CẨM NANG  Cẩm nang SEO

Domain Authority là gì? Cách cải thiện chỉ số DA cho website

19:26 | 20/05/2024
Khi tìm hiểu về SEO, chắc hẳn bạn đã nghe nhiều đến thuật ngữ Domain Authority (DA). Vậy bạn có biết Domain Authority là gì không? DA cao có lợi ích gì cho SEO? Cách cải thiện DA chuẩn nhất? Cùng Vinalink tìm hiểu A-Z ngay sau đây!

 

DA - Domain Authority là gì?

DA - Domain Authority được hiểu đơn giản là điểm xếp hạng website, tính theo thang điểm từ 0-100 được giới thiệu và phát triển bởi Moz - một công ty cung cấp phần mềm hỗ trợ SEO nổi tiếng giúp theo dõi và phân tích thông số Website. DA được tính toán dựa trên các yếu tố liên kết bao gồm các Roots Domain và tổng số các liên kết khác để cho ra một điểm số tổng thể duy nhất.

Do Domain Authority được phát triển bởi bên thứ 3 và không được Google sử dụng để xếp hạng nên điểm số này chỉ áp dụng với mục đích dự đoán sức mạnh cạnh tranh của Website với các đối thủ. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, DA không có sự tác động và bất cứ ảnh hưởng nào đến SERP.

Cách kiểm tra Domain Authority (DA)

Để kiểm tra Domain Authority, bạn chỉ cần vào công cụ “Free Domain Authority Checker” hoàn toàn miễn phí của Moz.

  • Bước 1: Truy cập website: https://moz.com/domain-analysis.
  • Bước 2: Nhập website bạn muốn phân tích vào ô “Enter a domain”.
  • Bước 3: Bấm “Check Authority”.
  • Bước 4: Sau đó, một bảng kết quả sẽ hiện ra bao gồm các chỉ số: Domain Authority, Linking Root Domains (số backlink từ một tên miền duy nhất), Ranking Keywords (số keyword đã được xếp hạng), Spam Score (mức độ spam cảu website),...

Lưu ý: Với công cụ “Free Domain Authority Checker”, bạn sẽ chỉ kiểm tra được Domain Authority 3 lần/ngày.

DA như thế nào được đánh giá là tốt?

Domain Authority trang web của bạn được đánh giá là tốt khi điểm số của của bạn cao hơn so với DA của đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn. DA cao đồng nghĩa với việc rất có khả năng website bạn được đánh giá uy tín và dễ lên TOP hơn các web khác có điểm số thấp hơn.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, Google không sử dụng chỉ số DA làm căn cứ xếp hạng mà sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để đưa trang lên TOP. Do đó, trường hợp trang có DA = 1 (trang web mới mở) có được xếp hạng trong kết quả SERP tốt hơn so với trang có DA cao là điều bình thường.

Làm thế nào để tăng chỉ số DA?

Dưới đây là 9 cách giúp bạn tăng chỉ số DA một cách nhanh nhất:

Đảm bảo web của bạn có tên miền chất lượng

Tên miền là “gương mặt đại diện” để xây dựng uy tín cho website của bạn. Bạn nên chọn một tên miền ngắn gọn, dễ nhớ, dễ tìm kiếm, liên quan đến ngành nghề hoặc tên thương hiệu của bạn. Bạn cũng nên chọn đuôi tên miền mở rộng phù hợp với đối tượng khách hàng của bạn. 

Ví dụ: Bạn có thể chọn đuôi mở rộng “.edu.vn” đối với website giáo dục, “.com” cho website kinh doanh, “.org” cho website cộng đồng hoặc tổ chức chính trị/văn hoá/xã hội,...

Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì tuổi đời của tên miền càng lâu càng tốt. Tuổi đời của tên miền cho thấy sự ổn định và tin cậy của website. Bạn nên gia hạn tên miền ít nhất là 3-5 năm hoặc lâu hơn.

Đảm bảo Content chất lượng và liên tục

Nội dung là linh hồn của website. Để đạt DA cao, bạn cần phải sản xuất nội dung chất lượng và mang lại giá trị cho người đọc, liên quan đến từ khóa và ngành nghề của bạn. 

