Topical Authority là gì? Topical Authority là một thước đo đánh giá độ tin cậy, sức mạnh và tính thẩm quyền của một website trong một ngành hoặc một lĩnh vực nào đó. Điều này đồng nghĩa rằng, Topical Authority của một website càng cao, các trang web của nó càng dễ lên Top đối với các từ khóa có liên quan.
Lưu ý rằng Topical Authority khác với các chỉ số Domain Authority (DA) hay Domain Rating (DR), và các chỉ số này thường được sử dụng cùng nhau để phân tích chất lượng của một website. Còn Topical Authority phản ánh mức độ tập trung của website đối với một chủ đề được xác định trước, do đó một website sở hữu nhiều lưu lượng truy cập chưa chắc đã có chỉ số Topical Authority cao.
Giả sử bạn muốn xếp hạng các bài viết xoay quanh chủ đề “tính cách hướng ngoại”. Chỉ viết một bài viết nhắm đến “tính cách hướng ngoại” có lẽ là không đủ để cạnh tranh trong lĩnh vực này.
Tại sao? Bởi vì đây là một chủ đề rộng lớn và bạn không thể trình bày mọi thứ về nó trong một bài viết.
Để xây dựng uy tín theo chủ đề, bạn cần đề cập đến mọi thứ liên quan đến tính cách hướng ngoại, ví dụ như:
Một chủ đề được đánh giá cao khi một trang web bao gồm toàn bộ được nhiều nội dung thay vì chỉ tập trung vào các từ khóa riêng lẻ.
Câu trả lời là không. Topical Authority không phải là yếu tố xếp hạng chính thức của Google. Tuy nhiên, nó đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của trang web theo nguyên tắc E-E-A-T của Google. Mặc dù Google chưa chính thức xác nhận rằng Topical Authority là yếu tố xếp hạng trực tiếp, nhưng trong tài liệu Search Quality Evaluator Guidelines, Google đã nhiều lần nhấn mạnh về tầm quan trọng của Topical Authority trong việc đánh giá chất lượng trang web.
Topical Authority đã trở nên phổ biến kể từ khi Google giới thiệu thuật toán Hummingbird vào năm 2013. Đây là một bước tiến quan trọng, thay đổi cách Google đánh giá và xếp hạng nội dung dựa trên mức độ liên quan đến truy vấn của người dùng. Trước đây, Google tập trung chủ yếu vào từ khóa, nhưng với Hummingbird, nội dung được đánh giá dựa trên sự hiểu biết về ngữ cảnh và nhu cầu của người dùng.
Topical Authority không chỉ dựa vào các liên kết đến trang web, mà còn tập trung vào việc tạo ra nội dung chất lượng và độc đáo với sự hiểu biết sâu rộng về các chủ đề cụ thể. Điều này giúp trang web xây dựng uy tín và tin cậy trong lĩnh vực của mình, thu hút người đọc và tạo ra sự tương tác tích cực.
Để tạo Topical Authority Seo tốt, việc tối ưu hóa từ khóa và các yếu tố SEO trên trang chính là rất quan trọng. Nội dung cần phải được viết bởi những chuyên gia trong ngành, đảm bảo rằng nó chứa đựng kiến thức sâu rộng và có khả năng truyền đạt thông tin một cách hiệu quả.
Một trang web có Topical Authority cao cũng cần xác định các loại nội dung sẽ tạo ấn tượng với khách hàng và cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi của họ. Bằng cách tập trung để tạo ra nội dung chất lượng và độc đáo, cùng việc hiểu rõ về ngữ cảnh và nhu cầu của người dùng, trang web sẽ được đánh giá Topical Authority một cách hiệu quả.
Hiện tại, việc tính toán xác định chỉ số Topical Authority vẫn chưa có một công thức chuẩn xác nào. Tuy nhiên, có hai phương pháp hiệu quả để xác định Topical Authority của một website. Phương pháp đầu tiên là thu thập và tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, trong khi phương pháp thứ hai là dựa vào lưu lượng truy cập mà website nhận được thông qua các từ khóa có liên quan mà nó được xếp hạng.
Theo Vinalink, phương pháp thứ hai dễ thực hiện và mang lại tính chính xác cao hơn so với phương pháp đầu tiên, nên Vinalink đã áp dụng phương pháp này cho các công việc SEO của mình.
