Bạn có biết rằng broken link (link gãy) là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến SEO và trải nghiệm người dùng của website? Bạn có biết đâu là những nguyên nhân dẫn đến broken link, làm thế nào để kiểm tra và xử lý broken link? Hãy cùng Vinalink tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây!
Broken link hay link gãy là những liên kết không hoạt động, khi người dùng nhấp vào sẽ bị dẫn đến trang web không tồn tại hoặc báo lỗi 404. Broken link có thể xuất hiện trên website của bạn hoặc trên các website khác mà bạn liên kết đến.
Ví dụ, bạn có thể có một liên kết đến một bài viết hay một sản phẩm trên website của mình, nhưng sau đó bạn đã xóa hoặc thay đổi URL của nó. Khi đó, liên kết đó sẽ trở thành broken link. Hoặc bạn có thể có một liên kết đến một website khác, nhưng website đó đã ngừng hoạt động hoặc thay đổi URL. Khi đó, liên kết đó cũng sẽ trở thành broken link.
Nếu website của bạn có nhiều broken link, điều này sẽ khiến Google khó khăn trong việc thu thập và phân tích dữ liệu của bạn. Thông thường, các bot của công cụ tìm kiếm sẽ đi theo các liên kết từ trang này đến trang khác, từ website khác đến website của bạn … để thu thập dữ liệu. Khi gặp các broken link, bot sẽ không thể quét dữ liệu vì tại các trang này không có thông tin để thu thập. Khi đó,quá trình index làm mới trang web của bạn sẽ bị ngừng lại, ảnh hưởng đến SEO.
Ngoài ra, broken link cũng có thể làm giảm giá trị của các liên kết đến website của bạn từ các website khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số Domain Authority và Page Authority của website - là những chỉ số đánh giá sức mạnh xếp hạng của website. Khi các chỉ số này giảm đồng nghĩa thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm có thể thấp hơn.
Nếu website của bạn có nhiều broken link, điều này sẽ gây ra sự khó chịu, thất vọng và bực bội cho người dùng. Người dùng sẽ cảm thấy website của bạn không được cập nhật, không chuyên nghiệp và không tin cậy. Họ sẽ có xu hướng rời khỏi website của bạn và tìm kiếm các website khác có nội dung và liên kết hoạt động tốt hơn.
Khi website có nhiều broken link, tỷ lệ thoát trang của người dùng sẽ tăng lên và thứ hạng website của bạn sẽ bị tụt. Và khi thứ hạng thấp, tỷ lệ người dùng nhấp vào trang của bạn cũng sẽ giảm đi. Khi đó, bạn sẽ tiếp cận được ít khách hàng tiềm năng hơn, dẫn đến doanh thu giảm.
Ngoài ra, broken link cũng sẽ làm giảm tỷ lệ chuyển đổi do ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Điều này cũng sẽ khiến doanh thu của bạn giảm đáng kể.
Link gãy làm giảm khả năng tiếp cận của người dùng đến trang web của bạn, gây ảnh hưởng lớn đến thứ hạng của trang web trên trang kết quả tìm kiếm. Bên cạnh đó, broken link cũng khiến người dùng cảm thấy thất vọng và không còn tin vào trang web. Khi người dùng tìm kiếm từ khóa và trang web xuất hiện thì họ cũng sẽ có xu hướng bỏ qua không nhấp vào.
Nếu website của bạn có nhiều broken link, điều này sẽ làm giảm độ tin cậy của người dùng cho website do khiến cho người dùng nghi ngờ về sự chuyên nghiệp, cập nhật và bảo mật của website. Người dùng sẽ không muốn tiếp tục sử dụng hoặc sẽ không chia sẻ website của bạn cho người khác.
Nếu website của bạn có nhiều broken link, điều này sẽ làm giảm hạng website do ảnh hưởng đến SEO. Website của bạn sẽ bị đánh giá thấp hơn và xuất hiện ít hơn trên các kết quả tìm kiếm. Khi đó số lượng người dùng vào trang web của bạn sẽ ít hơn và kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực khác như tiếp cận được ít khách hàng tiềm năng hơn, giảm doanh thu …
Broken link có thể xuất hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có:
Để kiểm tra broken link trên website của bạn, bạn có thể sử dụng một trong các cách sau:
Broken Link Check là một công cụ miễn phí và dễ sử dụng để kiểm tra broken link trên website. Bạn chỉ cần nhập URL của website vào ô tìm kiếm và nhấn nút “Tìm kiếm các liên kết bị hỏng”. Công cụ sẽ quét toàn bộ trang web của bạn và hiển thị danh sách các broken link.
Ưu điểm lớn nhất của công cụ này là bạn không cần phải tool hay ứng dụng về máy. Tuy nhiên, với các URL quá cũ thì công cụ này không thể quét hết toàn bộ các URL trên trang web, do đó vẫn có thể có những broken link không được kiểm tra.
Bạn có thể truy cập công cụ Broken Link Check tại đây.
