Logo
CẨM NANG  Cẩm nang SEO

Target Audience là gì? Cách xác định đối tượng khách hàng mục tiêu hiệu quả

20:22 | 11/01/2024
Hiện nay, dân số thế giới là khoảng 8 tỷ người. Giữa thị trường rộng lớn đó, đâu là người cần sản phẩm, là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp? Để xác định điều đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tượng mình hướng đến. Bài viết dưới đây Vinalink sẽ giúp bạn hiểu target audience là gì và cách xác định.

1. Target Audience là gì?

Đối tượng mục tiêu là một nhóm người được xác định bởi nhân khẩu học và hành vi. Thông thường, các doanh nghiệp sử dụng những thông tin họ biết về đối tượng mục tiêu của mình để tạo ra chân dung khách hàng.. Những tính cách này hướng dẫn các quyết định của họ về các chiến dịch tiếp thị.

Xác định đối tượng mục tiêu là khám phá xem những khách hàng nào có nhiều khả năng quan tâm đến dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp nhất. Hầu hết các công ty thường xem xét thông tin nhân khẩu học như: giới tính, tuổi, nghề nghiệp, nơi sống, trình độ học vấn, thu nhập và tình trạng hôn nhân.

Target audience là yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần xác định khi quyết định kinh doanh
Target audience là yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần xác định khi quyết định kinh doanh

2. Vì sao doanh nghiệp phải nghiên cứu Target Audience?

2.1 Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng

Mỗi cá nhân hay nhóm người có các nét đặc điểm tương đồng sẽ có những yêu cầu/sở thích khác nhau về sản phẩm. Việc tìm hiểu các thông tin nhân khẩu học như giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng.
Bởi các đặc điểm đó ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi, thói quen và sở thích của họ. Nắm bắt được những đòi hỏi đó, doanh nghiệp sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm giải quyết và phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn.

2.2 Tạo ra nội dung hiệu quả

Hiểu rõ về khách hàng, biết mình đang phục vụ ai sẽ giúp bạn tạo ra những nội dung tốt hơn. Truyền tải trực tiếp thông điệp tới những người quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp sẽ giúp bạn tăng doanh số bán hàng.
Đó là lý do tại sao việc hiểu ai sẽ yêu thích nội dung của bạn là bước đầu tiên nên thực hiện trước khi quyết định doanh nghiệp sẽ quảng bá cái gì, như thế nào và ở đâu.

Xây dựng nội dung quảng cáo dựa trên sở thích của khách hàng
Xây dựng nội dung quảng cáo dựa trên sở thích của khách hàng

2.3 Tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và truyền thông

Nắm vững thông tin về đối tượng khách hàng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị. Thay vì tốn chi phí quảng cáo để quảng bá nội dung đến một lượng lớn người mà chỉ tiếp cận đến một phần nhỏ quan tâm, doanh nghiệp có thể tập trung tiếp cận vào những người có khả năng trở thành khách hàng thực sự.

2.4 Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Khi doanh nghiệp hiểu rõ về đối tượng khách hàng, họ có thể tương tác với đối tượng mục tiêu theo cách phù hợp hợp nhất. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và thân mật, tạo lòng trung thành và tăng khả năng giữ chân khách hàng, đưa khách hàng trở lại vào những lần sau.

2.5 Tăng lợi thế cạnh tranh và doanh số

Hiểu rõ về nhu cầu, mong muốn và hành vi mua hàng của khách hàng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng kịp thời. Sản phẩm hoặc dịch vụ giải quyết được nhu cầu thực sự của khách hàng giúp tạo ra trải nghiệm mua hàng tốt hơn, tăng cường sự hài lòng và khả năng trung thành với thương hiệu, từ đó tăng lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cũng như doanh số chuyển đổi.

Doanh số là ưu tiên hàng đầu của mọi hoạt động kinh doanh
Doanh số là ưu tiên hàng đầu của mọi hoạt động kinh doanh

2.6 Hạn chế rủi ro và chi phí không cần thiết

Nghiên cứu target audience giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực và ngân sách vào các sản phẩm, dịch vụ hoặc chiến dịch tiếp thị có thể đáp ứng yêu cầu của khách.
Thay vì phát triển những sản phẩm không được khách hàng quan tâm hoặc tiếp cận thị trường thiếu tiềm năng, nghiên cứu target audience giúp tránh được những chi phí không cần thiết đó, chọn lựa các kênh tiếp cận thích hợp nhất để tiếp cận khán giả mục tiêu. Điều này giúp giảm thiểu chi phí quảng cáo không hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực và ngân sách cho doanh nghiệp.

