CẨM NANG  Cẩm nang SEO

Core Web Vitals là gì? Các chỉ này ảnh hưởng tới SEO như thế nào?

14:27 | 08/11/2023

Core Web Vitals là những yếu tố giúp khắc phục trải nghiệm người dùng kém trên trang Web của bạn. Core Web Vitals được đo lường dựa trên 4 số liệu thực tế là LCP, FID, và CLS. Vậy báo cáo các chỉ số quan trọng về trang Web này ảnh hưởng trực tiếp như thế nào đến SEO? Cùng Vinalink khám phá rõ hơn trong bài viết sau.

1. Core Web Vitals là gì?

Core Web Vitals hay Báo cáo về các chỉ số quan trọng của Website nhằm giúp bạn cải thiện trải nghiệm của người dùng tốt hơn khi truy cập vào trang Web của Doanh nghiệp. Bản cập nhập này được Google công bố vào năm 2021 [1] và cho đến thời điểm hiện tại bạn có thể thấy rõ sự ưu tiên của Google với trải nghiệm người dùng.

 
1. Core Web Vitals là gì?

Thông qua Google Search Console và Chrome UX Report, Google sẽ tiến hành đo lường các chỉ số liên quan từ đó thể hiện được hiệu suất trang Web của bạn. Mỗi chỉ số thể hiện cho sự đánh giá của trải nghiệm người dùng về một yếu tố nào đó trên trang Web. Dựa trên báo cáo Core Web Vitals bạn có thể tiến hành Audit trang Web của mình để đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

2. Tại sao Core web Vitals quan trọng trong SEO?

Theo thông báo của Google Search Central thì Core web Vitals là một trong những thông số quan trọng của Google trong việc đánh giá xếp hạng tìm kiếm của Website. Do vậy không thể phủ nhận mức quan trọng của Báo cáo về các chỉ số quan trọng của Website này.

Nếu bạn quan sát kỹ bạn sẽ thấy phần lớn những trang không được index là những trang có chỉ số Core web Vitals vượt quá ngưỡng cho phép. Trong báo cáo của Google Search Console sẽ chỉ rõ vấn đề của từng URL để bạn có thể dễ dàng audit lại nội dung nhằm gia tăng chất lượng trải nghiệm của khách hàng hơn.

 
Tại sao Core web Vitals quan trọng trong SEO?
 

3. 3 Chỉ số LCP, FID và CLS của Core Web Vitals

Để hiểu rõ hơn về Báo các các chỉ số quan trọng của Google cũng như tầm quan trọng của thuật toán này với SEO bạn cần quan tâm đến các chỉ số liên quan đến Core web Vitals. Theo thông báo chính thức của Google [1], phạm vi hiệu suất đối với từng thông số cụ thể như sau:

 

Tốt

Cần cải thiện

Kém

LCP (Thời gian hiển thị nội dung lớn nhất)

<= 2,5 giây

<= 4 giây

> 4 giây

FID (Thời gian phản hồi lần tương tác đầu tiên)

<= 100 mili giây

<= 300 mili giây

> 300 mili giây

CLS (Điểm số tổng hợp về mức thay đổi bố cục)

<= 0,1

<= 0,25

> 0,25

3.1 Largest Contentful Paint (LCP)

LCP - Largest Contentful Paint đây là chỉ số đo lường thời gian hiển thị nội dung lớn nhất trên Website của bạn. Ví dụ như một trang chủ của một Website thương mại điện tử thường có rất nhiều banner hình ảnh có kích thước lớn vậy LCP sẽ đo lường thời gian hiển thị banner hình ảnh khi có khách hàng truy cập.

 
Largest Contentful Paint (LCP)

3.2 First Input Delay (FID)

FID- First Input Delay là chỉ số thể hiện thời gian phản hồi lần tương tác đầu tiên. Nếu bạn đã từng nghe đến khái niệm Heatmap bạn sẽ hiểu FID có tính quan trọng như thế nào. Những tương tác đầu tiên của người dùng trên Website sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn hành vi của người dùng trên Web. Từ đó bạn điều chỉnh hay bổ sung thêm những nội dung cần thiết để đem lại tính chuyển đổi hơn.

First Input Delay (FID)

3.3 Cumulate Layout Shift (CLS)

INP - Interaction To Next Paint, đây là chỉ số biểu thị cho Điểm số tổng hợp về mức thay đổi bố cục. Chỉ số này được đo lường theo thang điểm có giá trị từ 0 trở lên, nếu trang Web càng thường xuyên thay đổi bố cục thì chỉ số này càng lớn ( tất nhiên Goole khuyến cáo nó nên bằng 0).

4. Công cụ hỗ trợ phân tích chỉ số Core Web Vitals

Một trong những công cụ hỗ trợ phân tích Core Web Vitals chính xác nhất đó chính là Google Search Console. Như đã trình bày ở trên, những trang Web có LCP hay FID hay CLS thấp sẽ không được index và bạn hoàn toàn thấy được lỗi này khi Google Search Console thông báo. Bạn hoàn toàn có thể check được chính xác URL nào đang bị lỗi và lỗi chính xác ở thông số nào để tiến hành Audit tốt hơn.

 
Công cụ hỗ trợ phân tích chỉ số Core Web Vitals
 

Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng PageSpeed Insights để tiến hành Audit cho tốc độ tải trang của Website. Ưu điểm nổi bật của Google PageSpeed chính là bạn có thể tiến hành kiểm tra chi tiết hiệu suất tải tải trang cho cả giao diện Website lẫn bản điện thoại. Một số nhận định cho biết Pagespeed lớn hơn 80 là tốt.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng Web Vitals Extension có sẵn trong Google Chrome. Bạn chỉ cần truy cập vào kho ứng dụng của Google rồi tải ứng dụng hoàn toàn miễn phí này. Web Vitals Extension cho bạn thấy rõ báo cáo liên quan của 3 chỉ số là LCP- FID - CLS.

