CẨM NANG  Cẩm nang SEO

Meta Description là gì? Mẹo viết Meta Description thu hút, chuẩn SEO - Vinalink

18:35 | 24/10/2023
Meta Description là một trong những yếu tố quan trọng giúp website của bạn nổi bật trên kết quả tìm kiếm của Google, từ đó tăng CTR hiệu quả. Nhưng cụ thể Meta Description là gì? Làm thế nào để viết Meta Description thu hút, chuẩn SEO nhất? Bài viết này Vinalink sẽ giải đáp cho bạn A-Z những thắc mắc trên.

1. Meta Description là gì?

Thẻ Meta Description, hay còn được gọi là thẻ Meta Description là một đoạn văn ngắn có khoảng 155-160 ký tự xuất hiện dưới trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm. Chức năng chính của Meta Description là cung cấp một tóm tắt súc tích về nội dung của trang web để người đọc và công cụ tìm kiếm có thể hiểu rõ hơn về chủ đề của trang.

meta description là gì 1

Để dễ hiểu hơn, khi tìm một từ khoá trên Google, thẻ Meta Description sẽ hiển thị cùng với tiêu đề của trang (Title) để giúp người dùng đánh giá xem trang web có phải là kết quả phù hợp với nhu cầu của họ hay không. Điều này giúp tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm của người dùng, cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và chính xác.

>> Đọc thêm:  Schema Markup là gì? Lợi ích, phân loại và cách kiểm tra

2. Tại sao thẻ Meta Description lại quan trọng với SEO?

Thẻ Meta Description đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO Onpage của bạn. Nó không chỉ giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang web mà còn là cơ hội để thu hút sự chú ý của người đọc.

Mục tiêu lớn của việc tối ưu hóa thẻ Meta Description là tăng cường lượt truy cập trang web của bạn. Người dùng thường lướt qua tiêu đề trang web trước khi quyết định xem liệu nó có cung cấp thông tin họ đang tìm kiếm hay không. Thẻ Meta Description là cơ hội để bạn tóm tắt một cách hấp dẫn nội dung của trang và thu hút họ tiếp tục đọc.

Nếu thẻ Meta được viết một cách hiệu quả, người đọc có khả năng nhấp vào trang web của bạn để tìm kiếm thông tin chi tiết hơn. Điều này giúp gia tăng tỷ lệ CTR cho website của bạn và cải thiện thứ hạng trên Google tìm kiếm.

3. Cách thêm thẻ Meta Description trong Wordpress

3.1 Thêm thẻ Meta Description ở tab SEO

Khi bạn đang tạo một bài đăng mới trong hệ thống quản lý nội dung (CMS), hãy chú ý đến tab SEO và bấm vào phần Edit snippet. Ở đó, bạn sẽ thấy một ô trống được dành riêng để nhập thông tin Meta Description, chúng nằm ngay ở dưới phần “Slug”.

meta description là gì 2


3.2 Sử dụng Plugin Yoast SEO

Nếu Wordpress của bạn có cài Yoast SEO, bạn hoàn toàn có thể thêm thẻ Meta Description ngay tại plugin này. Để thực hiện, bạn làm theo các bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Bắt đầu bằng cách tạo một bài viết mới, bạn hãy nhấn và nút "Add New" từ trang Dashboard để bắt đầu quá trình tạo nội dung mới.
  • Bước 2: Tiếp theo, điều hướng đến mục "Edit snippet" trong bảng điều khiển của Yoast SEO. Đây là nơi bạn có thể tùy chỉnh các phần liên quan đến hiển thị của bài viết trên công cụ tìm kiếm.
  • Bước 3: Trong trang chỉnh sửa snippet, bạn sẽ thấy trường "Meta Description". Ở vị trí này, bạn nhập đầy đủ nội dung mô tả cho bài viết của bạn. Dưới trường này, bạn sẽ thấy thanh đo mức độ dài tối ưu của thẻ Meta Desciription với 3 màu xanh, cam và đỏ. Bạn hãy cố gắng tối ưu đoạn văn của mình có độ dài ở mức xanh để thông tin được thể hiện trọn vẹn nhất trên bảng tìm kiếm.
  • Bước 4: Sau khi bạn đã nhập nội dung Meta Description và tối ưu hóa độ dài, hãy nhấn nút lưu nháp hoặc xuất bản để áp dụng thay đổi và lưu lại mô tả cho bài viết của bạn.
>> Gợi ý:  File robots.txt là gì? Cách tạo và tối ưu file robots.txt chuẩn seo

