CẨM NANG  Cẩm nang SEO

ITR là gì? Hướng dẫn cách tính chỉ số ITR chuẩn nhất 2024

18:39 | 11/12/2023
Bạn có biết ITR là gì? Đây là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả tổng thể của một chiến dịch SEO. Thông qua chỉ số ITR, bạn sẽ nắm rõ % từ khóa traffic lên Top và đánh giá được lượng traffic của từng chiến dịch. Vậy làm thế nào để tính chỉ số ITR chuẩn nhất? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Vinalink nhé!

Khái niệm ITR là gì?

Chỉ số ITR là gì
Chỉ số ITR là gì?

ITR (Interpolation Traffic Rate) là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả tổng thể của một chiến dịch SEO, giúp tối ưu website với số lượng từ khóa cực lớn hơn 100 từ. Chỉ số ITR sẽ giúp bạn xác định được lượng traffic của từ khóa là cao hay thấp đồng thời nắm rõ tỷ lệ % số lượng từ khóa lên Top. Nhờ vậy mà bạn có cơ sở để điều chỉnh kế hoạch triển khai giúp chiến dịch SEO đạt hiệu quả cao nhất. 

ITR ảnh hưởng tới SEO như thế nào?

Việc đánh giá hiệu quả tổng thể của chiến dịch SEO có thể gặp khó khăn đặc biệt là khi bạn SEO số lượng từ khóa lớn. Chỉ số ITR sẽ hỗ trợ bạn nắm được % từ khóa lên Top cũng như đánh giá được lượng traffic theo từng chiến dịch. Cụ thể như sau:  

Đánh giá tỷ lệ % từ khóa lên Top 

Thông qua chỉ số ITR, bạn sẽ xác định được bao nhiêu % từ khóa bạn đang SEO đã lên Top, các từ khóa lên Top này có mang lại nhiều traffic không và có hiệu quả chuyển đổi cao không. 

Ví dụ: Nếu bạn muốn thuê một công ty làm SEO cho bạn với mục tiêu 20% từ khóa Top 1 và 30% từ khóa Top 10 trên kết quả tìm kiếm Google. Khi này nếu công ty SEO chỉ quan tâm đạt được mục tiêu cho bạn mà không quan tâm đến hiệu quả SEO thì sẽ chỉ tập trung khai thác các từ khóa cạnh tranh thấp (đồng nghĩa ít người dùng tìm kiếm). 

Điều này dẫn tới nhiều từ khóa lên Top nhưng hiệu quả chuyển đổi không cao. Chỉ số ITR sẽ giúp bạn biết được các nhóm từ khóa lên Top có tác động tích cực đến doanh thu hay không và đánh giá được tốt nhất hiệu quả của chiến dịch SEO. 

Đánh giá lượng traffic theo từng chiến dịch 

Chỉ số ITR giúp đánh giá lượng traffic theo từng chiến dịch 
Chỉ số ITR giúp đánh giá lượng traffic theo từng chiến dịch

Traffic là một yếu tố quan trọng để đánh giá và đưa ra định hướng cho chiến dịch SEO. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung toàn bộ vào tổng lượng traffic thì người làm SEO sẽ khó phân biệt được các traffic này có thực sự có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ của công ty hay không. 

Ví dụ: Nhiều công ty sử dụng các thủ thuật tăng traffic hay viết các từ khóa đang được tìm kiếm nhiều, các tin tức nóng hổi … giúp lượng traffic tăng nhanh chóng. Nhưng các traffic này chỉ có nhu cầu đọc tin tức mà không có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của công ty. 

ITR sẽ giúp giảm đi những lượng traffic truy cập vào trang web một cách dư thừa và phân loại traffic theo nguồn gốc như sau: 

  • Social Traffic: lượng traffic truy cập vào website thông qua các liên kết trên các mạng xã hội như Zalo, Facebook, Tiktok, Instagram, …
  • Referral Traffic: Lượng traffic đến từ backlink - được truy cập từ liên kết trên một trang khác. Đây là nguồn traffic rất chất lượng vì người truy cập vào từ trang khác đều là những người có nhu cầu và quan tâm đến nội dung của bạn. 
  • Organic Traffic: Lượng traffic đến từ kết quả tìm kiếm tự nhiên của người dùng trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing ...
  • Direct Traffic: Lượng traffic đến từ người dùng trực tiếp nhập địa chỉ website của bạn trên thanh URL. Đây là lượng traffic rất chất lượng vì người dùng đã ghi nhớ được địa chỉ website của bạn và có nhu cầu về nội dung của bạn. 