Nội dung của bạn cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Độ dài: Nội dung của bạn cần phải đủ dài để bao quát được các thông tin cần thiết, nhưng không quá dài để gây nhàm chán cho người đọc. Những nội dung có độ dài trung bình từ trên 1000 từ sẽ được đánh giá cao hơn và khả năng xếp hạng tốt hơn trên Google.
  • Độ độc đáo (unique): Nội dung của bạn cần phải là do bạn tự viết, không sao chép hoặc trùng lặp với nội dung của website khác. Độ độc đáo của nội dung nên từ 90 - 95% trở lên để được Google đánh giá cao. Bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra độ trùng lặp như Copyscape hoặc SmallSEOTools để đảm bảo nội dung đăng web của bạn có độ unique cao nhất.
  • Độ liên quan: Nội dung của bạn cần phải liên quan đến từ khóa và chủ đề bạn đang viết, tránh lạc đề. Để làm được điều này, bạn cần phải hiểu mục đích tìm kiếm của khách hàng là gì (search intent) để cung cấp thông tin phục vụ cho đúng nhu cầu tìm kiếm của họ.
  • Tính chuyên sâu: Nội dung của bạn cần phải cung cấp các thông tin chuyên sâu, chi tiết và có giá trị cho người đọc. Bạn nên sử dụng các ví dụ, hình ảnh, biểu đồ, số liệu thống kê, trích dẫn và nguồn tham khảo để chứng minh các luận điểm và tăng tính thuyết phục cho nội dung của bạn.
  • Tính đa dạng: Để làm được điều này, bên cạnh việc tập trung vào một từ khóa chính, bạn nên nghiên cứu mở rộng thông tin bằng cách viết thêm nội dung hoặc chèn một cách hợp lý cho từ khóa phụ, từ khoá liên quan và từ khoá vùng miền trong mỗi bài viết để tăng khả năng hiển thị cho nhiều loại biến thể từ khoá tìm kiếm khác nhau. Bạn có thể sử dụng các công cụ như: Google Keyword Planner, Ahrefs, Semrush,... để tìm kiếm và phân tích từ khóa chuẩn nhất cho chủ đề mình viết.

Ngoài ra, mục tiêu điểm DA cao cũng yêu cầu website bạn phải duy trì việc sản xuất nội dung một cách liên tục và đều đặn để chia sẻ thông tin mới cho độc giả. Bạn nên lập kế hoạch viết nội dung (Content Plan) theo tuần/tháng để lên lịch viết bài và xuất bản nội dung theo đúng tiến độ.

Tối ưu hóa nội dung OnPage

Tối ưu hóa nội dung On-page là việc điều chỉnh các yếu tố kỹ thuật trên website của bạn để giúp Google dễ dàng hiểu được nội dung và nâng cao điểm DA của bạn. 

Các yếu tố Onpage quan trọng bao gồm:

  • Tiêu đề (Title): Tiêu đề là yếu tố quan trọng nhất để thu hút sự chú ý của người dùng và Google. Tiêu đề của bạn cần phải chứa từ khóa chính, rõ ràng, hấp dẫn và không quá 60 ký tự (hoặc không quá 580px). Để kiểm tra tiêu đề bạn đã tối ưu hay chưa, bạn nên cài các plug-in chấm điểm trên trình soạn thảo web như: Rank Math, Yoast SEO,...
  • Thẻ Meta (Meta Description): Thẻ Meta là dòng mô tả nhanh của trang trên bảng kết quả tìm kiếm giúp người dùng nhanh chóng nắm được nội dung chính của bài viết và “thôi thúc” họ nhấp vào website của bạn. Thẻ Meta của bạn cần phải chứa từ khóa chính, mô tả ngắn gọn và hấp dẫn nội dung của bài viết và không dài quá 160 ký tự.
  • Đường dẫn (URL): Đường dẫn là yếu tố giúp Google và người dùng dễ dàng nhận biết và truy cập vào website của bạn. Đường dẫn của bạn cần phải chứa từ khóa chính, ngắn gọn, dễ đọc, không dấu và ký tự đặc biệt và kết nối với nhau dấu gạch nối (-) giữa các từ.
  • Thẻ tiêu đề (Heading Tags): Thẻ tiêu đề là yếu tố giúp bạn sắp xếp nội dung của bài viết theo cấp độ quan trọng và giúp Google và người dùng dễ dàng theo dõi nội dung của bài viết. Bạn nên sử dụng thẻ H1 cho tiêu đề chính của bài viết, thẻ H2 cho các tiêu đề phụ và thẻ H3, H4,… cho các tiêu đề cấp thấp hơn. Bạn cũng nên chèn từ khóa vào các thẻ tiêu đề một cách tự nhiên.
  • Nội dung (Content): Nội dung là yếu tố quyết định cho chất lượng và giá trị của website của bạn. Bạn đã biết cách viết nội dung chất lượng ở phần trên, nhưng bạn cũng cần phải tối ưu hóa nội dung để phù hợp với Google và trải nghiệm người đọc. Cụ thể, bạn nên sử dụng từ khóa một cách tự nhiên và hợp lý, tuyệt đối không được “nhồi nhét”. Bạn cũng nên sử dụng các thẻ HTML như , ,
    • ,
      1. ,
        • để làm nổi bật các từ khóa và điểm quan trọng trong nội dung. Bạn cũng nên chia nội dung thành các đoạn văn ngắn, dưới 80 từ mỗi đoạn (khoảng 3-4 dòng) để giúp người xem dễ đọc và không bị rối thông tin.
        • Hình ảnh (Images): Hình ảnh là yếu tố giúp làm sinh động và hấp dẫn cho nội dung của bạn. Bạn nên sử dụng hình ảnh chất lượng cao, liên quan đến nội dung và tránh bị dính bản quyền từ bên khác. Bạn cũng nên tối ưu hóa kích thước và định dạng của hình ảnh để giảm thời gian tải trang (thông dụng nhất là định dạng JPG với kích thước tốt nhất dưới 100kb). Ngoài ra bạn cũng nên tối ưu tên ảnh theo nguyên tắc tiếng Việt không dấu, cách nhau bằng dấu gạch ngang (VD: cach-toi-uu-noi-dung-onpage), điền nội dung alt text và caption để mô tả nội dung của hình ảnh đang truyền tải.