 
Web Vitals Extension

5. Cách kiểm tra Core Web Vitals cho website

Một trong những cách kiểm tra Core Web Vitals đơn giản nhưng lại có độ chính xác cao nhất đó chính là sử dụng Google Search Console. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho bạn về việc kiểm tra Core Web Vitals cho website:

  • Bước 1: Truy cập vào Google Search Console của Domain mà bạn muốn kiểm tra
  • Bước 2: Trong mục “ Tính năng nâng cao" bạn nhấn chọn vào “ Chỉ số thiết yếu về trang Web"
  • Bước 3: Nhấn chọn vào nút “ Báo cáo" và đợi Googlebot tổng hợp thông tin
  • Bước 4: Tiến hành kiểm tra từng URL để biết rõ hơn về các vấn đề mà URLs cần giải quyết để có thể lập chỉ mục 
Cách kiểm tra Core Web Vitals cho website

6. Cách sửa lỗi Core Web Vitals cho website

Trên thực tế mỗi URLs là một case study riêng, không phải lúc nào lỗi LCP của Website này cũng có cách sửa lỗi tương tư với Website kia. Trong nội dung bài viết này chúng ta chỉ tìm hiểu tổng quan về cách fix các lỗi Core Web Vitals một các đơn giản nhất.

Đối với Largest Contentful Paint (LCP):

  • Sử dụng tải tức thì đối với mẫu PRPL.
  • Tối ưu URLs
  • Tối ưu file CSS
  • Tối ưu và nén file hình ảnh, tốt nhất là để hình ở định dạng .webp
  • Tối ưu hoặc xóa phông chữ website
  • Tối ưu hoặc xóa bớt JavaScript (với website do khách hàng hiển thị).
Cách sửa lỗi Core Web Vitals cho website
 

Cách để cải thiện First Input Delay- FID:

  • Giảm tác động của mã bên thứ ba như Google Tag manager, Facebook Pixel
  • Giảm thời gian thực thi đối với JavaScript bằng cách giảm các vòng mạng bằng cách caching mã của bạn với mẫu PRPL
  • Giảm thiểu lượng công việc của chuỗi chính
  • Giữ cho số lượng yêu cầu nhỏ và kích thước chuyển thấp
Cách để sửa Cumulate Layout Shift -CLS:
 

Cách để sửa Cumulate Layout Shift -CLS:

  • Hạn chế quảng cáo và các popup
  • Thiết lập Layout cố định cho các hình ảnh hay video trên Website của bạn
  • Không nên chèn nội dung bên trên nội dung sẵn có của Web
  • Sử dụng hoạt ảnh chuyển đổi, không thay đổi bố cục
Hạn chế quảng cáo và các popup

7. Thông báo chính thức của Google về Core Web Vitals

Như bạn đã biết, Core Web Vitals đóng vai trò quan trọng trong việc xếp hạng SEO của một Website. Yếu tố này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến Google mà nó cũng có tác động mạnh mẽ tới người dùng. 

Theo Goole: “Core Web Vitals này không nhằm mục đích tìm trạng thái của một URL cụ thể mà chỉ để cung cấp thông tin về hiệu suất tổng thể của trang web của bạn và giúp bạn khắc phục những vấn đề ảnh hưởng đến nhiều trang trên trang web đó. Nếu bạn muốn xem dữ liệu về hiệu suất của một URL cụ thể, hãy sử dụng quy trình kiểm tra bên ngoài. Mặc dù bạn có thể xem thông tin chi tiết về một trạng thái, một vấn đề và xem các URL bị ảnh hưởng, nhưng bạn khó có thể tìm được một URL cụ thể trong báo cáo Các chỉ số quan trọng về trang web. “ 

Thông báo chính thức của Google về Core Web Vitals

8. Web Vitals 2023

Năm 2023 là một năm với nhiều biến động, cụ thể trong tháng 8, tháng 9 và tháng 10 vừa qua Google đã liên tục update những thuật toán mới. Theo công bố của Web Dev về báo cáo Core Web Vitals 2023 cần quan tâm một số điểm như:

  • Tải hình ảnh bằng phần tử có thuộc tính src hoặc srcset
  • Ưu tiên hiển thị phía máy chủ (SSR) hơn hiển thị phía máy khách (CSR)
  • Thêm fetch priority="high" vào thẻ của hình ảnh LCP của bạn
  • Không bao giờ đặt loading="lazy" trên thẻ của hình ảnh LCP của bạn
  • Thiết lập rõ các thuộc tính chiều rộng- width và chiều cao- height (hoặc thuộc tính CSS tương đương),....
 
Web Vitals 2023
 

Trải nghiệm của khách hàng luôn là yếu tố quan trọng mà Doanh nghiệp quan tâm do vậy việc Google đặt Core Web Vitals là một trong những thuật toán quan trọng cũng là điều dễ hiểu. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Core Web Vitals và tìm ra câu trả lời riêng cho case study của Website của mình.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 85 Vương Thừa Vũ, Thanh Xuân, Hà Nội | 23 -25 Trần Nhật Duật, Tân Định, Quận 1 (Tầng 5), HCM
  • Hotline: 024-3972. 6746 / 47 | (028)39.68.38.38
  • Email: [email protected]
  • Website: https://vinalink.com/

Nguồn trích dẫn:

[1] Search Console Help

[2] Web Deb, Our top Core Web Vitals recommendations for 2023, 2023

Call Zalo Messenger