Đọc Thêm:  Tâm lý khách hàng là gì? Bí quyết phân tích tâm lý khách hàng từ A đến Z

2.7 Nắm bắt sự thay đổi thị trường

Nghiên cứu Target Audience giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc thích nghi với thị trường. Thị trường và nhu cầu của khách hàng luôn không ngừng thay đổi.
Hiểu rõ xu hướng hành vi của khách hàng giúp doanh nghiệp thay đổi chiến lược kinh doanh và tiếp thị một cách phù hợp và nhanh chóng. Ngoài ra, nghiên cứu rõ về đối tượng mục tiêu còn giúp doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh trên thị trường và tránh được các rủi ro do biến động của thị trường.

Thị trường luôn thay đổi
Thị trường luôn thay đổi

3. 6 Cách xác định Target Audience cho doanh nghiệp

3.1 Phân tích nhân khẩu học

Để phân tích nhân khẩu học, doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu các yếu tố sau:

  • Các đặc điểm cá nhân như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, địa bàn sinh sống, tình trạng hôn nhân,...
  • Nhóm tuổi mà doanh nghiệp xác định trở thành đối tượng mục tiêu
  • Sở thích, nhu cầu, hành vi mà khách hàng mong muốn nhận được từ sản phẩm, dịch vụ
  • Tìm ra insight, nỗi đau, khó khăn mà khách hàng đang gặp phải và cần tìm giải pháp
  • Tìm hiểu, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh có cùng thị trường khách hàng mục tiêu
  • Xây dựng chân dung khách hàng dựa trên các thông tin đã khai thác được.

Những việc làm này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sở thích, nhu cầu của đối tượng mục tiêu đang hướng đến, từ đó tạo nên các sản phẩm, dịch vụ phù hợp, giải quyết được vấn đề của khách hàng.

3.2 Xác định vị trí cần Target Audience

Xác định vị trí cũng là một cách làm hiệu quả để nghiên cứu target audience:

  • Xác định vị trí địa lý: Xác định nơi mà doanh nghiệp muốn nhắm đến để quảng bá dịch vụ, là một vùng, thành phố hay quốc gia, vùng lãnh thổ
  • Phân tích đặc điểm vị trí địa lý: Xem xét tình hình phát triển kinh tế, dân số, cơ sở vật chất, hạ tầng liệu có phù hợp với kế hoạch hoạt động dự định triển khai hay không
  • Xác định khách hàng mục tiêu trong khu vực địa lý: Dựa vào yếu tố nhân khẩu học, lựa chọn nhóm đối tượng phù hợp nhất để quảng bá.
Sử dụng vị trí địa lý để xác định target audience
Sử dụng vị trí địa lý để xác định target audience

3.3 Tìm hiểu sở thích và hoạt động

Bên cạnh hiểu rõ về đặc điểm nhân khẩu học, sở thích và hoạt động cũng là yếu tố mà doanh nghiệp cần phân tích khi xác định target audience. Việc này giúp doanh nghiệp có chiến lược tối ưu hóa sản phẩm hoặc dịch vụ sao cho phản ánh đúng lối sống và sở thích của khách hàng. Sản phẩm hoặc dịch vụ được thiết kế dựa trên thói quen có khả năng thu hút và giữ chân khách hàng một cách chắc chắn.

  • Tìm hiểu về sở thích: Hiểu rõ đối tượng khách hàng thích hàng thứ cấp hay hàng xa xỉ, nghe nhạc hay xem phim, thường mua sắm ở những địa điểm hay kênh nào,...
  • Theo dõi hoạt động trực tuyến: Tìm hiểu xem khách hàng thường xuyên hoạt động và cập nhật thông tin trên nền tảng, mạng xã hội nào. Từ đó tập trung quảng bá chiến dịch, sản phẩm trên nền tảng đó
  • Tham gia sự kiện liên quan chuyên ngành: Thường xuyên tham gia các sự kiện liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động để hiểu hơn về thị hiếu thực tế khách hàng
  • Thu thập và đánh giá phản hồi: Tích cực thu thập các phản hồi của khách hàng, đánh giá và phản hồi trở lại để hiểu rõ hơn về mong muốn của họ.
Sở thích của khách hàng ảnh hưởng đến lựa chọn sản phẩm
Sở thích của khách hàng ảnh hưởng đến lựa chọn sản phẩm

3.4 Nghiên cứu xu hướng trên Google

Nắm bắt xu hướng trên Google giúp bạn dễ dàng theo dõi những thay đổi trong hành vi cũng như thói quen của khách hàng, nhằm tạo nên những sản phẩm chất lượng nhất. Dưới đây là một số cách để nghiên cứu xu hướng hiệu quả:

  • Sử dụng Google Trends: Google Trends cho bạn biết về các tìm kiếm mới nổi trong thời gian gần, để hiểu xem khách hàng của mình đang quan tâm đến những vấn đề nào
  • Phân tích từ khóa: Nhằm hiểu rõ hơn về các chủ đề nổi bật và xu hướng tìm kiếm thông tin của khách hàng
  • Theo dõi trào lưu: Ở mỗi thời gian cụ thể sẽ có một trào lưu nổi bật. Hãy nắm bắt nó để lồng ghép vào các chiến dịch hay sản phẩm của mình nhằm khơi dậy sự hứng khởi và thu hút sự chú ý của khách hàng
  • Tham khảo tài liệu: Tìm đọc và nghiên cứu các bài viết, blog có chung chủ đề, chuyên ngành để tìm kiếm nguồn ý tưởng phù hợp.