    Tạo nội dung có thể liên kết tốt

    Yếu tố chính để tính điểm Domain Authority là link. Do đó, khi web bạn càng có nhiều link chất lượng, điểm DA sẽ càng cao. Cụ thể, bạn nên chú trọng các loại liên kết sau khi muốn cải thiện Domain Authority:

    • Liên kết nội bộ (Internal Link): Internal link đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều hướng độc giả xem các trang khác trong cùng website, giúp họ ở lại website lâu hơn và được điều hướng chuyển đổi tốt hơn. Ngoài ra, về mặt kỹ thuật, internal link còn là “sợi dây” truyền sức mạnh từ trang đã lên TOP cho trang chưa được rank có thể xếp hạng cao hơn trên tìm kiếm Google.
    • Backlink từ các trang lớn: Nhận được backlink từ trang web có uy tín cao trong ngành, trang chính phủ hoặc những tờ báo lớn sẽ là “sự bảo chứng” cực kỳ có giá trị trong mắt Google về sự uy tín cho website bạn. 
    • Backlink từ các blog: Khi nội dung của bạn được chia sẻ link rộng rãi trên các blog, Google sẽ đánh giá content của bạn là hữu ích. Từ đó, trang và website của bạn cũng sẽ được nâng cao mức độ uy tín, dẫn đến điểm DA cũng được cải thiện hơn.

    Loại bỏ những liên kết xấu và độc hại

    Để cải thiện điểm DA, bạn cần phải tìm ra và loại bỏ triệt để các đường link hỏng, xấu, độc hại. Cụ thể, những đường link hỏng sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm đọc của khách hàng. Những đường link xấu, độc hại thường xuất phát từ việc spam những link một cách bất hợp lý, không liên quan đến bài viết hoặc backlink từ chiến lược SEO black hat nhằm thao túng kết quả tìm kiếm. 

    Nếu để tồn tại những đường link này, không những chúng không có tác dụng trong việc cải thiện sức mạnh website mà còn khiến giảm điểm DA xuống và có thể làm mất index những bài viết quan trọng. Để có thể kiểm tra những đường link xấu, hỏng và độc hại, bạn có thể check thủ công hoặc dùng tool như Link Manager SEOPressor để loại bỏ chúng.

    Tối ưu hóa để web thân thiện với các thiết bị di động

    Tiêu chí thân thiện với các thiết bị di động (Mobile-friendly) là yếu tố mà Google cực kỳ xem trọng trong việc đánh giá chất lượng website, Domain Authority cũng vậy. Do đó, để cải thiện điểm DA, bên cạnh việc code web cho phiên bản máy tính, bạn cần tạo thêm một phiên bản thân thiện với người dùng di động - đặc biệt là smartphone. 

    Quảng bá nội dung qua mạng xã hội

    Tương tự việc được chia sẻ link trên các trang lớn hoặc các blog, việc bài viết được share nhiều trên các trang mạng xã hội cũng là một “minh chứng” để Google hiểu rằng trang của bạn có tính hữu ích với người xem cao. Càng nhiều bài viết trên được chia sẻ mạnh mẽ trên các kênh social, website của bạn càng được đánh giá là uy tín, từ đó DA cũng sẽ được cải thiện.

    Hãy kiên nhẫn đợi tên miền của bạn có thời gian phát triển

    Việc tối ưu SEO, trong đó có tăng điểm DA, không phải một sớm một chiều có thể cải thiện ngay được. Sau khi làm tất cả các cách ở trên, bạn cần phải chờ một thời gian để Google và các bots thực hiện thu thập dữ liệu và đánh giá đầy đủ về website bạn. Quá trình này có thể kéo dài từ 6 tháng - 1 năm để bạn có thể thấy được sự cải thiện Domain Authority dần dần.

    Trên đây là toàn bộ giải đáp của Vinalink về “Domain Authority là gì?” và 9 cách cải thiện chỉ số DA cho website hiệu quả nhất. Chúng tôi hy vọng rằng, bài viết này đã chia sẻ được cho bạn những bí quyết hay để tăng DA cũng như cải thiện kết quả SEO cho dự án của mình. Chúc bạn thành công!

     
Call Zalo Messenger