URL viết tắt cho Uniform Resource Locator, là một dạng đường link website hoặc các tài nguyên có trong website. Dễ hiểu hơn, mỗi tài nguyên như hình ảnh, video hay ngay cả một heading trong bài viết đều có một URL duy nhất và URL có tác dụng dẫn người dùng đến tài nguyên mà nó đang đại diện.
Mặt khác, mỗi website đều có một địa chỉ IP dưới dạng dãy số khá phức tạp vì thế URL đóng vai trò như công cụ mã hóa giúp người dùng dễ hiểu và thuận tiện hơn cho việc truy cập.
Cho dễ hình dung hơn thì cấu trúc của URL tương tự như địa chỉ bạn đưa cho người bán như mua hàng trực tuyến. Để hiểu rõ địa chỉ mua hàng được phân bổ thế nào trong URL thì Vinalink mời bạn đọc tiếp thông tin dưới đây.
Cấu trúc cơ bản để tạo ra một URL gồm 2 phần Scheme và Authority
Scheme là giao thức trung chuyển tài nguyên trong website tới người dùng mạng. Hai giao thức được dùng phổ biến nhất có thể nhắc đến là https và http. Tuy nhiên hiện nay khi sử dụng URL, người dùng không bắt buộc phải nhập bộ giao thức vì trình duyệt sẽ tự động lựa chọn cho bạn bộ giao thức phù hợp.
Authority
Gồm 2 phần là domain name và port nằm sau ký hiệu ://
Để giải thích dựa theo ví dụ mua hàng online, có thể ví domain name như thành phố bạn muốn nhận hàng còn port là mã zip của thành phố đó.
>> Đọc thêm: Sitemap là gì? Hướng dẫn chi tiết cách cài và khai báo sitemap cho website
Để phát huy vai trò triệt để của URL thì không thể thiếu các thành phần bổ sung sau đây:
Path gồm những ký tự nằm giữa hai ký hiệu “/_/”, là đường dẫn đưa bạn tới các danh mục hay bài viết nhỏ trong website. Giải thích một cách dễ hiểu thì path giống như địa chỉ nhà của bạn, nếu càng nhiều “/” tức càng vào các danh mục nhỏ hơn.
Đoạn truy vấn này thường được bắt đầu sau dấu “?”. Cứ tưởng tượng Query là Google Map giúp bạn tìm về tới nhà vì đây là đoạn mã hóa những từ khóa bạn nhập vào để tìm kiếm một danh mục hay bài viết nào đó có trong website.
Fragment là đoạn thông tin nằm sau dấu ”#”, thường dùng để xác định vị trí các heading có trong mục lục hỗ trợ trong việc tối ưu bài đăng trên website.
>> Gợi ý:
03 cách kiểm tra Google index đơn giản, nhanh chóng nhất
Hầu hết các website trên trình duyệt hiện nay đều được phân theo 2 dạng URL sau đây:
Cũng tương tự như từ khóa, tiêu đề và heading,...URL cũng là một yếu tố giúp tối ưu hóa website của bạn. Đây là lý do URL vô cùng quan trọng trong công tác SEO
Đường dẫn URL là một trong những “át chủ bài” trong SEO Website giúp cải thiện khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm, thu hút người dùng click vào website. Để tối ưu hoá URL chuẩn SEO bạn có thể theo dõi các cách sau đây:
Tên miền cao cấp được sử dụng để biến đổi địa chỉ IP phức tạp thành các địa chỉ ngôn ngữ dễ nhớ và thân thiện với người dùng. Nơi quản lý và cấp phép cho tên miền cấp cao này thuộc về Tập đoàn Internet cấp số và tên miền (ICANN). Một số tên miền đáng chú ý có thể nói đến là .com, .net, .gov, …
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có tên miền cấp cao riêng của họ, thường gồm hai chữ cái như .us (Mỹ), .vn (Việt Nam), .ca (Canada),... Ngoài ra, còn có các tên miền cấp cao dùng chung như .health, .life, phù hợp theo mô hình kinh doanh hay khách hàng mục tiêu của họ. Bạn cũng có thể tham khảo các website bán tên miền như domain.com, NameSilo, Vietnix, Hostvn,...
