SEMrush là gì? Hướng dẫn tận dụng công cụ phân tích Seo hiệu quả nhất
01:10 | 15/01/2024
Hiện nay, sản xuất nội dung online trên website đang là phương thức hữu hiệu được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Song, cùng một nội dung/một bài viết, làm sao để doanh nghiệp của bạn trở nên nổi bật. Hôm nay, Vinalink sẽ giới thiệu đến bạn công cụ SEMrush giúp doanh nghiệp giải quyết nỗi lo đó nhờ phân tích toàn diện thị trường, đối thủ và chính website của mình. Vậy SEMrush là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. SEMrush là gì?
SEMrush là một công cụ đa tính năng, hỗ trợ người làm marketing trong nhiều công việc. Từ nghiên cứu từ khóa, thống kê lưu lượng truy cập đến đánh giá hiệu quả của website. Từ những thông số đó, người dùng hiểu rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của website để tìm cách khắc phục cũng như quản lý hiệu quả các chiến dịch Digital Marketing.
2. Các hoạt động của SEMrush
SEMrush tạo nên những con Bot riêng của nó để thực hiện tìm kiếm dữ liệu. SEMrush sẽ thu thập chi tiết dữ liệu và liên kết của một trang bất kỳ hoặc dữ liệu thuộc top 20 trên bảng xếp hạng tìm kiếm rồi tổng hợp và báo cáo thông tin. Từ đó cho ra kết quả về những từ khóa có lượng tìm kiếm lớn và độ phổ biến cao.
Hiện nay, Bot tìm kiếm của SEMrush được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Cập nhật dữ liệu cho khoảng 1 triệu từ phổ biến nhất hàng ngày.
Nhóm 2: Cập nhật dữ liệu cho khoảng 14 triệu từ tiếp theo có độ phổ biến thấp hơn 2 tuần/lần. Bản chất quá trình này vẫn được thực hiện 1 lần/ngày chưa tổng hợp thông tin sau 2 tuần.
Nhóm 3: Hoàn tất tìm kiếm và tổng hợp thông tin cho 25 triệu từ khóa còn lại sau 25 ngày, tương đương 1 triệu từ khóa/ngày.
3. Tìm hiểu các tính năng của SEMrush
SEMrush được tích hợp rất nhiều tính năng trong một công cụ. Vậy các tính năng của SEMrush là gì mà được nhiều người sử dụng như vậy? Để việc sử dụng trở nên hiệu quả hơn, bạn hãy tìm hiểu thông qua các thuật ngữ dưới đây.
Dashboard: Bảng điều khiển tổng quát.
Domain Analytics: Phân tích tên miền.
Overview: Tổng quan.
Organic Research: Cung cấp số liệu về lượng truy cập, thông tin về từ khóa, các website hay tên miền hiện đang giữ vị trí top đầu và bản đồ vị trí cạnh tranh trong top 100 Google.
Backlinks: Tổng hợp các backlink mà website của đối thủ đã sử dụng trong các bài viết.
Advertising Research: Phân tích ngân sách chi trả cho từ khóa quảng cáo của đối thủ. Bạn có thể xem các từ khóa mà đối thủ đang đặt giá thầu, phân tích quảng cáo từ các chiến dịch của đối thủ.
PLA Research: Tính năng này cho phép bạn phân tích hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo và là nguồn thông tin chất lượng cho các trang web thương mại điện tử cần thu thập thông tin về đối thủ.
Display Advertising: Quảng cáo tập trung hiển thị cho nhóm khách hàng tiềm năng truy cập trong ngày dựa trên các yếu tố giới tính, độ tuổi, thiết bị sử dụng,...
Traffic Analytics: Phân tích lưu lượng truy cập website.
Ranks: Xếp hạng website của bạn dựa trên traffic hoặc keyword.
Keyword Gap: Tính năng này dùng để so sánh các keyword đồng thời cho thấy những keyword đối thủ đang có mà bạn không có.
Charts: Tính năng này chỉ có bản Pro mới được sử dụng. Nó cho phép kiểm tra biểu đồ từ khóa theo từng tháng và thống kê số lượt truy cập từ khóa.
Keyword Analytics: Phân tích từ khóa.
