Sitemap, hay còn được gọi là sơ đồ website là tệp chứa danh sách toàn bộ tên các trang và tệp tin có trên trang web. Sơ đồ này giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ cấu trúc trang web của bạn, từ đó giúp khả năng On-Top của website được cao hơn.
Thông thường, danh sách này được tổ chức theo hình thức phân tầng cấp độ quan trọng từ cao xuống thấp, giúp công cụ tìm kiếm:
Sitemap html là sơ đồ website được xây dựng trên giao diện website để người dùng tìm đến chuyên mục mà họ muốn truy cập một cách tiện lợi nhất. Thông thường, sitemap html sẽ được đặt tại một trang riêng hoặc tại phần footer.
Sitemap xml, hay còn gọi file sơ đồ website sitemap.xml là tệp tin được tạo ra nhằm giúp các công cụ tìm kiếm như Google hiểu được và thu thập dữ liệu website một cách dễ dàng, nhanh chóng. Từ đó, giúp các trang trong website nhanh chóng được index và xếp hạng hơn.
File sitemap giống như “một tấm bản đồ” cho các bộ máy tìm kiếm, giúp chúng dễ dàng hiểu và thu thập thông tin một cách nhanh chóng hơn. Ngoài ra, Sitemap còn chứa các dữ liệu quan trọng về mỗi đường link, giúp thông báo tới công cụ tìm kiếm mỗi khi website có cập nhật mới.
Do đó khi làm SEO, website cần phải có sitemap để công cụ tìm kiếm dễ dàng phát hiện, thu thập dữ liệu và đẩy TOP một cách nhanh chóng nhất.
Sitemap có vai trò cực kỳ quan trọng để Google hiểu cấu trúc của trang và thu thập đúng cách. Do đó, việc tạo và khai báo sitemap với Google nên được thực hiện chỉn chu từ trước khi thiết kế trang web để tránh rủi ro mất công sửa đi sửa lại hoặc phải redirect 301 nhiều lần trong quá trình SEO web.
Dưới đây, Vinalink sẽ chia sẻ A-Z cách tạo từng loại sitemap cho website chuẩn và dễ làm nhất để bạn có thể thực hiện ngay:
Như đã đề cập ở trên, Sitemap HTML là một công cụ quan trọng giúp độc giả nhanh chóng tìm đến nơi mình cần, tạo trải nghiệm tốt hơn người dùng.
Do đó, mọi loại hình website, từ cá nhân cho đến doanh nghiệp và thương mại điện tử đều rất nên tích hợp Sitemap vào trang web của mình. Có 2 cách phổ biến nhất để bạn có thể tạo Sitemap HTML:
Nếu không muốn tốn tài nguyên để cài plugin làm sitemap HTML tự động, bạn có thể làm trang này theo các bước thủ công như sau:
Nếu bạn cảm thấy việc tạo sitemap HTML quá phức tạp, bạn có thể sử dụng plugin như "Hierarchical HTML Sitemap" hoặc "WP Sitemap Page" để tự động tạo được trạng sitemap của riêng mình một cách nhanh chóng.
Có 3 cách phổ biến nhất để bạn có thể tạo sitemap XML cho website của bạn:
Trước hết, đảm bảo rằng trang web của bạn đang hoạt động bình thường và chuẩn bị Notepad++ để tùy chỉnh độ ưu tiên cho các đường link theo mong muốn của bạn.
Bước 1: Đăng nhập
Truy cập đường dẫn: https://www.xml-sitemaps.com/
Bước 2: Nhập thông số cần thiết
Sau khi điền đầy đủ thông số, kiểm tra kỹ và nhấn "Start", đợi cho quá trình tạo sitemap hoàn thành. Sau khi quá trình chạy xong, bạn sẽ nhận được danh sách các tệp sitemap. Hãy đặc biệt quan tâm đến 4 tệp sau: sitemap.xml, ror.xml, sitemap.html và urllist.txt.
Bước 3: Tải về tệp XML
Tiếp theo để, bạn hãy sử dụng Notepad++ mở tệp sitemap.xml để thiết lập mức độ ưu tiên (Priority) cho các URL của bạn.
Lưu ý: Độ ưu tiên (Priority) quy định mức quan trọng của các đường link đối với trang web của bạn, với mức thấp nhất là 0.10 và cao nhất là 1.0.
Bước 4: Tải tệp XML sau khi lên trang web của bạn
Nếu bạn đang quản trị website Wordpress và cảm thấy việc tự tạo sitemap XML bằng tay là quá phức tạp thì nền tảng này có khá nhiều plugin tự động giúp bạn có thể tạo file trên một cách nhanh chóng.
Một trong các plugin thông dụng nhất được nhiều SEOer sử dụng để tạo sitemap trên Wordpress bao gồm: Google XML sitemap, YoastSEO, RankMath,...
Nếu website bạn quản trị không sử dụng Wordpress, bạn có thể tham khảo các cách tạo sitemap tự động từ các công cụ online miễn phí như: Google Sitemap Generator, XML Sitemap Generator, Sitemap Writer Pro,…
Bạn chỉ việc paste URL website của bạn, các công cụ này sẽ tự động tạo ra file sitemap XML hoàn toàn tự động để bạn có thể khai báo lên Google cực kỳ tiện lợi.
Để khai báo sitemap với Google, bạn chỉ cần làm theo 2 bước đơn giản sau
1. Đăng nhập Search Console bằng Gmail:
Để đăng ký website trên Google Search Console, bạn cần có tài khoản Gmail và đăng nhập theo đường link: https://search.google.com/search-console/about. Bấm vào nút "Start now".
2. Lựa chọn phương thức xác thực cho website của mình:
Có hai lựa chọn: xác thực bằng bản ghi tên miền hoặc xác thực qua đường dẫn trên website.
Sau khi xác thực website mình trên Google Search Console, bạn vào mục "Sơ đồ trang web". Tiếp đó, nhập đường dẫn sitemap (không bao gồm tên miền) vào mục "Thêm sơ đồ trang web mới" và nhấp "SUBMIT" (hoặc “GỬI” trong tiếng Việt).
Sau khi submit thành công, bạn cần thường xuyên theo dõi trạng thái của sitemap. Nếu cột “Trạng thái” báo “Thành công”, việc khai báo của bạn đã được hoàn thành. Ngược lại, nếu cột “Trạng thái” báo “Không thể tìm nạp”, bạn cần sửa lại file sitemap và khai báo lại.
Trên đây là A-Z giải đáp của Vinalink cho thắc mắc “Sitemap là gì?” và hướng dẫn chi tiết cách cài và khai báo sitemap cho website. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể thực hiện sitemap thành công trên website của mình.