Mô hình SMART là mô hình xây dựng mục tiêu hiệu quả giúp chúng ta thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 yếu tố:
Mục tiêu SMART là gì?
Đối với cá nhân hoặc doanh nghiệp quản lý dự án, thiết lập mục tiêu SMART là rất quan trọng. Cụ thể mỗi yếu tố trong SMART có ý nghĩa như sau:
Ý nghĩa của mục tiêu SMART
Mục tiêu phải được đặt ra một cách cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu.
Ví dụ, thay vì chúng ta đặt mục tiêu “tôi sẽ cố dậy sớm”, thì nên nêu ra một cách rõ ràng hơn là ” tôi sẽ dậy vào lúc 6 giờ vào mỗi buổi sáng”.
Khi thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART, bạn cần gắn mục tiêu với mức độ đánh giá với các con số cụ thể.
Ví dụ, thay vì chúng ta đặt mục tiêu “tôi sẽ uống nhiều nước hơn”, thì hãy đặt mục tiêu “tôi sẽ uống 2 lít nước mỗi ngày”
Đánh giá khả năng thực hiện và các yếu tố môi trường khách quan khách. Đặt mục tiêu nếu quá cao có thể dẫn đến sự chán nản và bỏ cuộc giữa chừng. Mặt khác, không nên đặt mục tiêu quá đơn giản, vì điều đó không thúc đẩy sự hứng thú.
Tính thực tế đồng nghĩa với khả năng thực hiện và bao gồm xem xét các yếu tố như kinh phí, nhân lực, nguồn vốn và thời gian,... Ví dụ, nếu bạn muốn du lịch Châu Âu, mục tiêu SMART có thể liên quan đến tài chính, chi phí đi lại, ăn ở, vui chơi và sức khỏe hiện tại,...
Tính ràng buộc về thời gian là đòn bẩy thúc đẩy sự cố gắng của bạn. Ví dụ khi muốn giảm cân, hãy xác định bạn sẽ giảm bao nhiêu cân trong bao lâu. Xây dựng khung thời gian, kế hoạch chi tiết cho từng quản thời gian thực hiện. Bạn có thể điều chỉnh thời gian sao cho hợp lý để mục tiêu nhanh chóng hoàn thành.
Để đề ra mục tiêu SMART rõ ràng và hiệu quả nhất bạn hãy theo dõi những nguyên tắc và trả lời được các câu hỏi như sau:
Nguyên tắc đặt ra mục tiêu SMART
Specific - Tính cụ thể:
Measurable - Tính đo lường được:
Attainable - Tính khả thi
Relevant - Tính thực tế
Time bound - Tính ràng buộc về thời gian
Nếu bạn đã hiểu rõ về mục tiêu SMART, bạn nên áp dụng ngay cho công việc hoặc học tập của chính bạn. Phải đảm bảo rằng chúng ta phải bám sát các yếu tố specific (Cụ thể); measurable (có thể Đo lường được); actionable (Tính Khả thi); relevant (Sự Liên quan); time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu).
Thứ nhất, bạn nên dành thời gian để xác định các yếu tố của SMART.
Thứ hai, hãy viết ra giấy về mục tiêu ấy. Liệt kê các mục tiêu nhỏ từ mục tiêu lớn, đây là cách tạo động lực hiệu quả và giúp bạn hình dung được những gì mình cần làm.
Thứ ba, xây dựng kế hoạch chi tiết những gì mình cần thực hiện. Cụ thể hoá chúng trong từng giai đoạn. Chỉnh sửa để giúp kế hoạch phù hợp với bản thân.
Cuối cùng, khi chúng ta đã xác định được mục tiêu và đã có kế hoạch chi tiết. Hãy giữ bản thân ở mức kỷ luật nhất, khi đó mục tiêu mới có thể đạt được.
Ví dụ về mở rộng phạm vi kinh doanh
Ví dụ cho phòng Chăm sóc khách hàng
Ví dụ cho phòng Tài chính và kế toán
Trên đây là những chia sẻ của về mục Vinalink về mục tiêu SMART. Hi vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích. Chúc bạn thành công!