Overview: Tổng quan.
Keyword Magic Tool: Phân tích cụ thể, chính xác các từ khóa mà bạn sử dụng thông qua đánh giá lượng tìm kiếm trên các trình duyệt, chi phí trên mỗi kết quả,…Tính năng này cũng giúp bạn tìm kiếm và phát triển bộ từ khóa phù hợp với chủ đề.
Keyword Manager: Quản lý từ khóa (tính năng này chỉ khả dụng ở bản có trả phí).
Ad History: Lịch sử quảng cáo. Tính năng này chỉ sử dụng được ở bản Pro. Nó cho bạn thấy tất cả các tên miền đặt giá thầu trên từ khóa được truy vấn và có quảng cáo PPC ở mọi vị trí trong số 8 vị trí được trả tiền hàng đầu của Google trong 12 tháng.
Keyword Difficulty: Đánh giá độ khó của từ khóa mà bạn muốn sử dụng.
Projects: Dự án.
On Page SEO Checker: Kiểm tra các thông tin SEO trên website của bạn.
Position Tracking: Dùng để theo dõi xếp hạng của trang web hàng ngày cho một tập hợp các từ khóa mục tiêu trên bất kỳ loại thiết bị và vị trí cụ thể nào.
Site Audit: Phân tích tình trạng của website và chỉ ra các vấn đề website đang gặp phải để kịp thời khắc phục.
Social Media Tracker: Theo dõi và phân tích đối thủ cạnh tranh, so sánh mức độ tăng trưởng và mức độ tương tác với website của bạn.
Social Media Poster: Giúp bạn lập kế hoạch, lên lịch, tạo bài đăng và phân tích hiệu quả truyền thông.
Brand Monitoring: Giám sát thương hiệu giúp theo dõi các cập nhật của từ hoặc cụm từ bạn sử dụng, từ đó quản lý hiệu quả thương hiệu.
Backlink Audit: Chỉnh sửa các backlink bị lỗi.
Link Building: Xây dựng liên kết/đường dẫn.
PPC Keyword Tool: Giúp bạn tạo và chỉnh sửa danh sách từ khóa cho chiến dịch marketing.
Ad Builder: Phân tích chiến dịch quảng cáo của đối thủ cạnh tranh.
Organic Traffic Insights: Kết hợp tất cả dữ liệu của Google Analytics, Google Search Console và Semrush vào một trang duy nhất để đưa ra lưu lượng truy cập tự nhiên của website.
Content Analyzer: Kiểm tra nội dung website, backlink, xếp hạng từ khóa và đo lường lượt chia sẻ.
Marketing Insights: Đánh giá insight phù hợp với chiến dịch.
Traffic Analytics: Thống kê lưu lượng truy cập của website đến từ đâu, hành động tương tác, những thiết bị mà người truy cập thường sử dụng,...
Market Explorer: Khám phá và phân tích thị trường cạnh tranh và đưa ra giải pháp tốt nhất để quảng bá thương hiệu.
Gap Analysis: Phân tích và xem xét liệu các nội dung quảng bá hiện tại có đang bỏ lỡ một chủ đề “hot trend” nào không.
Backlink Gap: Tìm ra lỗ hổng ở backlink giúp dễ dàng xác định các trang web đang liên kết với đối thủ cạnh tranh.
Bulk Analysis: Bạn có thể nhận được số liệu về lưu lượng truy cập cho tối đa 200 tên miền cùng một lúc.
Topic Research: Nghiên cứu các chủ đề đang được người dùng tìm kiếm nhiều nhất nhằm sáng tạo nên các nội dung hấp dẫn.
SEO Content Template: Mẫu nội dung SEO giúp người viết nội dung tạo nội dung phù hợp, hấp dẫn và làm nổi bật được từ khóa.
SEO Writing Assistant: Hỗ trợ viết bài SEO trên công cụ word của SEMrush. Tính năng này cung cấp kiểm tra chất lượng, độ lưu loát và hấp dẫn của nội dung quảng bá.
Lead Generation: Thu thập địa chỉ email từ khách truy cập để xây dựng hồ sơ khách hàng tiềm năng.
Listing Management: Đưa thông tin doanh nghiệp của bạn lên các trình duyệt, mạng xã hội để tiếp cận với nhiều người dùng nhất có thể.
