử (TMĐT) quý I/2023 của Metric, thị trường thương mại điện tử với 5 “ông lớn” là: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, TikTok Shop có tổng doanh thu ấn tượng đạt 39.000 tỷ đồng với 390 triệu sản phẩm giao thành công, đạt mức tăng trưởng 21.8%.
Trong số đó, Shopee đứng vị trí số 1 thị trường với thị phần chiếm quá nửa (63.1%) so với thị phần của 5 sàn TMĐT lớn nhất cộng lại. Cụ thể, doanh thu của nền tảng này là hơn 24.700 tỷ đồng với 289,7 triệu sản phẩm đã được bán thành công từ 211.609 nhà bán hàng.
Lazada, dù đang xếp vị trí thứ 2 nhưng sàn TMĐT này lại kém xa vị trí dẫn đầu về tổng doanh số khi chỉ ghi nhận doanh thu khoảng 7.500 tỷ đồng với 105.921 đơn hàng được giao thành công.
Với số liệu trên, có thể thấy rằng, Shopee đang có sự “áp đảo” như thế nào tại thị trường Việt Nam. Vì vậy, nếu có ý định tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử, Shopee là lựa chọn bạn nên quan tâm để thành công trong công việc kinh doanh của mình.
Trên đây, Vinalink đã giúp bạn giải đáp từ A-Z về “Những điều cần biết khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee”. Với thông tin đã được chia sẻ trong bài viết, bạn đã hiểu rõ được cách thiết lập gian hàng và những chính sách, quy định cần tuân thủ khi tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử này. Chúng tôi hy vọng rằng, bài viết này sẽ là khởi đầu của hành trình kinh doanh thành công của bạn trên Shopee. Chúc bạn gặp nhiều may mắn!