CẨM NANG  Cẩm nang SEO

Trang web là gì? Tổng quan kiến thức về trang web 2023

18:54 | 22/11/2023

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, người dùng đều tìm kiếm thông tin, mua hàng, đánh giá sản phẩm … trên các trang web. Tuy nhiên không phải người dùng nào cũng hiểu rõ về trang web. Vậy trang web là gì? Cấu tạo và cách hoạt động của nó như thế nào? Tại sao doanh nghiệp ngày này cần xây dựng website? Cùng Vinalink tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Trang web là gì?

Trang web là gì?

 

Trang web (webpage) là một tài liệu điện tử được lưu trữ trên máy chủ (server) và có thể truy cập được qua mạng internet bằng một trình duyệt web (web browser) như Google Chrome, Firefox, Safari … Mỗi trang web có một địa chỉ duy nhất được gọi là URL. Ví dụ về một trang web: https://vinalink.edu.vn/cac-khoa-hoc/ 

Trang web thường chứa các thông tin về một chủ đề cụ thể, có thể bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, liên kết …

Thuật ngữ liên quan trang web

Website là gì?

Website là một tập hợp các trang web có liên quan đến nhau, nằm trên cùng một domain và được lưu trữ trên máy chủ web. Một ví dụ về website: https://vinalink.edu.vn/ 

Website có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, như giới thiệu công ty, bán hàng trực tuyến, cung cấp dịch vụ, chia sẻ thông tin … Một website thường có một trang chủ (homepage) là trang web đầu tiên người dùng thấy khi truy cập vào website. 

Trang thông tin điện tử

Trang thông tin điện tử là hệ thống tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng trên Internet.

Quản trị website

Quản trị website là quá trình điều hành và duy trì hoạt động của một website nhằm giúp website hoạt động tốt hơn và tăng trải nghiệm cho người dùng. Quản trị website bao gồm nhiều công việc khác nhau như thiết kế giao diện, lập trình chức năng, viết nội dung cho website, kiểm tra lỗi, bảo mật, phân tích dữ liệu … và thực hiện các hoạt động tối ưu trải nghiệm người dùng. 

Website Responsive

Website Responsive (Responsive Web Design) là cách thiết kế website sao cho phù hợp với kích thước và độ phân giải của màn hình thiết bị mà người dùng sử dụng để truy cập vào website. Hiểu đơn giản, nếu website của bạn hiển thị sinh động trên màn hình máy tính thì nó cũng cần được tối ưu cho người dùng điện thoại di động. 

Website responsive giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng khả năng tương tác và tối ưu hóa hiệu quả SEO. 

URL

Ví dụ về URL 

 

URL (tiếng anh là Uniform Resource Locator) là địa chỉ duy nhất của một trang web trên mạng internet. URL Website là đoạn text có thể đọc được thay cho địa IP mà máy tính sử dụng để liên hệ với server.

Cập nhật website

Cập nhật website (website update) là quá trình thay đổi và bổ sung các nội dung, chức năng, giao diện … của website để phù hợp với nhu cầu và xu hướng của người dùng. Cập nhật website giúp website luôn mới mẻ, hấp dẫn, tăng sự tin cậy và tăng trải nghiệm người dùng. Cập nhật website có thể được thực hiện bởi người quản trị website hoặc thuê dịch vụ của các công ty chuyên nghiệp.

Cấu tạo và hoạt động của website

Cấu tạo và hoạt động của website

 

Một website gồm nhiều trang web là tập hợp các tập tin dạng HTML hoặc XHTML được lưu trữ trên máy chủ (web server). Các máy tính khác sẽ sử dụng các trình duyệt web như Google, Safari, Firefox, Cốc Cốc và kết nối internet để truy cập vào máy chủ. Sau đó, các tập tin sẽ được hiển thị cho người dùng.

Một website hoạt động về mặt kỹ thuật cần có những yếu tố sau: 

  • Mã nguồn website (Source Code): Là một hệ thống các tập tin được viết bằng ngôn ngữ lập trình và được kết nối thành giao diện người dùng trên website.
  • Lưu trữ web (Web hosting): Là máy chủ dùng để lưu trữ mã nguồn và các thành phần khác trên website.
  • Tên miền (Domain): Là địa chỉ website giúp người dùng truy cập.

Về yếu tố con người, để website hoạt động tốt thì cần có nhà thiết kế, phát triển website và người quản trị web (Admin).