Thông qua việc xác định cụ thể các traffic, bạn có thể biết được traffic đang đến chính từ nguồn nào, có quan trọng không và có thể đưa ra các điều chỉnh phù hợp. 

Bài viết tham khảo:
Chỉ số ROI là gì? Tỷ lệ ROI là bao nhiêu thì tốt? Cách tính chỉ số ROI
Chỉ số PA là gì? Page Authority quan trọng như thế nào đối với SEO

Hướng dẫn cách tính chỉ số ITR đơn giản 

Dưới đây, Vinalink sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách tính và công thức tính chỉ số ITR: 

Cách tính chỉ số ITR

Cách tính chỉ số ITR
Cách tính chỉ số ITR

Bạn lập bảng dữ liệu gồm 5 cột cụ thể như sau: 

  • Cột A: Thống kê các từ khóa lựa chọn cho chiến dịch SEO. 
  • Cột B: Xác định lượt truy cập và tìm kiếm hàng tháng của mỗi từ khóa ở cột A nhờ các công cụ như Keywords Planner, Google Analytic, Google Search Console.
  • Cột C: Thể hiện thứ hạng hiện tại của từ khóa tương ứng.
  • Cột D: Thể hiện chỉ số CTR (tính theo đơn vị %). Chỉ số này thể hiện % số người dùng nhấp vào website của bạn / tổng số lượt hiển thị. Chỉ số CTR này được xác định dựa trên các nghiên cứu nước ngoài với 100.000 từ khóa lấy ngẫu nhiên từ nhiều ngành nghề khác nhau. 
  • Cột E: Lượng Traffic lý thuyết hiện tại được tính bằng tổng của tích cột B nhân với cột D.

Giả thiết rằng tất cả các từ khóa đều đạt Top 1, bạn sẽ có bảng dữ liệu như sau: 

 

STT

Cột A

Cột B

Cột C

Cột D

Cột E

1

Từ khóa

Lượt 

truy cập/

tháng

Thứ hạng

từ khóa

CTR lý thuyết (%)

Traffic

lý thuyết

2

Từ khóa 1

1.500

1

40

600

3

Từ khóa 2

700

4

20

140

4

Từ khóa 3

600

1

40

240

5

Từ khóa 4

200

1

40

80

6

Từ khóa 5

200

2

30

60

7

Từ khóa 6

160

2

30

48

8

Từ khóa 7

160

4

20

32

9

Từ khóa 8

150

1

40

60

10

Từ khóa 9

150

1

40

60

11

Từ khóa 10

140

3

25

35

12

Từ khóa 11

100

1

40

40

13

Tổng

4.060

   

1.395

Traffic lý thuyết hiện tại

1.395

Traffic lý thuyết tối đa

4.060*0.4=1.624

Tại đây giả sử rằng tất cả mọi từ khóa đạt top 1 tìm kiếm

Công thức tính chỉ số ITR 

Công thức tính chỉ số ITR như sau: 

ITR = Traffic lý thuyết hiện tại : Traffic lý thuyết tối đa x 100%

Trong đó: 

  • Traffic lý thuyết hiện tại = Tổng lượng truy cập hàng tháng x CTR lý thuyết của mỗi từ khóa. 
  • Traffic lý thuyết tối đa = Tổng lượng truy cập hàng tháng x CTR khi từ khóa đạt top 1 tìm kiếm. 

Dựa vào bảng dữ liệu trên, ta xác định được chỉ số ITR = 1.395 : 1.624 x 100% = 85.9%

Qua bài viết, Vinalink đã chia sẻ ITR là gì, cách tính và công thức tính chỉ số ITR. Đây là một chỉ số quan trọng giúp bạn đánh giá hiệu quả của một chiến dịch SEO một cách toàn diện hơn và là cơ sở để đưa ra những điều chỉnh cần thiết. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, bạn có thể tìm đọc các kiến thức chuyên sâu về SEO trên web vinalink.

Call Zalo Messenger