3.5 Sử dụng MyBest Segments

MyBest Segments là một công cụ của Experian tạo ra với mục đích phân tích thị trường. Công cụ có khả năng cung cấp thông tin cụ thể về phân khúc thị trường từ các dữ liệu thô về nhân khẩu học, thói quen, hành vi, sở thích,... Sau đây là cách sử dụng:

  • Truy cập vào MyBest Segments
  • Xác định nhân khẩu học: Nhập các dữ liệu chính xác về độ tuổi, giới tính, nơi sống, nghề nghiệp, thu nhập,... của đối tượng mà bạn muốn phân tích
  • Tìm hiểu phân khúc: Công cụ sẽ cho ra các phân khúc khách hàng cụ thể đáp ứng mọi dữ liệu và thông tin mà bạn đã cung cấp ở trên
  • Lựa chọn phân khúc phù hợp: Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng, hãy lựa chọn một phân khúc phù hợp nhất với dịch vụ, sản phẩm và chiến dịch của doanh nghiệp để quảng bá đến đối tượng đó.
Sử dụng MyBest Segments
Sử dụng MyBest Segments

3.6 Nghiên cứu thị trường mục tiêu

Nghiên cứu thị trường mục tiêu (target market) giúp bạn hiểu hơn về đối tượng mà mình đang hướng tới để xây dựng kế hoạch hành động hiệu quả nhất. Sau đây là cách nghiên cứu thị trường:

  • Xác định thị trường: Trước tiên, hãy xác định xem đâu là mục tiêu mà doanh nghiệp có khả năng tác động và ảnh hưởng lớn nhất
  • Thu thập dữ liệu: Sau khi xác định xong, thu thập các dữ liệu thông qua các khảo sát trực tuyến, phỏng vấn trực tiếp hay theo dõi các hành vi của họ trên mạng xã hội để biết đối tượng mình đang nhắm đến quan tâm vấn đề gì
  • Phân tích và đánh giá dữ liệu: Dựa trên các dữ liệu đã có, phân tích và đánh giá để đưa ra kết quả tổng quan nhất
  • Phân khúc thị trường: Đừng tham lam nhắm đến cả một thị trường rộng lớn. Hãy phân khúc thị trường đó thành các phân đoạn nhỏ hơn nữa nhằm tối đa hóa hiệu quả chiến dịch và sản phẩm của bạn.
Xem Thêm:  Mục tiêu SMART là gì? Hướng dẫn thiết lập mục tiêu thông minh

4. Phân biệt Target Audience với Target Consumer và Target Customer

Target audience, target consumer và target customer là những thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực marketing. Nhìn qua, cả 3 thuật ngữ dường như có nét tương đồng, song thực chất chúng lại hướng đến những đối tượng khác nhau. Vậy điểm khác nhau giữa target consumer, target customer và target audience là gì?

  • Target audience: Họ là những người tiếp cận và theo dõi các chiến dịch truyền thông, quảng cáo hay bài đăng chia sẻ của các doanh nghiệp, thương hiệu.
  • Target consumer: Thường được sử dụng trong ngành hàng FMCG, chỉ những người và trực tiếp sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp/thương hiệu. Một target consumer cũng có thể được xem là target customer, bởi trước khi sử dụng họ cũng phải trải qua giai đoạn mua và sở hữu sản phẩm. Song một target customer sẽ không được xem là target consumer nếu họ không trực tiếp sử dụng sản phẩm mà mua để bán lại cho một đối tượng khác.
  • Target customer: Là đối tượng mua hàng và sở hữu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, thương hiệu.
Cả Target Audience, Target Consumer và Target Customer đều là đối tượng doanh nghiệp hướng đến
Cả Target Audience, Target Consumer và Target Customer đều là đối tượng doanh nghiệp hướng đến

Vừa rồi là những thông tin cơ bản về target audience mà Vinalink cung cấp đến các độc giả. Hy vọng sau những kiến thức vừa rồi, các bạn đã có nền tảng để xây dựng đối tượng mục tiêu nhằm hướng tới mục đích thu về nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp.

Call Zalo Messenger