Sự khác nhau giữa trang web và website

Trang web và website là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, chúng có sự khác nhau như sau:

  • Trang web là một tài liệu điện tử đơn lẻ, có một URL duy nhất và có thể truy cập được qua mạng internet. Một trang web sẽ phục vụ cho một mục đích/một nhu cầu tìm kiếm thông tin cụ thể của người dùng
  • Website là một tập hợp các trang web có liên quan đến nhau và được tổ chức theo một cách thức nhất định. Website có một URL chung cho trang chủ và các URL riêng cho các trang web con. Và một website có thể chứa nhiều thông tin phục vụ cho nhiều mục đích/nhu cầu khác nhau của người dùng. 

Ví dụ: https://vinalink.com/ là một website, trong đó https://vinalink.com/gioi-thieu/ là một trang web của website này. 

Giao diện website gồm những thành phần nào?

Giao diện website (website layout) là cách bố trí các thành phần của website trên màn hình. Giao diện website ảnh hưởng đến sự thu hút, dễ sử dụng và thân thiện của website với người dùng. Một giao diện website thường gồm các thành phần sau:

Header

Phần Header


Header là phần nằm ở phía trên cùng của website. Header thường chứa các thông tin quan trọng như logo, tên website, menu chính, thanh tìm kiếm, nút đăng nhập/đăng ký …

Với những website tạo ra với mục đích chuyển đổi, thu thập thông tin khách hàng thì thường không thiết kế Header để tránh gây mất tập trung cho khách hàng. 

Slider / Carousel

Phần Slider / Carousel

 

Slider / Carousel là phần nằm ngay dưới header. Slider / Carousel thường chứa các hình ảnh lớn, động và có nội dung thu hút để giới thiệu về website, sản phẩm, dịch vụ … Hình ảnh trên slider được chú trọng rất nhiều và nội dung thường có các nút kêu gọi hành động như: đặt mua hàng, tư vấn ngay, đăng ký khóa học, hẹn lịch, … 

Slider / Carousel có thể tự động hoặc cho phép người dùng điều khiển bằng các nút hoặc điểm chỉ dẫn. Phần slider của các website chỉ bao gồm 1 ảnh tĩnh thì còn được gọi là banner. 

Content Area

Phần Content Area

 

Content Area là phần chiếm phần lớn diện tích của website, là nơi cung cấp nội dung cho người dùng và cũng là phần quan trọng nhất của website. Nội dung có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, video, … 

Đây cũng là khu vực Google dùng để đánh giá về tính hữu ích của website của bạn đối với người dùng. Chính vì vậy, khi triển khai các dự án SEO thì phần nội dung là đặc biệt quan trọng để website có thể lên Top.  

Footer

Phần Footer

 

Footer phần nằm ở phía dưới cùng của website. Footer thường bao gồm những thông tin cơ bản như: Các liên kết, các kênh mạng xã hội của doanh nghiệp, bản quyền, … hoặc cũng có thể để Hotline, email, địa chỉ văn phòng, chính sách dịch vụ, …

Những trang quan trọng nhất trong 1 website

Một website thường có nhiều trang web khác nhau để phục vụ các mục đích và nhu cầu khác nhau của người dùng. Tuy nhiên, có một số trang web được coi là quan trọng trong một website, đó là: 

  • Trang chủ: Là trang web đầu tiên người dùng thấy khi truy cập vào website. Trang chủ có vai trò giới thiệu về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ … và khuyến khích người dùng tiếp tục khám phá các trang web khác trong website. Trang chủ cần có giao diện đẹp, nội dung rõ ràng, liên kết hợp lý và thân thiện với người dùng cũng như công cụ tìm kiếm.
  • Trang giới thiệu: Là trang web nói về lịch sử, sứ mệnh, giá trị, đội ngũ … của doanh nghiệp. Trang giới thiệu giúp người dùng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, tăng sự tin cậy và gắn kết với thương hiệu. Trang giới thiệu cũng cần có các lời kêu gọi và thông tin để khách hàng tiềm năng liên hệ.
  • Trang bán hàng: Là trang web giới thiệu chi tiết về các sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Trang bán hàng giúp người dùng biết được các tính năng, lợi ích, giá cả, … của sản phẩm, dịch vụ, và có những lời kêu gọi hành động để thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng. 
  • Các trang nội dung: Đây là các trang cung cấp các thông tin hữu ích cho người dùng, các chủ đề mà khách hàng tiềm năng có thể quan tâm và các chủ đề xoay quanh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 
  • Trang liên hệ: Là trang web cung cấp các thông tin liên lạc của doanh nghiệp, như địa chỉ, điện thoại, email, mạng xã hội … và có biểu mẫu để người dùng gửi yêu cầu hoặc phản hồi cho doanh nghiệp. Trang liên hệ giúp người dùng dễ dàng liên lạc với doanh nghiệp khi có nhu cầu hoặc thắc mắc.
  • Trang liên quan đến quy định, pháp lý: Đây là trang cung cấp các thông tin phụ nhưng đóng vai trò rất quan trọng giúp khẳng định những yếu tố liên quan đến pháp lý của website. Trang này thường bao gồm các thông tin như Chính sách riêng tư, Điều khoản sử dụng, Chính sách thanh toán … 