Nếu bạn sử dụng WordPress làm nền tảng cho website của bạn, bạn có thể sử dụng plugin Broken Link Checker để kiểm tra broken link. Plugin này sẽ quét toàn bộ website của bạn và thuận tiện trong việc theo dõi các liên kết trên trang gồm cả outlink, internal link, link ảnh … Bạn có thể cài đặt và sử dụng plugin này hết sức đơn giản bằng cách gõ “ Broken Link Checker” trong phần cài mới của Wordpress và chọn “Cài đặt”.
Nếu bạn không muốn cài đặt plugin hoặc muốn kiểm tra broken link trên các website khác ngoài website của bạn, bạn có thể sử dụng các tiện ích kiểm tra link gãy ngay trên trình duyệt web. Một số tiện ích phổ biến và hiệu quả là:
Một cách khác để kiểm tra các link gãy là sử dụng GG Search Console. Công cụ này sẽ cho bạn biết các link gãy trên site sau khi quá trình thu thập dữ liệu được hoàn tất. Google Bot sẽ lập một báo cáo “không thể thu thập dữ liệu”, bạn có thể biết chính xác đâu là những broken link trên trang web.
Bạn có thể truy cập Google Search Console tại đây.
Sau khi kiểm tra được các broken link trên website, bạn cần xử lý chúng một cách kịp thời và hiệu quả để tránh chúng gây ảnh hưởng đến website. Bạn có thể tham khảo một số cách dễ áp dụng dưới đây:
Công cụ Ahrefs là một trong những công cụ có nhiều tiện ích nhất cho người làm SEO, trong đó có xử lý broken link. Bạn thực hiện theo hai bước sau:
Bước 1: Kiểm tra các backlink gãy trên website và khôi phục chúng: Bạn nhập tên miền của mình vào mục Site explorer => chọn mục Outgoing links => chọn Broken Links như hình dưới:
Bạn sẽ có được kết quả thống kê của các link bị hỏng. Bạn nhấp chuột vào từng link thuộc mục anchor and link để biết vì sao mất link. Ví dụ với các link trong ảnh minh họa đều báo lỗi 404 thì có nghĩa là trang liên kết đã bị xóa. Nếu các link này là link miễn phí thì bạn sẽ bỏ backlink này, còn nếu là link bạn mua thì bạn liên hệ với quản trị web của website liên kết để yêu cầu trỏ link lại.
Bước 2: Kiểm tra các internal link bị hỏng trên website: Xử lý các internal link bị hỏng thì sẽ đơn giản hơn so với xử lý các backlink bị hỏng. Bạn truy cập vào Ahrefs, điền tên miền web của bạn vào mục Site Explorer => chọn Best by links của Pages => chọn Internal link như hình dưới:
Bạn sẽ được trả một bảng thống kê các internal link bị gãy. Bạn có thể xóa trực tiếp các link này trực tiếp trên chính bài viết hoặc có thể thay thế link bị gãy bằng một internal link mới có nội dung liên quan để tăng trải nghiệm cho người dùng.
Semrush cũng là một công cụ rất tố để người làm SEO xử lý các broken link trên website. Cách xử lý như sau:
Bước 1: Tìm broken link bằng công cụ kiểm tra trang web. Trước tiên bạn cần tạo dự án mới, tại phần thanh công cụ bạn chọn mục “Add new project”.
Bước 2: Chọn Site Audit như hình dưới để chạy kiểm tra trang web, lúc này công cụ sẽ nhắc bạn cài đặt lại cấu hình để kiểm tra.
Bạn có thể giới hạn số lượng các trang web bạn cần kiểm tra và có thể bỏ qua các trang không cần thiết. Sau khi hoàn tất công cụ sẽ trả về bảng thống kê các liên kết bị hỏng.
Bước 3: Sửa liên kết bị gãy bằng cách cập nhật một liên kết mới hoặc xóa chúng ra khỏi trang web của bạn.
Một công cụ xử lý link gãy khác bạn có thể sử dụng hiệu quả là Google Search Console. Tại giao diện của công cụ, bạn chọn mục “Liên kết”, sau đó chọn mục “Liên kết bên ngoài” hoặc “Liên kết bên trong” hoặc “Liên kết bên ngoài”, để biết được tổng số internal link và backlink trên trang. Công cụ này sẽ không cho bạn bảng thống kê các broken link mà cách làm đó là bạn kiểm tra thủ công, do đó tốn nhiều thời gian.
Kết luận:
Broken link là những liên kết không hoạt động, khi người dùng nhấp vào sẽ bị dẫn đến trang web không tồn tại hoặc báo lỗi 404. Broken link có thể ảnh hưởng tiêu cực đến SEO, trải nghiệm người dùng, doanh thu và độ uy tín của website. Để kiểm tra và xử lý broken link hiệu quả nhất, bạn có thể sử dụng các công cụ, plugin, tiện ích hoặc Google Search Console. Bạn có thể liên hệ với Vinalink để được các chuyên gia SEO hỗ trợ xử lý broken link. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn!