Logo
CẨM NANG  Cẩm nang SEO

Trustrank là gì? Tầm quan trọng và cách tăng trustrank cho website

18:32 | 19/04/2024
Đối với người làm SEO, TrustRank không chỉ là một thuật ngữ mà còn là một tiêu chí quan trọng để nâng cao uy tín của trang web trong mắt người dùng và cả các công cụ tìm kiếm. Nhưng Trust là gì, TrustRank là gì và Google kiểm tra độ trust website như thế nào? Hãy cùng Vinalink tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết hôm nay!

1. TrustRank là gì?

TrustRank là gì? TrustRank là một thuật ngữ dùng để đo lường mức độ uy tín và đáng tin cậy của một trang web, dựa trên mối quan hệ liên kết với các trang web được xác định là đáng tin cậy. Đây không chỉ là một con số, mà nó còn phản ánh của sự uy tín và chất lượng của trang web. 

Trang web có TrustRank cao thường được xem là đáng tin cậy và có uy tín, trong khi trang web có TrustRank thấp thường được coi là kém chất lượng.

2. Vì sao trustrank lại quan trọng đối với SEO?

TrustRank đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO. Ví dụ, một bài viết tốt có thể gặp khó khăn trong việc lên top nếu được đăng trên một trang web có TrustRank thấp. Vì thế bài viết này cần phải được hỗ trợ bằng việc xây dựng liên kết và tối ưu hóa nội bộ trên trang web. Đó chính là cách Trust Rank ảnh hưởng đến SEO của một trang web.

Tuy nhiên, nếu bài viết được đăng trên các trang có TrustRank cao thì chắc chắn sẽ nhanh chóng đạt được vị trí hàng đầu trong kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, không website nào có trustrank cao ngay từ lúc đầu. 

Vì sao trustrank lại quan trọng đối với SEO

Cần phải đầu tư nhiều nội dung chất lượng và duy trì hoạt động ổn định của trang web để nhận được sự đánh giá uy tín từ người dùng. Để cải thiện chỉ số Trust Rank đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định. Khi một trang web có một mức độ tin cậy cao, thì gần như mọi bài viết trên trang web đó đều có khả năng đạt được vị trí hàng đầu.

Tóm lại, TrustRank là tổng hợp của các thuật toán Google dùng để đánh giá chất lượng và lưu lượng truy cập của trang web để xác định độ uy tín. Google liên tục cải tiến thuật toán để đo lường TrustRank một cách chính xác và nhanh chóng hơn. 

3. Cách hoạt động của TrustRank 

TrustRank hoạt động như một bộ lọc, nhận diện và đánh giá các trang chứa liên kết và nội dung đáng tin cậy như là những tài nguyên có giá trị. Trong khi đó, những trang chứa nội dung và liên kết không tin cậy sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng của trang web trong thời gian dài nếu không có biện pháp khắc phục.

Các công cụ tìm kiếm có thể sử dụng thông tin từ chú thích và uy tín của các chuyên gia để xếp hạng các kết quả tìm kiếm theo truy vấn. Mặc dù không công bố các tiêu chí cụ thể để đánh giá, nhưng việc liên tục cải thiện trang web là một chiến lược thông minh nhất. Những trang web có chỉ số TrustRank cao thường sẽ đứng đầu trong kết quả tìm kiếm, thu hút lượng truy cập lớn từ người dùng và tăng cơ hội tiếp cận thông tin trên trang web. 

4. Những yếu tố ảnh hưởng đến trustrank

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến TrustRank của một trang web, bao gồm:

  • Tên miền (domain): Tên miền có tuổi đời lâu thường thu hút lượng truy cập cao và được nhắc đến nhiều nơi, điều này đồng nghĩa với độ tin cậy cao được đánh giá cao. Ngoài ra, các tên miền phát triển tự nhiên, không bị spam hoặc bị phạt bởi Google cũng sẽ có điểm TrustRank cao.
Những yếu tố ảnh hưởng đến trustrank
  • Backlink: Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến độ uy tín của website. Vì vậy, từ khi bắt đầu xây dựng website, việc tìm kiếm các trang có PageRank cao để xây dựng liên kết là rất quan trọng để tăng điểm Trust Rank. Đặc biệt, các liên kết từ các tên miền có đuôi edu, org hoặc gov sẽ đem lại hiệu quả tốt.
  • Lỗi 404 Not Found: Số lượng lỗi càng ít, điểm Trust Rank càng tăng lên và ngược lại.
  • Hạn chế các Internal Link: Nếu liên kết chuyển hướng sang các trang web khác, bạn cũng đang truyền Page Rank từ trang web của mình sang. Điều này sẽ giảm độ tin cậy của trang web và giảm điểm TrustRank.

