Google Tag Manager là một công cụ giúp người dùng quản lý các thẻ HTML hoặc JavaScript trên website và là một ứng dụng cụ thể của Tag Management System (TMS).
Trong một doanh nghiệp, khi bộ phận marketing muốn cài Facebook pixel trên trang web, họ thường phải gửi đến đến bộ phận IT. Và thường thì sau một thời gian dài, bên IT mới thực hiện triển khai pixel trên website.
Được Google cho ra mắt vào năm 2012, GTM như một "bảng điều khiển" dành riêng cho bộ phận marketing thực hiện mọi công việc liên quan đến theo dõi kết quả trong chiến lược marketing.
Với GTM, người dùng có thể theo dõi mọi cú nhấp chuột trên website của mình mà không cần thiệp trực tiếp vào mã nguồn của trang web.
Trước đây, để cài đặt công cụ theo dõi web cho trang web của bạn, bạn phải thêm một đoạn code JavaScript vào trang web, từ đó mới thu thập được dữ liệu về hành vi của người dùng.
Để theo dõi tương tác của người dùng trên trang web, bạn phải phụ thuộc vào các lập trình viên. Điều này khá mất thời gian và gây ra chậm trễ trong việc theo dõi và đo lường.
Nhưng đó là vấn đề của quá khứ. Hiện nay, chúng ta đã có Google Analytics 4, giúp bạn tự động theo dõi và đo lường dễ dàng hơn rất nhiều.
Trước đây bạn phải thêm từ 5 đến 6 đoạn mã tag vào trang web. Nếu không có GTM , việc quản lý sẽ rất khó khăn. Sử dụng GTM sẽ giúp bạn thay vì cài đặt từng đoạn mã trực tiếp lên trang web, bạn chỉ cần cài đặt chúng trên GTM.
Khi bạn đã sử dụng GTM, tất cả các đoạn mã Tag sẽ được triển khai trên GTM thay vì trực tiếp trên trang web. Việc quản lý trở nên dễ dàng hơn và chính xác như đúng tên gọi của nó là "Trình quản lý thẻ".
Tài khoản GTM được tổ chức theo một cấu trúc phân tầng, với tầng cao nhất là GTM Account, tiếp theo là các Container (vùng chứa). Bên trong mỗi Container sẽ có các Tag, Trigger và Variable.
Một tài khoản Google có thể thêm nhiều Tài khoản GTM khác nhau.
Đối với các công ty dạng Client, thường chỉ cần một tài khoản GTM để làm việc là đủ. Còn đối với SEO Agency sẽ cần nhiều tài khoản GTM để quản lý nhiều khách hàng khác nhau.
Trong trường hợp bạn có nhiều trang web và tất cả đều thuộc sở hữu của bạn, bạn có thể tạo nhiều Container và mỗi Container tương ứng với một trang web.
Thông thường, với các công ty nhỏ chỉ có một trang web duy nhất, cấu trúc tài khoản GTM sẽ được đơn giản hóa bao gồm một tài khoản Google > một tài khoản GTM > một Container > các Tag, Trigger và Variable.
Đối với các công ty có nhiều trang web, cấu trúc tài khoản GTM sẽ phức tạp hơn như sau:
Container tag được chia thành các phần:
của tất cả các trang trên trang web.GTM hỗ trợ rất nhiều cho Marketer trong việc tracking, ví dụ bạn cần tracking cho các thẻ như: Facebook Pixel, Google Ads Conversion, Google Analytics,...
Nếu không sử dụng GTM, bạn sẽ phải nhờ lập trình viên chèn từng đoạn mã theo dõi vào trang web. Nhưng bây giờ GTM sẽ giúp bạn tổ chức tất cả các đoạn mã tracking trong cùng một container tag. Hơn nữa, bạn có thể tự thêm các mã HTML tùy chỉnh hoặc bất kỳ mã code nào khác vào trang web.
Ví dụ về một số container tag như: "<body>...</body>, <html>...</html>, <p>...</p>, <div>...</div>."
Mỗi 1 container tag sẽ có 1 container ID để phân biệt nhau.
Google Analytics và Google Tag Manager là hai công cụ hoàn toàn khác nhau phục vụ cho hai mục đích khác nhau. GTM cho phép bạn quản lý các mã theo dõi JavaScript khác nhau (còn được gọi là các thẻ tag) trên trang web của bạn. Mã theo dõi Google Analytics là một trong số đó.
Google Analytics là một công cụ thu thập và phân tích các dữ liệu. Trong khi GTM tập trung vào việc quản lý và triển khai các thẻ theo dõi. Dễ hiểu thì GA là nơi dữ liệu được hiển thị và phân tích, trong khi GTM là nơi dữ liệu được thu thập và gửi đi.
Nếu bạn không muốn sử dụng GTM thì cũng không sao. Bạn vẫn có thể thêm mã theo dõi GA trực tiếp vào mã nguồn trang web của mình (nhưng sẽ mất đi tính linh hoạt nếu bạn là nhà phân tích/tiếp thị).
Bài viết trên từ Vinalink đã cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan nhất về Google Tag Manager (GTM), từ lợi ích của việc sử dụng GTM cho đến cách nó hoạt động và cấu trúc tài khoản. Hy vọng rằng bạn đã tìm thấy thông tin hữu ích và áp dụng được vào công việc của mình.