CẨM NANG  Cẩm nang SEO

Search intent là gì? Phân loại và cách xác định search intent

15:50 | 01/03/2024
Ngày nay, chỉ cần gõ một từ khóa lên Google, bạn có thể thu thập được hàng tỉ thông tin. Bởi vậy, việc hiểu rõ Search Intent (ý định tìm kiếm) giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng và đạt được vị trí cao trong kết quả tìm kiếm. Hiểu được điều đó, Vinalink sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về search intent là gì và 9 loại search intent phổ biến hiện nay.

1. Search Intent là gì? 

Search Intent, hay còn gọi là "Intent tìm kiếm," là mục đích, ý định chính của người dùng khi họ thực hiện một tìm kiếm trên công cụ trực tuyến như Google. Đó thường là nhu cầu tìm kiếm thông tin, giải đáp câu hỏi, mua sắm sản phẩm, hoặc thực hiện các hành động cụ thể khác.

search-intent-la-gi


Chẳng hạn, khi tìm từ khóa “điện thoại di động Samsung Galaxy S21?” thì người dùng đang có nhu cầu tham khảo, mua sắm thiết bị điện tử, cụ thể là dòng Galaxy S21 của Samsung. 

2. Search Intent có quan trọng không? 

Search Intent là yếu tố quan trọng trong chiến lược SEO bởi các lý do sau:

  • Đáp ứng nhu cầu khách hàng: Khi hiểu rõ khách hàng cần gì khi tìm kiếm một từ khóa nhất định, bạn cung cấp thông tin đúng với mong muốn của họ. 
  • Tăng nhận diện thương hiệu: Search Intent giúp tối ưu hóa nội dung để nâng cao trải nghiệm người dùng và tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Người dùng sẽ biết đến công ty bạn là một đơn vị chuyên nghiệp, uy tín, từ đó, gia tăng độ nhận diện thương hiệu. 

3. Cách phân loại Search Intent chi tiết 

Chúng ta có thể phân loại Search Intent theo hai hướng: 

search-intent-la-gi


Đầu tiên, theo cách truyền thống:

  • Điều hướng (Navigational): Ý định truy cập một trang web cụ thể.
  • Thông tin (Informational): Ý định tìm kiếm thông tin cụ thể.
  • Giao dịch (Transactional): Ý định thực hiện hành động gì đó trên một trang web.

Tiếp theo là cách Google đề cập vào năm 2010:

  • Know (Biết): Tìm hiểu thông tin.
  • Go (Đi): Tìm kiếm địa điểm hoặc trang web cụ thể để truy cập.
  • Do (Làm): Ý định thực hiện một hành động cụ thể.
  • Buy (Mua): Ý định mua sắm sản phẩm hoặc dịch vụ.
Đọc Thêm:  Từ khóa (keyword) là gì? Khái niệm và vai trò của từ khóa trong SEO

4. 9 loại Search Intent phổ biến hiện nay 

Search Intent có thể được phân loại thành nhiều loại khác nhau, dựa trên mục đích cụ thể mà người tìm kiếm muốn đạt được. Dưới đây là 9 loại Search Intent phổ biến hiện nay:

search-intent-la-gi


4.1. Research Intent 

Đây là loại search intent phổ biến nhất, thường là các thông tin cơ bản về nghiên cứu, giải thích khái niệm trên…  Người tìm kiếm đang tìm hiểu thông tin chi tiết, học hỏi về một chủ đề cụ thể.

Ví dụ: "Search Intent là gì?", “Phục hồi chức năng là gì?”

4.2. Answer Intent 

Với dạng search intent này, người dùng thường có nhu cầu tìm kiếm câu trả lời cho một câu hỏi cụ thể. Bởi vậy, Google sẽ trả kết quả dưới dạng hộp câu trả lời (answer boxes), hộp định nghĩa (definition boxes)... 

Ví dụ: "Tỉ số MU", “SEO Image là gì?”, “Search Intent là gì?”,...

4.3. Local Intent 

Local Intent là dạng tìm kiếm theo địa điểm, khu vực. Người tìm kiếm muốn biết thông tin về địa điểm hoặc doanh nghiệp cụ thể trong một vùng địa lý. Đôi lúc, local intent còn xuất hiện ở bảng tri thức (knowledge panel) khi có 

Ví dụ: "Nhà hàng Việt Nam ngon gần tôi”, “giờ mở cửa của Bread Factory”,...

