Thẻ meta là một loại thẻ HTML được sử dụng để cung cấp thông tin cho các công cụ tìm kiếm và người dùng về nội dung của một trang web. Thẻ meta không hiển thị trên trang web, mà chỉ xuất hiện trong mã nguồn HTML. Thẻ meta có thể ảnh hưởng đến việc xếp hạng và hiển thị của trang web trên kết quả tìm kiếm, do đó rất quan trọng đối với Seo.
Thẻ Meta Title là thẻ được sử dụng để đặt tiêu đề cho bài viết trên website, chứa từ khóa chính mà bạn muốn tối ưu hóa. Thẻ Meta Title sẽ hiển thị khi người dùng tìm kiếm trên Google. Thẻ Meta Title nên ngắn gọn, thường chỉ nên từ 65 - 70 ký tự, vì nếu quá dài thì sẽ không hiển thị được hết trên trang kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, thẻ này cũng nên chứa từ khóa chính ở đầu để tối ưu SEO. Thẻ cũng cần được viết ấn tượng, độc đáo để thu hút người dùng.
Cú pháp thẻ Meta Title:
<meta name=”title” content=”mô tả” />
Thẻ Meta Description là thẻ được sử dụng để mô tả nội dung của bài viết hoặc lời kêu gọi hành động. Thẻ sẽ hiển thị dưới tiêu đề của kết quả tìm kiếm, giúp người dùng có cái nhìn tổng quan về bài viết và thu hút họ nhấp vào. Thẻ Meta Description nên dài khoảng 150 - 160 ký tự và chứa từ khóa.
Cú pháp thẻ Meta Description:
<meta name=”description” content=”mô tả” />
Thẻ Meta Robots
Thẻ Meta Robots được sử dụng để chỉ dẫn cho các công cụ tìm kiếm về việc lập chỉ mục và theo dõi liên kết của trang web. Thẻ meta robots có thể có các giá trị như index, noindex, follow, nofollow, noarchive, nosnippet, noodp, noydir. Bạn có thể sử dụng thẻ Meta Robots để ngăn các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục những trang web không mong muốn hoặc không liên quan đến nội dung chính của bạn.
Cú pháp thẻ Meta Robots:
<meta name=”robots” content=”noodp,index,follow” />
Thẻ Meta Revisit After được sử dụng để yêu cầu các công cụ tìm kiếm quay lại lập chỉ mục lại trang web sau một khoảng thời gian nhất định. Thẻ này có thể có các giá trị như days, weeks, months hoặc never. Bạn có thể sử dụng thẻ meta revisit after để cập nhật nội dung mới của trang web cho các công cụ tìm kiếm.
Cú pháp thẻ Meta Revisit After:
<meta name=’revisit-after’ content=’1 days’ />
Thẻ Meta Content Language được sử dụng để chỉ ra ngôn ngữ chính của nội dung trang web. Bạn có thể sử dụng thẻ này để giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được ngôn ngữ của trang web và hiển thị cho người dùng phù hợp.
Cú pháp thẻ Meta Content Language:
<meta http-equiv=”content-language” content=”vi” />
Thẻ Meta Content Type dùng để khai báo hệ thống ký tự trên trang web sử dụng HTML 4.01. Thẻ này giúp các công cụ tìm kiếm biết được nội dung trang web được mã hóa ký tự ra sao để hiển thị thông tin một cách tốt nhất.
Cú pháp thẻ Meta Content Type:
<meta http-equiv=”Content-Type” content=”text/html; charset=utf8″ />
Thẻ này được sử dụng để điều chỉnh kích thước và tỷ lệ của trang web trên các thiết bị khác nhau, nhất là các thiết bị di động. Bạn có thể sử dụng thẻ Meta Viewport để tạo trang web thân thiện với người dùng và tối ưu SEO cho người dùng thiết bị di động.
Cú pháp thẻ Meta Viewport:
<meta name=”viewport” content=”...“>
Thẻ Meta GEO là một đoạn code được chèn vào website với mục đích cung cấp các thông tin về địa lý của doanh nghiệp cho bộ máy tìm kiếm. Thẻ này sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng nhận được đề xuất tìm kiếm cho những người dùng ở gần, giúp họ tìm kiếm doanh nghiệp dễ dàng hơn.
Cú pháp thẻ Meta GEO:
<meta name=”google” content=”nositelinkssearchbox” />
Thẻ Meta Sitelink Search Box được sử dụng để kích hoạt hộp tìm kiếm nội bộ của trang web khi hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google. Bạn có thể sử dụng thẻ này để giúp người dùng nắm được nội dung có trên trang web của bạn một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Cú pháp thẻ Meta Sitelink Search Box:
<meta name=”google” content=”nositelinkssearchbox” />
Ngoài các loại thẻ Meta quan trọng trong SEO đã nêu trên, còn có một số loại thẻ Meta không quan trọng hoặc không còn được các công cụ tìm kiếm sử dụng nữa, ví dụ như:
Qua bài viết, Vinalink đã giải đáp cho bạn câu hỏi “thẻ Meta là gì”. Thẻ Meta là một loại thẻ HTML quan trọng trong SEO, giúp cung cấp thông tin cho các công cụ tìm kiếm và người dùng về nội dung của trang web. Bạn đã được chia sẻ chi tiết về các loại thẻ Meta quan trọng với SEO cũng như những loại thẻ không quan trọng. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!