Cấu trúc cơ bản một URL nên có bao gồm bộ giao thức, tên miền, đường dẫn bài viết,...Bên cạnh đó, để xúc tiến hiệu quả SEO, URL không nên chứa quá nhiều danh mục nhỏ lý tưởng nhất là đường dẫn bài viết ngay sau tên miền. Hơn thế, URL còn “kiêng kị” với đường dẫn chứa số và các kí tự đặc biệt bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nhận diện của Google.
Một nguyên tắc bất hủ cho việc đặt từ khóa trong tiêu đề hay liên kết chính là “chỉ một là đủ”. Không quá khó để tuân thủ điều này, nhưng với những URL chứa nhiều danh mục nhỏ lại dễ gặp lỗi trùng lặp từ khóa như:
vinalink.com/cam-nang-seo/kien-thuc-seo/
Thay vào đó, bạn có thể cải thiện URL bằng cách:
vinalink.com/cam-nang-seo/seo-la-gi/
Trong thao tác tìm kiếm, chúng ta thường dùng dấu cách để tách các chữ với nhau, tuy nhiên với URL nếu dùng khoảng trắng để cách chữ trình duyệt sẽ tự động mã hóa thành “%” từ đó làm giảm hiệu quả tối ưu. Thay vào đó, Google đã khuyến nghị bạn có thể dùng “-” để nối tiêu đề có trong đường dẫn URL.
Bên cạnh đó, một “quy tắc vàng” giúp đường dẫn của bạn đảm bảo được xử lý nhanh nhất là không viết hoa. Tuy rằng phần nhiều máy chủ đều định dạng chữ hoa giống với chữ thường nhưng trên thực tế một vài máy chủ lại có nhận diện khác. Vậy nên, để “an toàn” nhất bạn nên viết chữ thường trong URL
Độ dài URL thực chất không quá ảnh hưởng tới chất lượng SEO website, thế nhưng với các URL ngắn gọn, đơn giản sẽ tạo cảm giác uy tín hơn cho người dùng thúc đẩy tỷ lệ click nhiều hơn. Vậy nên, bạn nên duy trì URL ở độ dài lý tưởng là khoảng 96 ký tự
Google luôn có sự “ưu ái” với những URL đơn giản hóa và dễ hiểu, một phần lý do có thể nói là tỷ lệ click chọn của người dùng với những URL ngắn thường cao hơn bình thường. Để đơn giản hóa URL, bạn có thể sử dụng luôn tiêu đề bài viết hoặc lược bỏ các ý thừa rồi viết dưới dạng không dấu, gạch nối.
Lưu ý “đơn giản” phải đi đôi với “dễ hiểu”, vì vậy URL cần phản ánh khái quát nội dung cơ bản trong website.
Để đảm bảo rằng URL là duy nhất, bạn có thể kiểm tra bằng Google Search Console, công cụ hỗ trợ truy xuất các URL có nội dung trùng lặp. Đối với các URL trùng lặp bạn nên xóa bỏ thư mục này ra khỏi trang web để không ảnh hưởng tới chất lượng SEO.
Trong quá trình đánh giá SEO với URL động luôn thay đổi theo các biến số, sẽ là giảm khả năng tối ưu do có nhiều hơn một URL cho một trang web. Ngược lại, với URL tĩnh có tính cố định và duy nhất sẽ giúp trang web của bạn được đánh giá cao hơn.
Qua bài viết này, Vinalink hi vọng giúp bạn giải đáp được URL trang web là gì và làm thế nào để tối ưu hóa đường dẫn URL chuẩn SEO website. Chúc bạn ứng dụng thành công với trang web của bạn.
>> Đọc thêm: Nofollow là gì? Mối quan hệ với SEO và lý do bạn nên quan tâm