5. Phân biệt giữa Pagerank và TrustRank

Pagerank và Trustrank đều là thuật toán của Google, nhưng chúng cũng có sự khác biệt. Trust Rank được xem như là phiên bản nâng cấp của Page Rank.

Page Rank dựa trên số lượng backlink trỏ về một trang để đánh giá xếp hạng. 

Trust Rank ngoài tính điểm từ backlink, nó còn tính điểm SPAM, từ đó đánh giá độ uy tín của trang web. Một trang web được đánh giá cao là khi đáp ứng tiêu chuẩn về backlink và không có điểm SPAM.

Phân biệt giữa Pagerank và TrustRank

Ngày nay, Pagerank không còn được sử dụng nhiều, trong khi Trustrank vẫn đang được phát triển và cải thiện. Ưu điểm của Trustrank là người dùng có thể đánh giá được trang web có SPAM, link xấu không. 

Trong chỉ số Trustrank, điểm SPAM càng cao, trang web càng có nguy cơ bị tụt hạng tìm kiếm. Do đó, một bài viết chất lượng cần có backlink không có dấu hiệu SPAM. 

Một trang web có Pagerank cao không đồng nghĩa sẽ lên top trong kết quả tìm kiếm, nhưng nếu có Trust Rank tốt, khả năng lên top là rất cao.

6. Cách tăng Trust Rank cho Website hiệu quả

Sau đây là những cách để tăng Trustrank cho trang web hiệu quả:

6.1 Xây dựng Backlink chất lượng

Backlink chất lượng là những liên kết từ các trang web khác trỏ về trang của bạn. Khi các website uy tín liên kết đến web của bạn, đó là một minh chứng về tính đáng tin cậy của nội dung bạn cung cấp. Google đánh giá điều này là tích cực, giúp nâng cao TrustRank cho trang web của bạn. Nhưng phải đảm bảo rằng các backlink không có tín hiệu SPAM. Vì website mà có điểm SPAM cao thì sẽ bị Google. 

6.2 External link chứa những chủ đề liên quan

External link gắn trong bài viết cần phải chất lượng và có liên quan với cùng chủ đề. Điều này cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá tính của trang web.

6.3 Nội dung chất lượng

Các bài viết chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm mang lại giá trị cho độc giả sẽ được Google đánh giá cao và mang lại nhiều điểm TrustRank. Không chỉ vậy, cung cấp nội dung chất lượng còn có thể thu hút sự quan tâm và tín nhiệm từ người dùng nữa. 

Cách tăng Trust Rank cho Website hiệu quả

6.4 Hạn chế lỗi 404

Lỗi 404 xảy ra khi người dùng truy cập vào các trang không tồn tại hoặc đã bị xóa. Điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng. Khi hạn chế được lỗi 404, bạn tạo ra một trải nghiệm người dùng tốt hơn và chứng minh rằng trang web của bạn được quản lý và duy trì một cách chuyên nghiệp, từ đó nâng cao điểm TrustRank. Các nguyên nhân gây ra lỗi 404 thường là thay đổi đường dẫn link, lỗi mod_rewrite hoặc mã code không chính xác.

6.5 Tăng sự tương tác trên trang

Chuyển đổi từ HTTP sang HTTPS không chỉ tăng cường bảo mật mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc tăng TrustRank. HTTPS mã hóa thông tin giữamáy chủ và trình duyệt của người dùng, bảo vệ dữ liệu khỏi việc bị trộm cắp.

6.6 Bảo mật web (HTTPS)

Tăng tương tác trên web bằng cách khuyến khích người dùng bình luận, chia sẻ hoặc tương tác với các nút CTA. Trang web có tương tác nghĩa là người dùng có hứng thú với nội dung của bạn, điều này có ảnh hưởng tích cực đến Google.

Vinalink vừa chia sẻ cho các bạn TrustRank là gì và tầm quan trọng của nó ra sao. Bằng cách áp dụng các chiến lược tăng TrustRank hiệu quả, bạn có thể cải thiện vị trí của trang web của mình trong kết quả tìm kiếm và thu hút nhiều lượng truy cập hơn từ người dùng. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài!

Call Zalo Messenger