Chiến lược Marketing Mix, hay còn gọi là chiến lược Marketing hỗn hợp, là một chiến lược toàn diện, tập hợp các công cụ và chiến thuật Marketing nhằm tác động và thu hút khách hàng hiệu quả. Nó đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng, góp phần gia tăng doanh thu và khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường.
Khái niệm chiến lược Marketing Mix được giới thiệu lần đầu tiên bởi giáo sư James Culliton từ Đại học Harvard vào năm 1948. Sau đó, E. Jerome McCarthy đã phát triển và phổ biến nó rộng rãi hơn, đặt nền móng cho mô hình 4P nổi tiếng.
Dù chiến lược của bạn có mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn thì việc xây dựng và triển khai Marketing Mix chính là kim chỉ nam dẫn bạn đến thành công. Bằng cách xác định giá trị cốt lõi và khéo léo đáp ứng nhu cầu khách hàng, Marketing Mix giúp bạn tạo nên sự kết hợp hoàn hảo giữa sản phẩm, khuyến mãi, giá cả,... tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt trội so với đối thủ.
Tuy nhiên,Marketing Mix chỉ có hiệu quả khi nó được theo dõi và điều chỉnh liên tục dựa trên thông tin cập nhật về thị trường và xu hướng mới nhất. Nhu cầu khách hàng luôn thay đổi theo thời gian, do vậy, bạn cũng cần điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với thị hiếu ở thời điểm đó.
Chỉ khi thực hiện từng bước trong chiến lược Marketing Mix, bạn mới có thể thấu hiểu ý kiến và hành vi mua hàng của khách hàng. Nắm bắt được điều này, bạn sẽ tạo dựng được độ nhận diện thương hiệu cao bằng cách linh hoạt đáp ứng nhu cầu của họ.
Marketing mix 4P là một mô hình đầu tiên. Theo thời gian, mô hình này đã bổ sung thêm nhiều P mới và phát triển thành 7P, 9P.
Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của mô hình 4C và 3C. Hãy cùng điểm qua ngay nhé!.
Mô hình 4P là nền tảng của chiến lược Marketing Mix, bao gồm 4 yếu tố cốt lõi:
1. Product (Sản phẩm)
2. Price (Giá cả)
3. Place (địa điểm)
4. Promotion (Quảng bá)
7P được mở rộng từ mô hình 4P truyền thống bằng cách bổ sung 3 yếu tố:
1. People (Con người)
Trong marketing, khách hàng là trung tâm, và People ở đây đề cập đến khách hàng mục tiêu và người mua hàng.
Tuy nhiên, trong mô hình 7Ps, People còn là nhân sự đóng vai trò trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng:
2. Process (Quy trình)
Process đề cập đến hệ thống quy trình mà doanh nghiệp sử dụng để cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng. Nó bao gồm tất cả các bước từ khâu tiếp nhận đơn hàng đến khâu giao hàng và hậu mãi:
3. Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)
Chữ "P" cuối cùng trong 7P là bằng chứng hữu hình. Yếu tố này đề cập đến các mặt hàng thực tế và các hình thức tương tác: sản phẩm, cửa hàng, biên nhận, bao bì, túi xách và các mặt hàng có nhãn hiệu khác có thể nhìn thấy và chạm vào.
9P được đưa ra bởi chuyên gia Tiếp thị và Quảng cáo, Larry Steven Londre vào năm 2007. Việc này xuất phát từ ý tưởng về việc xây dựng một cấu trúc Marketing linh hoạt và thích nghi với những điều kiện kinh doanh mới.
Mô hình 9P có thêm 3 yếu tố:
1. Partners (Đối tác)
Để tạo giá trị và cung cấp sản phẩm cho khách, các nhà tiếp thị cần sự hỗ trợ từ các bộ phận khác trong tổ chức và từ các đối tác bên ngoài công ty.
2. Presentation (Sự hiện diện trước công chúng)
3. Passion (Niềm đam mê với thương hiệu)
Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, niềm đam mê của khách hàng đối với thương hiệu trở thành yếu tố ổn định nhất, vượt qua công năng và giá cả.
Các nhà tâm lý đã chỉ ra cảm xúc "đam mê" là một yếu tố kết nối mạnh mẽ và động lực tích cực, không chỉ đối với các nhà lãnh đạo và nhân viên mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.
Niềm đam mê được lan tỏa từ bên trong doanh nghiệp, đối tác và các bên liên quan sẽ giúp tăng giá trị lợi nhuận và uy tín thương hiệu. Để phát huy sức mạnh này, nhiều doanh nghiệp đã tích hợp Passion vào ngay trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và giá trị cốt lõi.
Mô hình 4C bao gồm:
Tuy cùng là mục đích “kích” sales, trong khi 4P tập trung chủ yếu vào người bán thì mô hình 4C lại lấy người tiêu dùng làm trọng tâm.
Áp dụng mô hình 4C có thể mang lại lợi ích về lâu dài cho doanh nghiệp. Bởi nó yêu cầu marketer phải thực sự hiểu rõ người dùng trước khi phát triển sản phẩm.
3C là mô hình được phát triển bởi Kenichi Ohmae, nhà hoạch định chiến lược nổi tiếng người Nhật.
Mô hình này được sử dụng để đánh giá mức độ thành công của thị trường thông qua 3 yếu tố chính:
Trên đây là những thông tin chi tiết về chiến lược Marketing Mix mà Vinalink muốn chia sẻ đến bạn. Có rất nhiều mô hình Marketing Mix, do đó doanh nghiệp cần nghiên cứu và lựa chọn chiến lược phù hợp nhất với mục tiêu và nguồn lực của mình. Áp dụng chiến lược Marketing Mix hiệu quả sẽ giúp bạn tăng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao giá trị thương hiệu.