Jollibee, "gã khổng lồ" thức ăn nhanh đến từ Philippines, đã có những bước phát triển thần tốc tại thị trường Việt Nam với chiến lược marketing thông minh và hiệu quả. Trong bài viết này, Vinalink Media sẽ phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam A-Z, giúp bạn hiểu rõ hơn về bí quyết thành công của thương hiệu này.
Jollibee là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh do Tony Tan thành lập tại Philippines vào năm 1978 với sản phẩm khởi đầu là kem. Doanh nhân Tony Tan là người gốc Trung Quốc, sinh ra tại tỉnh Phúc Kiến trong gia đình nghèo gồm 7 anh chị em. Ông theo gia đình đến Davao, Philippines sinh sống và lập nghiệp.
Năm 22 tuổi, Tony Tan đã có chuyến thăm quan một nhà máy sản xuất kem và đây được coi là “bước ngoặt” trong chặng đường khởi nghiệp của ông. Sau đó, ông đã mở 2 của hàng kem nhượng quyền của hãng Magnolia Dairy Ice Cream ở Quezon và Manila từ số tiền tiết kiệm của gia đình.
Trong quá trình vận hành cửa hàng, nhận thấy nhiều khách hàng thường hỏi thêm đồ ăn nóng, Tony Tan đã bắt đầu bổ sung thêm món Hamburger và Sandwich vào trong thực đơn của mình. Đây chính là nền móng để ông tạo ra “đế chế” đồ ăn nhanh Jollibee sau này.
Ngày 11/01/1978, gia đình ông Tony Tan quyết định ngừng hợp tác với hãng Magnolia và thành lập Tập đoàn Thực phẩm Jollibee Food Corporation (JFC) chuyển đổi các cửa hàng kem đang điều hành thành cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh. Từ đó, Jollibee đã vươn lên trở thành một trong những thương hiệu đồ ăn nhanh hàng đầu không chỉ ở Philippines mà còn là đối trọng của McDonald's tại khu vực châu Á. Tính đến tháng 9 năm 2023, đã có hơn 1.500 cửa hàng Jollibee trên toàn thế giới, với các nhà hàng ở các khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, Đông Á, Bắc Mỹ và Châu Âu.
Mục tiêu kinh doanh của Jollibee là trở thành một trong 5 công ty nhà hàng hàng đầu thế giới phục vụ những món ăn có hương vị thơm ngon và mang lại niềm vui ăn uống cho mọi người thông qua các chuỗi cửa hàng trên 33 quốc gia bao gồm: Philippines, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc Vương quốc Anh, Việt Nam, UAE và Úc.
Tại Việt Nam, Jollibee đặt tham vọng trở thành thương hiệu đồ ăn nhanh (Fast-food) được yêu thích nhất. Minh chứng cho điều này, tính đến tháng 12/2021, với chiến lược marketing của Jollibee tại Việt Nam diễn ra hiệu quả, tập đoàn đã có chuỗi hơn 149 cửa hàng phủ khắp cả nước, có mặt tại cả các đô thị lớn và thành phố/thị xã ở các tỉnh nhỏ. Với quy mô trên, Việt Nam là thị trường Quốc tế lớn nhất (trừ Phillipines) của Jollibee và liên tục được tập đoàn ưu ái tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển.
Từ khi bắt đầu triển khai nhượng quyền thương hiệu vào năm 1979 và mở 10 cửa hàng đầu tiên vào năm 1981, Jollibee đã nhanh chóng trở thành biểu tượng của ngành thức ăn uống nhanh tại Philippines. Chỉ sau 4 năm, công ty đã vươn lên dẫn đầu thị trường tại quốc gia này.
Thập kỷ 80 chứng kiến sự bùng nổ của Jollibee khi công ty đạt được sự phát triển thần tốc. Cụ thể, doanh thu của công ty đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 1987-1989, kỳ tích này được lặp lại một lần nữa vào năm 1991. Không chỉ dừng lại ở đó, Jollibee một lần nữa xô đổ mọi kỷ lục trước đó tạo nên với mức tăng trưởng doanh thu 300% vào năm 1996.
Điều này được minh chứng bởi việc mở rộng mạng lưới cửa hàng của họ với các con số cực kỳ ấn tượng:
Sự phát triển này không chỉ dừng lại ở quy mô kinh doanh mà còn được minh chứng bằng việc Jollibee niêm yết (IPO) trên sàn chứng khoán Philippines vào năm 1993. Trong vòng chỉ 3 tháng, giá cổ phiếu của Jollibee đã tăng đến 135%, khẳng định vị thế vững vàng của họ trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh không chỉ trong Philippines mà còn toàn khu vực Châu Á..
Dưới đây là toàn bộ A-Z phân tích case chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam để bạn có thể tham khảo và học hỏi:
Chiến lược marketing của Jollibee tại Việt Nam cũng như trên thế giới tập trung vào việc phát triển sản phẩm chủ lực gà rán Chickenjoy. Mặc dù thị trường cạnh tranh sôi động với sự hiện diện của nhiều đối thủ lớn như Burger King, McDonald’s,... Jollibee vẫn tỏ ra xuất sắc với một phong cách tiếp thị độc đáo cùng chất lượng sản phẩm vượt trội.
Gà rán Chickenjoy là sản phẩm chủ lực của Jollibee khi mở rộng ra các thị trường toàn cầu. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa vị giòn, ngon và hương vị đặc trưng, cùng với nước chấm pha chế từ công thức bí mật, Chickenjoy không chỉ thu hút khách hàng ở mọi lứa tuổi mà còn được đón nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia khác nhau.
