Cấu trúc Silo chính là cấu trúc bố cục của một Website bao gồm các nhóm danh mục hay sản phẩm có cùng chủ đề với nhau. Cấu trúc Silo được phân thành 2 loại là silo ảo và silo vật lý. Trong nội dung bài viết này, Vinalink sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến câu hỏi “Silo là gì” một cách chi tiết nhất.
Cấu trúc Silo là gì? Cấu trúc Silo hay cấu trúc lưu trữ là phương pháp tổ chức nội dung trên trang web theo các chủ đề cụ thể. Theo đó mỗi silo trên trang web sẽ chứa thông tin liên quan đến một chủ đề cụ thể, giúp người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy và hiểu thông tin.
Việc sử dụng cấu trúc silo góp phần tối ưu hóa trải nghiệm người dùng thông qua việc các thông tin được sắp xếp một cách logic và có tổ chức. Bên cạnh đó việc phân chia trang web thành các phân khúc rõ ràng sẽ giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của từng phần, từ đó tối ưu hóa việc xếp hạng của Website.
Cấu trúc Silo không chỉ là một phần quan trọng trong việc tổ chức nội dung trang web mà còn là một yếu tố then chốt trong chiến lược SEO. Nó giúp tăng cường sự hiểu biết của công cụ tìm kiếm về nội dung trang web, từ đó cải thiện khả năng hiển thị và tăng thứ hạng trang web trong kết quả tìm kiếm. Dưới đây là một số vai trò cụ thể của cấu trúc Silo đối với SEO website:
Trên thực tế cấu trúc silo được chia thành 2 loại chính là silo vật lý vàsilo ảo. Mỗi loại có đặc điểm và cách thức triển khai riêng, phù hợp với mục tiêu và cấu trúc của từng trang web.
Silo vật lý thể hiện qua cấu trúc thư mục và URL của trang web. Nó tổ chức nội dung theo cách mà các chủ đề và danh mục được phản ánh trong cấu trúc thư mục trang web, tạo nên một hệ thống phân cấp rõ ràng. Điều này giúp người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu cấu trúc và nội dung của trang web.
Silo ảo, không giống như silo vật lý, không phụ thuộc vào cấu trúc thư mục của trang web mà dựa vào cách tổ chức và liên kết nội dung. Bằng cách sử dụng liên kết nội bộ mạnh mẽ giữa các trang liên quan, silo ảo tạo ra một cấu trúc tổ chức "không gian" cho nội dung mà không cần thay đổi cấu trúc thực tế của URL hay thư mục.
Việc xây dựng cấu trúc Website theo cacs modun silo góp phần giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin cũng như công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu và lập chỉ mục cho nội dung của bạn. Dưới đây là các phương pháp tạo cấu trúc silo cho website của bạn.
Silo chiến lược là cách tiếp cận cấu trúc nội dung dựa trên nguyên tắc phân loại thông tin thành các nhóm chính, mỗi nhóm đại diện cho một chủ đề cụ thể. Mỗi silo này sau đó được chia nhỏ thành các chủ đề con, tạo ra một hệ thống phân cấp thông tin có tổ chức. Để xây dựng silo chiến lược, bạn cần thực hiện các bước sau:
Silo theo Category được hiểu là phân loại nội dung trên Website theo các chủ đề hoặc danh mục cụ thể. Qua phương pháp này, bạn sẽ tạo ra một cấu trúc rõ ràng và có tổ chức. Dưới đây là các bước cụ thể để triển khai Silo Theo Category:
Bước đầu tiên trong việc tạo silo theo category là xác định các chủ đề chính của website. Mỗi chủ đề sẽ tạo nền tảng cho một danh mục riêng biệt. Để xác định chủ đề:
Sau khi xác định được các chủ đề, tiếp theo là phân loại và tạo nội dung cụ thể cho từng loạt bài viết trong mỗi danh mục. Mỗi loạt bài viết nên:
Một yếu tố quan trọng trong cấu trúc silo là việc xây dựng liên kết nội bộ chất lượng - link building. Điều này đòi hỏi việc kiểm tra và đánh giá cách thức bạn tạo liên kết giữa các bài viết và trang trong cùng một danh mục. Khi tiến hành kiểm tra link building bạn cần:
Cần đảm bảo mỗi rằng mỗi bài viết trong danh mục phải có ít nhất một liên kết đến trang đích ví dụ như trang landing page của danh mục hoặc bài viết pillar chính. Điều này góp phần:
Phương pháp silo theo vòng tròn được hiểu là các trang trên Website được liên kết với nhau theo một cấu trúc vòng tròn. Điều này góp phần tăng cường sự liên kết nội bộ và phân phối PageRank một cách hiệu quả trong toàn bộ website. Cách tiếp cận này thường được sử dụng trong các website có lượng nội dung lớn và đa dạng. Để áp dụng silo theo vòng tròn, bạn nên:
Trên thực tế bạn có thể ứng dụng đan xen các cấu trúc silio trên cùng một Website. Ví dụ bạn có thể sắp xếp các danh mục sản phẩm của mình theo cấu trúc silo category nhưng vẫn có thể quản lý sản phẩm của mình thông qua cấu trúc silo theo vòng. Hy vọng nội dung bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về “Silo là gì”. Bạn nên xác định rõ cấu trúc dữ liệu của Website từ sớm để tối ưu hóa việc quản lý nội dung trên site cũng như giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về trang Web của mình.