Ví dụ, để đo lường chỉ số Topical Authority của website Vinalink.com, chúng tôi đã thực hiện các bước sau:
Lưu ý, phương pháp này có nhược điểm chính là số liệu thống kê của các công cụ SEO chỉ mang tính tương đối và có sự sai lệch khá nhiều so với thực tế. Bên cạnh đó, có thể có một số từ đồng nghĩa với chủ đề đang được tìm kiếm mà bạn chưa thống kê, ví dụ như “Seo onpage” và “Seo offpage” là những từ đồng nghĩa với nhau.
Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để cải thiện chỉ số này là tăng cường số lượng trang web liên quan đến chủ đề mà bạn muốn tối ưu hóa được xếp hạng cao trên Google. Do đó, có 4 chiến lược mà bạn cần thực hiện như sau:
Xây dựng Topical Authority đòi hỏi một chiến lược nội dung chi tiết và tập trung, với mục tiêu tạo ra một luồng nội dung nhất quán, kết hợp từ khóa và chủ đề mà độc giả của bạn quan tâm. Tập trung vào việc chia sẻ kiến thức và thông tin hữu ích, có thể là đánh giá các thay đổi trong ngành của bạn và chia sẻ quan điểm về các chủ đề mà bạn tự tin.
Sử dụng những chủ đề ban đầu như một bước khởi đầu để mở rộng và sâu rộng hơn về các chủ đề trọng tâm trong ngành của bạn. Nghiên cứu những câu hỏi mà người dùng đang quan tâm và sử dụng chúng làm nguồn thông tin cho nội dung của bạn.
Lên kế hoạch phát hành nội dung theo thời gian phù hợp nhất để thu hút người theo dõi và khách hàng đến với nhiều nội dung hơn trên website. Hãy cân nhắc cách chia sẻ nội dung trên website, danh sách email và các mạng xã hội của bạn để tối ưu hóa sự lan truyền và tương tác.
Hãy tập trung vào việc phát triển một chủ đề cụ thể và biến chúng thành trụ cột nội dung cho website của bạn, từ đó xây dựng uy tín và trở thành chuyên gia về các chủ đề đó.
Việc viết chủ đề thành các cụm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho SEO, giúp công cụ tìm kiếm hiểu rằng bạn cung cấp nội dung có giá trị hơn về chủ đề so với đối thủ cạnh tranh.
Không cần phải tối ưu hóa theo từ khóa, vì tìm kiếm ngữ nghĩa của Google sẽ tự động thực hiện điều đó. Thậm chí, việc cố tình tối ưu theo từ khóa có thể khiến Google xem nội dung của bạn là spam.
Phát triển nội dung thành các cụm sẽ giúp bạn trả lời tất cả các vấn đề liên quan đến chủ đề đó và phân bổ chúng thành một mô hình nội dung cụ thể. Một phương pháp phát triển nội dung theo mô hình topic cluster có thể bao gồm:
Google và các công cụ tìm kiếm khác luôn sử dụng các thuật toán thông minh để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm cụ thể của người dùng. Khi người dùng nhập truy vấn, các thuật toán sẽ phân tích từng chi tiết nhỏ để hiểu rõ mục đích tìm kiếm của họ.
Ví dụ:
Các nhà sáng tạo nội dung đã nhanh chóng nhận ra điều này và sử dụng thông tin về các thuật toán tìm kiếm để tối ưu hóa nội dung của họ. Bằng cách phân loại và tối ưu hóa nội dung theo mục đích tìm kiếm của người dùng, để có thể tăng cường sự hiệu quả và độ hấp dẫn của bài viết.
Để tối ưu hóa hiệu quả SEO, cấu trúc website cần được thống nhất và tổng hợp từ khóa một cách hợp lý. Việc quan trọng nhất là phải nghiên cứu từ khóa phù hợp nhất cho mỗi nội dung cụ thể.
Các bước cụ thể bao gồm:
Như bạn đã thấy, việc xác định Topical Authority đóng vai trò quan trọng trong việc xếp hạng của một trang web. Việc phát triển một chiến lược Topical Authority hiệu quả thực sự đòi hỏi một khoảng thời gian. Tất cả những yếu tố liên quan đến chất lượng đều là kết quả của quá trình xây dựng, không thể đạt được chỉ sau vài ngày.
Điều quan trọng cần nhớ là việc xây dựng liên kết và tạo ra nội dung độc đáo, chất lượng, cùng với cách trình bày tốt là những phương pháp hiệu quả giúp tạo dựng Authority cho trang web.