4. Cách viết thẻ Meta Description tối ưu, chuẩn seo nhất

4.1 Độ dài của thẻ Meta Description

Google thường giới hạn độ dài của thẻ Meta Description trong khoảng 155-160 ký tự. Tuy nhiên, để hiển thị thông tin trọn vẹn trên điện thoại di động, bạn chỉ nên giữ độ dài thẻ này trong khoảng 120 ký tự là hợp lý nhất.

Ngoài ra, trong một số trường hợp khi hiển thị trên kết quả tìm kiếm, Google sẽ hiển thị kèm cả ngày xuất bản, số sao đánh giá,...Bạn cũng nên tính toán cả phần này để cân đối độ dài thẻ Meta Description sao cho phù hợp nhất.

4.2 Chứa từ khóa 

Khi có từ khoá trong thẻ Meta Description, Google sẽ bôi đậm dòng chữ này lên gây chú ý cho người đọc. Điều này cũng góp phần thu hút người xem đến trang web của bạn, từ đó cải thiện tốt hơn CTR.

meta description là gì 3


4.3 Không sử dụng các ký tự đặc biệt

Để tối ưu hóa mô tả Meta và đảm bảo nó hiển thị đầy đủ trên trang kết quả tìm kiếm Google, bạn nên hạn chế việc sử dụng các ký tự đặc biệt, đặc biệt là dấu ngoặc kép trong phần mô tả. Google có thể cắt bỏ phần mô tả nằm trong dấu ngoặc kép khi hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm (SERP).

Để tránh tình trạng này, bạn nên tập trung vào việc sử dụng chỉ các ký tự chữ cái và số trong Meta Description. Nếu bạn thấy cần thiết phải sử dụng dấu ngoặc kép, hãy cân nhắc sử dụng HTML Entity để thay thế.

4.4 Nội dung cuốn hút, ấn tượng

Thẻ Meta Description là một trong những phần mà độc giả nhìn thấy đầu tiên trước khi xem bài viết của bạn. Do đó, bạn cần tận dụng chúng như một cơ hội để tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ. 

Để làm được điều này, khi viết nội dung mô tả meta, bạn nên tránh sử dụng những từ ngữ phức tạp, chuyên môn quá cao khiến người đọc bị “rối não”. Thay vào đó, bạn nên sử dụng những câu từ đơn giản, dễ hiểu để “đánh” đúng vào search intent (mục đích tìm kiếm) của khản giả nhằm khiến họ tò mò và click xem bài viết của bạn.

4.5 Nổi bật đặc trưng thương hiệu

Khi viết thẻ Meta Description ở trang chủ, đây là “cơ hội vàng” để thể hiện sự nổi bật của thương hiệu bạn bằng cách thêm slogan hoặc cam kết doanh nghiệp của bạn với cộng đồng. Đây là một chiến lược marketing hiệu quả giúp tạo ra một ấn tượng tốt đẹp mạnh mẽ từ người dùng ngay từ khi họ đặt chân vào trang chủ của bạn.

4.6 Không trùng lặp

Tương tự như nội dung bài viết, Google đánh giá cao những thẻ mô tả meta có tính độc đáo và khác biệt. Ngược lại, việc sao chép mô mô tả meta cho nhiều trang có thể dẫn đến tình trạng khó rank TOP, thậm chí bị phạt từ Google.

meta description là gì 5


Meta Description là một yếu tố quan trọng giúp trang web của bạn gây ấn tượng và thu hút người dùng trên kết quả tìm kiếm của Google. Để viết Meta Description tốt và tối ưu nhất cho SEO, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như độ dài, từ khóa, ký tự đặc biệt, nội dung cuốn hút, đặc trưng thương hiệu và không trùng lặp. Hy vọng bài viết này của Vinalink đã giúp bạn hiểu Meta Description là gì và biết cách viết Meta Description thu hút, ấn tượng. Chúc bạn thành công!

>> Đọc thêm:  Tăng traffic website: 10 Chiến lược hiệu quả bạn cần biết

Call Zalo Messenger