My Reports: Chứa báo cáo.
Report List: Danh sách báo cáo.
Create Custom PDF Report: Tạo báo cáo tùy chỉnh trên PDF.
Management: Quản lý.
Oppty: Đối thủ.
Marketing Calendar: Lên lịch và quản lý thời gian thực hiện chiến dịch marketing.
Notes: Ghi chú.
4. Cách sử dụng SEMrush hiệu quả từ A - Z
4.1 Cách sử dụng SEMrush để phân tích website đối thủ
Bước 1: Tại bảng điều khiển nằm ở bên trái, mục Competitive Research, bạn click chuột vào mục Domain Overview.
Bước 2: Chọn quốc gia → Nhập tên miền của website đối thủ mà bạn cần phân tích → Search. Mọi thông tin cần thiết về website đối thủ sẽ xuất hiện.
Bạn có thể xuất file PDF kết quả để tiện theo dõi về sau.
4.2 Sử dụng để nghiên cứu từ khóa
Cách thực hiện: Tại mục Competitive Research ở bảng điều khiển, bạn click chuột vào mục Organic Research. Lúc này, kết quả hiện ra là thông tin về các từ khóa cùng dữ liệu của chúng.
Ở SEMrush, các từ khóa được sắp xếp theo lưu lượng truy cập của khách hàng từ lớn đến bé.
4.3 Sử dụng kiểm tra backlinks
Ở mục Link Building bên trái bảng điều khiển, bạn click chuột vào Backlink Analytics. Lúc này, bạn dễ dàng theo dõi về các liên kết hiện có, số lượng tên miền, loại liên kết (Văn bản, hình ảnh, video,...).
4.4 Hướng dẫn nghiên cứu quảng cáo
Bước 1: Truy cập vào mục Advertising. Ở mục Market Analysis, chọn Advertising Research.
Bước 2: Nhập tên miền của website đối thủ vào ô tìm kiếm. Kết quả về thông số quảng cáo của đối thủ sẽ hiện ra.
4.5 Cách dùng tính năng Keyword Gap
Bước 1: Truy cập vào mục Advertising. Ở mục Keywords Research, chọn Keyword Gap.
Bước 2: Bạn nhập tên miền website của mình vào ô đầu tiên, nhập tên miền website của đối thủ vào ô ngay sau đó.
4.6 Sử dụng để On Page SEO Checker
Bước 1: Vào Dashboard → Chọn Local SEO → Chọn On Page SEO Checker.
Bước 2: Nhập tên miền của bạn vào thanh tìm kiếm.
5. Các gói SEMrush và giá cả hiện nay
Hiện nay, SEMrush có 3 gói dịch vụ đa dạng giá cả, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng khác nhau:
Gói SEMrush Pro 119.95$/tháng: Phù hợp với người mới các các nhóm hoạt động với quy mô nhỏ. Gói này cung cấp các công cụ từ SEO, social đến PPC với chức năng như: phân tích đối thủ cạnh tranh, phân tích từ khóa, chỉnh sửa website, công cụ hỗ trợ quảng cáo và một số tính năng cơ bản khác.
Gói SEMrush Guru 229.95$/tháng: Dành cho các agency và công ty cỡ vừa. Gói cung cấp các tính năng của gói Pro kèm các công cụ hỗ trợ content marketing, truy xuất lịch sử dữ liệu, theo dõi được trên nhiều thiết bị ở nhiều vị trí, tích hợp GDS,...
Gói SEMrush Business 449.95$/tháng: Dành cho agency lớn hoặc các doanh nghiệp. Gói này cung cấp mọi tính năng của gói Guru cộng thêm các tính năng sau: Chia sẻ giọng nói, mở rộng giới hạn, cho phép truy cập API, phân tích PLA, di chuyển miễn phí từ công cụ của bên thứ ba,...
Vừa rồi, Vinalink đã giúp bạn đọc tìm hiểu SEMrush là gì, giúp ích gì cho các doanh nghiệp trong việc đơn giản hóa quá trình tiếp thị. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn tin tưởng hơn và lựa chọn SEMrush cho công cuộc phát triển kinh doanh của mình.