Bên cạnh việc đẩy mạnh sản phẩm chủ lực, Jollibee cũng chú trọng vào quá trình sản xuất và quản lý hậu cần chuyên nghiệp, từ đó đảm bảo chất lượng của sản phẩm trên thị trường. Sự kết hợp giữa chất lượng sản phẩm và dịch vụ chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng giúp Jollibee giữ vững vị thế của mình trong ngành công nghiệp đồ ăn nhanh đầy cạnh tranh này.
Jollibee đã thiết lập một chiến lược giá cả hợp lý nhằm thu hút đa dạng đối tượng khách hàng. So với các đối thủ cạnh tranh như KFC và McDonald’s, Jollibee áp dụng mức giá thấp hơn, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng khách hàng tiếp cận hơn. Bằng cách này, Jollibee đã thu hút các nhóm khách hàng vô cùng tiềm năng và đông đảo như: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,... đến sử dụng dịch vụ thường xuyên hơn.
Tóm tắt lại, chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam về giá được gói gọn ở 3 điểm nổi bật sau:
Jollibee, với độ phủ hơn 1.500 cửa hàng trên toàn cầu tính đến tháng 9/2023 cùng dịch vụ giao đồ ăn 24/7 đã cho thấy nỗ lực không ngừng của công ty trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng một cách tốt nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, Jollibee đã mở rộng đến nhiều thị trường quốc tế, từ Brunei, Singapore, Việt Nam, Qatar, Bahrain cho đến các thị trường phương Tây như Mỹ, Italia và Anh.
Để phát triển hiệu quả, Jollibee thực hiện chiến lược phân phối linh hoạt riêng biệt cho mỗi thị trường, tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa và sở thích ẩm thực của khách hàng địa phương.
Ví dụ: Tại khu vực Trung Đông, Jollibee tập trung chủ yếu vào khách hàng người Philippines xa quê đang sinh sống và làm việc ở đó. Trong khi ở Việt Nam, công ty đáp ứng nhu cầu của người dân bản địa với các món ăn địa phương như gà giòn cay.
Khi thâm nhập vào một thị trường mới, Jollibee mang đến những món signature nổi tiếng nhất của mình như: gà rán, bánh Hamburger, mỳ spaghetti,... Qua thời gian, khi được các khách hàng bản địa đón nhận nhiều, công ty tiếp tục nghiên cứu đưa vào menu các món ăn đậm chất của địa phương đó - giúp thương hiệu kết nối khách hàng một cách sâu sắc hơn. Hai ví dụ nổi bật nhất về món ăn địa phương trong cửa hàng Jollibee là: gà giòn cay (Việt Nam), cơm Nasi Lemak (Brunei),...
Chiến lược marketing xúc tiến hỗn hợp của Jollibee đã bắt đầu với việc đặt quảng cáo truyền hình vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Đồng thời, họ tập trung vào việc xây dựng hình ảnh của linh vật thương hiệu - chú ong, với mục tiêu làm cho hình ảnh này trở nên phổ biến trong công chúng tại những nơi mà Jollibee có mặt.
Cụ thể, những bức tượng chú ong được trưng bày trong tất cả các cửa hàng của Jollibee, được lấy cảm hứng từ nhân vật chuột Mickey (Disney). Mục tiêu của Jollibee là tạo ra một hình ảnh đại diện mạnh mẽ cho thương hiệu - tương tự như cách Disney ghi dấu ấn trong lòng khán giả với hình tượng chuột Mickey đi kèm.
Ngoài ra, Jollibee còn đầu tư vào việc tạo nội dung truyền thông thông qua Jollitown từ năm 2008, một series phim truyền hình dành cho trẻ em với sự tham gia của linh vật chú ong. Điều này giúp thương hiệu tương tác với khách hàng một cách độc đáo và gần gũi hơn, đặc biệt là với đối tượng là trẻ em. Thời điểm đó, Jollitown là một trong những chương trình dành cho bé được yêu thích nhất tại Phillipines lúc bấy giờ
Jollibee cũng chú trọng vào hoạt động từ thiện và việc hỗ trợ giáo dục trẻ em, cũng như sự phát triển kinh tế của người nông dân. Việc thành lập quỹ từ thiện Jollibee Group Foundation vào năm 2004 là một minh chứng rõ ràng cho cam kết của họ đối với các hoạt động xã hội, giúp tạo thiện cảm từ công chúng với doanh nghiệp.
Tựu chung lại, chiến lược xúc tiến của Jollibee không chỉ tập trung vào việc quảng cáo mà còn chú trọng vào việc xây dựng một hình ảnh thương hiệu gần gũi, tương tác với khách hàng qua các nội dung truyền thông độc đáo cùng các hình ảnh đẹp từ các hoạt động từ thiện và phát triển cộng đồng.
Jollibee đã gặt hái được thành công vang dội tại thị trường Việt Nam nhờ vào chiến lược Marketing Mix Thông minh và hiệu quả. Chiến lược này tập trung vào sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý, mạng lưới phân phối rộng khắp và chiến lược xúc tiến mạnh mẽ. Nhờ vậy, Jollibee đã trở thành một trong thương hiệu đồ ăn nhanh được ưa chuộng tại Việt Nam.
Hy vọng rằng, với những phân tích Case study chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam từ Vinalink Media, bạn sẽ có thêm được các ý tưởng hay, độc đáo để áp dụng cho công việc kinh doanh, marketing cho doanh nghiệp mình. Chúc bạn thành công!