- Trang chủ
- GIỚI THIỆU
- TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC
- TRIỂN KHAI KÊNH ONLINE
- ĐÀO TẠO
- TIN TỨC
- CẨM NANG
- Khách hàng
- LIÊN HỆ
SEO Manager là chuyên gia có trách nhiệm lên kế hoạch, thực hiện và quản lý chiến lược SEO cho một tổ chức hoặc một số dự án cụ thể. Thông thường chức vụ này thường có trong các công ty Marketing có thực hiện các chiến dịch SEO cho khách hàng hoặc trong các công ty có tiến hành SEO Web.
SEO Manager cần có tầm nhìn chiến lược, kỹ năng phân tích sắc bén và khả năng thích ứng nhanh chóng với môi trường thay đổi liên tục của ngành công nghiệp tìm kiếm. Một số mô tả cơ bản về công việc của SEO Manager có thể kể đến như sau.
Họ là người xây dựng, phát triển và xây dựng kế hoạch SEO dựa trên việc phân tích từ khóa, nghiên cứu đối thủ, và hiểu biết về thuật toán của các công cụ tìm kiếm. Ngooài ra SEO Manager còn phải có định hướng và quản lý nội dung SEO, bao gồm viết và chỉnh sửa nội dung, tối ưu hóa hình ảnh, và cấu trúc liên kết trên trang web.
SEO Manager cũng cần thực hiện tối ưu hóa on-page, off-page SEO; thực hiện chiến lược link building,... để cải thiện uy tín và thẩm quyền của trang web. Họ cần phải biết các sử dụng Google Analytics và các công cụ SEO khác để theo dõi và phân tích hiệu suất của trang web, báo cáo kết quả và đề xuất cải tiến.
Một SEO Manager cần sở hữu một loạt kỹ năng đa dạng để thành công trong việc triển khai các chiến lược SEO hiệu quả và bền vững. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà SEO Manager cần có:
Nghe có vẻ vô lý, tuy nhiên kỹ năng kể chuyện trong SEO lại liên quan trực tiếp đến khả năng tạo ra nội dung hấp dẫn, thú vị và thu hút người đọc. Việc tạo nội dung tốt không chỉ tối ưu về mặt từ khóa mà còn phải hấp dẫn, tạo ra mối liên kết cảm xúc với người đọc. Từ đó giúp bạn củng cố hình ảnh thương hiệu tốt hơn trong mắt khách hàng.
Một SEO Manager giỏi là người hiểu biết về Technical SEO như cấu trúc URL, sitemap, robots.txt … Bạn cần biết cách khai thác các công cụ Google Analytics hay Google Search Console, Ahref,... một các hiệu quả để phân tích dữ liệu và đánh giá hiệu suất trang web tốt hơn.
Khả năng tìm kiếm và phân tích từ khóa để xác định cơ hội và tối ưu hóa nội dung là công việc không thể thiểu của SEO Manager. Bạn cần hiểu rõ cách tạo và tối ưu hóa nội dung để thu hút người dùng và cải thiện xếp hạng SEO.
Copywriting trong SEO không chỉ đơn thuần là viết nội dung mà còn là việc tạo ra nội dung thu hút và thuyết phục người đọc, đồng thời tối ưu cho công cụ tìm kiếm. SEO Manager phải biết cách viết nội dung sáng tạo, hấp dẫn và có giá trị cho người đọc. Nên kết hợp từ khóa một cách tự nhiên, đảm bảo làm sao cho nội dung dễ đọc và thân thiện với SEO nhất có thể.
SEO Manager có thể sử dụng Excel hoặc phần mềm tương tự để phân tích, xử lý số liệu, đánh giá hiệu suất và tìm ra hướng điều chỉnh cho các chiến dịch SEO. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng Excel để theo dõi tiến độ, quản lý nguồn lực và lập kế hoạch cho các dự án SEO.
SEO là kỹ năng cốt lõi mà mọi SEO Manager cần phải thành thạo để thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả. Bạn cần nắm rõ tứ trụ trong SEO chính là content; on-page SEO; off-page SEO và technical SEO.
Ngoài ra bạn cũng cần nắm rõ khả năng Audit Content như sử dụng từ khóa phù hợp, tạo tiêu đề hấp dẫn, meta descriptions hay sử dụng thẻ HTML một cách hiệu quả. SE Manager cùng là người phát triển và triển khai chiến lược link building để tăng authority site cho Domain của doanh nghiệp.
Giao tiếp là kỹ năng mềm quan trọng, giúp SEO Manager hiệu quả trong việc truyền đạt ý tưởng, báo cáo kết quả và thuyết phục các bên liên quan. Ngoài ra bạn cũng nên trang bị kỹ năng thuyết trình và đàm phán với các bên liên quan để đạt được mục tiêu chung, đem lại lợi ích cho công ty.
Và tất nhiên khi bạn đã lên làm SEO Manager thì không thể nào thiếu được kỹ năng quản lý. Bên cạnh việc quản lý chiến dịch SEO bạn còn phải học cách quản lý nhân sự, quản lý chuỗi thời gian hiệu quả hơn,…
Nhìn chung các kỹ năng trên không chỉ giúp SEO Manager không chỉ thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp, mà còn đóng góp vào sự phát triển và thành công lâu dài của công ty. Không phải ai cũng có đầy đủ các kỹ nănng nêu trên, tuy nhiên bạn có thể tự bổ sung thêm cho mình kiến thức và kinh nghiệm để trở thành SEO Manager tốt hơn.
Mức lương của một SEO Manager có thể thay đổi rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, quy mô công ty,... Ngoài ra, mức lương cũng phụ thuộc vào cung và cầu về SEO trong thị trường lao động tại thời điểm đó.
Nhìn chung các SEO Manager có nhiều năm kinh nghiệm và thành tích thành công thường nhận được mức lương cao hơn. Hay những người có kỹ năng phân tích, kỹ thuật và chiến lược SEO tốt cũng thường có thu nhập cao hơn.
Bên cạnh đó, mức lương có thể dao động tùy theo khu vực địa lý. Tại các thành phố lớn hoặc khu vực có nhu cầu cao về SEO thường trả lương cao hơn. Một số lĩnh vực có nhu cầu SEO cao sẽ sẵn sàng trả mức lương cao hơn cho chuyên gia SEO có kỹ năng và kinh nghiệm.
Hy vọng nội dung bài viết trên đã giúp bạn có được câu trả lời cho thắc mắc SEO Manager là gì. Nếu bạn đang có nhu cầu SEO Website hay thuê phòng Marketing ngoài để làm SEO thì đừng ngần ngại gì, hay liên hệ ngay với Vinalink Agency để được tư vấn chi tiết và cụ thể nhất nhé.