Các loại website

Có nhiều loại website và có thể phân liệu theo nhiều cách khác nhau như phân loại theo cấu trúc và cách hoạt động, theo mục đích chính của website hay theo từng lĩnh vực cụ thể. Bạn có thể tham khảo các loại website dưới đây: 

Theo cấu trúc và cách hoạt động

Ví dụ về 1 website động là website Shopee

 

Theo cấu trúc và cách hoạt động, website có thể được chia thành hai loại chính là:

  • Website tĩnh: là loại website chủ yếu được lập trình bằng HTML và CSS. Nội dung trên website tĩnh rất ít khi được chỉnh sửa nên khó khăn khi muốn thay đổi giao diện. Ngoài ra, website này cũng thường không có tương tác của người dùng. Vì những lý do này mà website tĩnh ít được sử dụng. Ví dụ website tĩnh: Trang thông tin sản phẩm. 
  • Website động: là loại website được lập trình bằng các ngôn ngữ như PHP, Python, Java, ASP, ASP.NET…  và sử dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL, SQL Server. Nội dung trên website có thể dễ dàng thay đổi và có sự tương tác mạnh mẽ với người dùng. Hầu hết ngày nay chúng ta đều thấy website động. Ví dụ website động: Shopee, Lazada, Facebook, … 

Theo mục đích chính của website

Mỗi website sẽ phục vụ một mục đích sử dụng khác nhau của người tạo ra nó. Bạn có thể phân loại website theo một số mục đích chính như sau: 

  • Website cá nhân: Là loại website có mục đích viết và chia sẻ các thành tựu, chuyên môn, quan điểm cá nhân, … giúp xây dựng thương hiệu cá nhân một cách chuyên nghiệp. 
  • Website doanh nghiệp: Là loại website có mục đích sử dụng là giới thiệu công ty, có các thông tin cần thiết như: lịch sử hình thành và phát triển, tầm nhìn, sứ mệnh, sản phẩm, dịch vụ. thông tin liên hệ … 
  • Website bán hàng: Giới thiệu và cung các thông tin chi tiết về sản phẩm, giá bán, khuyến mại, phương thức thanh toán, giao hàng … và những lời kêu gọi hành động để thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng. 

Theo lĩnh vực cụ thể

Từng lịch vực cụ thể sẽ hướng đến những nhóm người dùng có những “chân dung” khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp muốn thiết kế website của mình sao cho phù hợp nhất với khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực của họ. 

Có rất nhiều loại website theo từng lĩnh vực cụ thể như: 

  • Website giáo dục.
  • Website y tế.
  • Website giải trí.
  • Website thương mại điện tử.
  • Website du lịch.
  • Website ẩm thực.
  • Website thể thao.
  • Website cá nhân.
  • … 

Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng website?

Lý do doanh nghiệp nên xây website 

 

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, website là một công cụ không thể thiếu cho doanh nghiệp. Website giúp doanh nghiệp có được nhiều lợi ích, như:

  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng: Website giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được với hàng triệu người dùng trên internet, mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng. Đồng thời, website cũng sẽ giúp khách hàng tìm kiếm và tương tác với doanh nghiệp ở mọi lúc, mọi nơi. 
  • Nâng cao uy tín và thương hiệu: Website giúp doanh nghiệp có thể trình bày được các thông tin, sản phẩm, dịch vụ… của mình một cách chuyên nghiệp và đầy đủ, tạo được sự tin tưởng và ấn tượng tốt với khách hàng.
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian: Website giúp doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí cho việc thuê mặt bằng, xây dựng cửa hàng, thuê nhân viên … 
  • Tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh: Website giúp doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực, bằng cách sử dụng các công nghệ, thiết kế, nội dung … mới mẻ và độc đáo.

Kết luận:
Qua bài viết, Vinalink đã giải đáp câu hỏi “trang web là gì” đồng thời cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc xoay quanh chủ đề trang web. Nếu bạn cần thêm thông tin gì hoặc muốn được tư vấn, thiết kế website chuyên nghiệp, hãy liên hệ với Vinalink theo thông tin sau: 

HÀ NỘI:

  • Địa chỉ: 85 Vương Thừa Vũ, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 024-3972. 6746 / 47
  • Email: [email protected] 

TP. HỒ CHÍ MINH:

  • Địa chỉ: 23 -25 Trần Nhật Duật, Tân Định, Quận 1 (Tầng 5), HCM
  • Hotline: (028)39.68.38.38
  • Email: [email protected] 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Call Zalo Messenger