4.4. Transactional Intent 

Transactional Intent là từ khóa thể hiện ý định mua sắm hoặc thực hiện một giao dịch cụ thể. Những từ khóa này thường xuất hiện trong các bài quảng cáo trả phí, những trang mua bán sản phẩm,... cho phép người dùng  thực hiện hành động ngay lập tức trên một trang web. 

Ví dụ: "Mua laptop Dell giá tốt”, “Bán xe ô tô 4 chỗ cũ”,...

4.5. Video Intent 

Người tìm kiếm muốn tìm kiếm nội dung video trên một chủ đề nhất định. Điều này giúp cá nhân hóa trải nghiệm người dùng và cung cấp nội dung sinh động, trực quan hơn cho họ. 

Ví dụ: "Hướng dẫn làm bánh trung thu video.". “video khai giảng năm học 2024”,...

4.6. Visual Intent 

Người tìm kiếm muốn tìm kiếm hình ảnh hoặc nội dung có tính chất hình ảnh thay vì câu trả lời văn bản thông thường. Visual Intent hay xuất hiện trong gợi ý hình ảnh đầu tiên của kết quả tìm kiếm. 

Ví dụ: "Ảnh thiên nhiên đẹp", “phòng ngủ màu hồng”, “kiến trúc nhà thời Pháp thuộc”,...

4.7. News Intent/Fresh Intent 

Loại Intent này thường liên quan đến nhu cầu biết về sự kiện, tin tức hàng ngày, hoặc các thông tin quan trọng nhất. Người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm để truy cập nhanh chóng các bài báo, video, và nội dung tin tức trực tuyến. News Intent/Fresh Intent giúp họ đáp ứng được nhu cầu thông tin ngay lập tức.

Ví dụ: "Tin tức công nghệ 2024 mới nhất”, “Giá vàng hôm nay”,...

4.8. Branded Intent 

Branded Intent là ý định tìm kiếm của người dùng khi họ muốn xem thông tin chi tiết về một thương hiệu cụ thể. Người dùng thường nhập tên thương hiệu vào công cụ tìm kiếm để truy cập nhanh chóng thông tin về sản phẩm, dịch vụ, hoặc sự kiện của thương hiệu đó. Đây là cách hiệu quả để người tiêu dùng nhanh chóng tìm được thông tin mà họ đang quan tâm. 

Ví dụ: "Sản phẩm mới của Apple”, “Bộ sưu tập thu đông của Dior”,...

4.9. Split Intent 

Người tìm kiếm có mục đích kết hợp giữa các loại Intent khác nhau. Họ sẽ tham khảo các thông tin chi tiết về sản phẩm cụ thể để mua sắm ngay lập tức. Split Intent mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp để cung cấp thông tin và trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng.

Ví dụ: "Review và giá cả điện thoại Samsung mới”, “Áo gió chất lượng tốt”, Tour du lịch New Zealand giá rẻ”,...

Tìm hiểu:  Breadcrumb là gì? Cách tạo và tối ưu Breadcrumb cho website chuẩn SEO

5. Cách xác định đúng Search Intent

Vinalink sẽ giới thiệu đến các bạn 3 cách xác định search intent phổ biến:

  • Nghiên cứu từ khóa: Sử dụng công cụ từ khóa để hiểu rõ từ người tìm kiếm.
  • Phân tích nội dung cạnh tranh: Xem xét nội dung của các trang web đang xếp hạng cao.
  • Hiểu đối tượng mục tiêu: Định rõ tệp khách hàng và nhu cầu của họ để tạo nội dung phù hợp.
search-intent-la-gi

Như vậy, việc hiểu rõ Search Intent không chỉ là một khía cạnh kỹ thuật của SEO mà còn là sự nắm bắt tâm lý và nhu cầu thực sự của người tìm kiếm. Chính từ sự hiểu biết sâu sắc về Intent mà chúng ta có thể điều chỉnh chiến lược, tạo ra nội dung giá trị, và cuối cùng, đưa trang web lên đỉnh bảng xếp hạng. Hãy cùng Vinalink tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về Marketing nói chung và SEO nói riêng trong các bài viết tiếp theo nhé!

Call Zalo Messenger