Hoạch định chiến lược Marketing là quá trình nghiên cứu, phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, xác định mục tiêu và xây dựng chiến lược marketing phù hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra. Hoạch định chiến lược marketing là một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện về thị trường, khách hàng, đối thủ, cơ hội, thách thức … Dựa trên các thông tin nghiên cứu được để làm cơ sở ra các quyết định chiến lược về marketing.
Hoạch định chiến lược marketing đóng vai trò cực kỳ quan trọng:
Dưới đây là 5 loại hoạch định chiến lược phổ biến:
Trong nội dung của bài viết, Vinalink sẽ hướng dẫn bạn các bước để hoạch định chiến lược Marketing cho doanh nghiệp của mình. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Đầu tiên, bạn cần nghiên cứu thị trường, cụ thể là nghiên cứu về lĩnh vực, ngành nghề bạn kinh doanh. Bạn cần đánh giá được nhu cầu của thị trường, xu hướng của thị trường, các đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu … Đồng thời doanh nghiệp cũng cần phân tich các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp, từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho giai đoạn tiếp theo.
Bước tiếp theo, bạn cần định vị thương hiệu. Bạn cần khắc sâu vào trong tâm trí của khách hàng “bạn là ai”, bạn cung cấp gì, tại sao khách hàng nên lựa chọn bạn … Định vị thương hiệu sẽ giúp bạn tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đây là bước cực kỳ quan trọng trong hoạch định chiến lược Marketing, nếu làm tốt được khâu này sẽ giúp doanh nghiệp tăng được khả năng cạnh tranh và kinh doanh hiệu quả hơn trong phân khúc thị trường đã lựa chọn.
Ở bước này, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu cu thê doanh nghiệp muốn đạt được là gì. Mục tiêu nên được đặt theo nguyên tắc SMART để đảm bảo cụ thể, khả thi, liên quan đến mục tiêu khác của doanh nghiệp, có thể đo lường được và có xác định một thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Xác định được mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp tập trung và tối ưu hóa các hoạt động marketing của mình, giúp đạt hiệu quả cao nhất.
Sau khi đã nghiên cứu thị trường => lựa chọn thị trường mục tiêu => định vị thương hiệu => xác định mục tiêu marketing thì bước tiếp theo bạn cần làm là thiết lập một chiến lược marketing cụ thể. Chiến lược cần phù hợp với thị trường mục tiêu, khẳng định được định vị thương hiệu và giúp đạt được mục tiêu marketing. Bạn có thể sử dụng các mô hình kinh điển như mô hình 4P, mô hình 7P (ngành dịch vụ), mô hình 6P (ngành FMCG), mô hình S.A.V.E (ngành Technology) … để thiết lập chiến lược Marketing.
Bước tiếp theo là thực hiện chiến lược đã thiết lập. Bạn sẽ đưa ra các quyết định mang tính chiến thuật, triển khai ở đây. Ví dụ, bạn chọn kênh truyền thông nào, thông điệp truyền thông là gì, phân phối theo kênh nào, giá bán theo từng giai đoạn ra sao …
Bước cuối cùng và bạn đánh giá hiệu quả của chiến lược và tối ưu để chiến lược hiệu quả hơn. Ở bước này, bạn cần có các chỉ tiêu để đánh giá kết quả (như số lượng khách hàng mới, doanh số bán hàng, tỷ lệ chuyển đổi …), công cụ đo lường thích hợp (ví dụ như đo lường trên Website thì sử dụng các công cụ như Google Analytic, Google Search Console …). Khi đã đo lường, bạn sẽ tổ chức các cuộc họp với đội ngũ marketing để đánh giá, đưa ra các giải pháp giúp tối ưu chiến lược.
Hoạch định chiến lược và hoạch định chiến thuật có những điểm khác biệt cơ bản như sau:
So sánh |
Hoạch định chiến lược |
Hoạch định chiến thuật |
Mục đích |
Nâng cao hiệu suất kinh doanh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp |
Thực hiện kế hoạch và chiến lược cụ thể |
Thời gian |
Tối thiểu tầm 2 năm |
Tối đa khoảng 1 năm |
Tính chất |
Xác định các quyết định toàn diện về vấn đề như mục tiêu, sự khác biệt cạnh tranh, môi trường và tài nguyên |
Xác định các hoạt động cụ thể và kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu |
Tần suất |
Khoảng 3 năm 1 lần |
Khoảng 6 tháng 1 lần |
Cấp quản lý |
Nhà quản trị cấp cao và cấp trung |
Quản lý cấp trung, đội ngũ nhân viên |
Mức độ |
Liên quan đến các vấn đề lớn và quan trọng đối với tổ chức |
Liên quan đến các vấn đề nhỏ hơn và có tầm ảnh hưởng hẹp hơn đối với tổ chức |
Qua bài viết, Vinalink đã giúp bạn nắm được chi tiết các thông tin về hoạch định chiến lược Marketing. Hoạch định chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu rõ ràng, vận hành tối ưu, luôn nắm bắt được thông tin thị trường và nâng cao tinh thần đội ngũ. Hãy áp dụng quy trình 6 bước Vinalink đã chia sẻ để lập chiến lược marketing cho doanh nghiệp của mình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!