CẨM NANG  Cẩm nang thiết kế web

Hướng dẫn tự học thiết kế website cơ bản A-Z

22:46 | 14/03/2024
Bạn muốn tự mình thiết kế trang web nhưng không biết bắt đầu học từ đâu? Đừng lo lắng, với các bước đơn giản từ Vinalink dưới đây, bạn có thể tự học thiết kế website cơ bản và hiệu quả từ A đến Z mà không cần phải tốn kém chi phí cho các khóa học chuyên nghiệp. 

 

Tự học thiết kế website với 6 bước đơn giản.

Đối với những ai muốn tự học thiết kế website mà không cần tham gia vào các khóa học bên ngoài, dưới đây là 6 bước đơn giản để bạn bắt đầu:

Bước 1: Nắm vững lý thuyết cơ bản.

Những lý thuyết cơ bản bao gồm: nguyên tắc thiết kế, màu sắc, bố cục, typography, cách sử dụng hình ảnh hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu kiến thức này thông qua các bài học miễn phí trên Envato Tuts+. Hiểu rõ về các khái niệm này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết về quá trình thiết kế. Bên cạnh đó hãy tham khảo thêm các mẫu thiết kế website ấn tượng trên Behance hay Pinterest.

Học thiết kế website - Học kiến thức thiết kế trên Envato Tuts+

 

Bước 2: Tìm hiểu các chi tiết cụ thể của web.

Khi đã nắm vững kiến thức lý thuyết cơ bản, bạn cần tìm hiểu về các chi tiết cụ thể của một trang web như header, footer, sidebar và content. Bằng cách hiểu rõ sự tương tác của các thành phần này với nhau, bạn có thể tạo ra các giao diện web dễ sử dụng và thu hút người dùng.

Bước 3: Làm quen với các trình biên tập đồ họa (Figma, Principle, Adobe Photoshop, Illustrator, Corel Draw).

Để thực hiện các ý tưởng thiết kế của bạn, việc làm quen với các công cụ đồ họa như Figma, Adobe Photoshop, Illustrator và Corel Draw. Đây là những công cụ giúp bạn tạo ra các mockup và thiết kế giao diện web đẹp mắt một cách dễ dàng và chuyên nghiệp. Đặc biệt, Figma là phần mềm được ưa chuộng nhất của những người mới học thiết kế website. Hãy áp dụng ngay lý thuyết vào thực tế để sử dụng thành thạo công cụ này nhé!

Các trình biên tập đồ họa

 

Bước 4: Tìm hiểu cách tạo bố cục web tĩnh trong chương trình.

Dưới đây là một sơ đồ bố cục đơn giản cho những ai muốn tự học thiết kế website:

  • Thiết lập bố cục cho các khối chính trên trang.
  • Lựa chọn một bảng màu phù hợp với thiết kế của bạn.
  • Chọn các kiểu chữ phù hợp cho trang web.
  • Xác định và sắp xếp các phần tử chính trên trang web vào một lưới mô-đun.
  • Hiển thị mỗi phần tử một cách rõ ràng trên trang.

Trong bước tự học thiết kế web này, hãy tập trung vào việc tạo ra các bố cục tĩnh sao cho sống động và thêm các hoạt ảnh tương tác trên trang web .Ví dụ như: các liên kết đến các trang, cuộn trang,...

Bước 5: Tìm hiểu kiến ​​thức cơ bản về bố cục trong HTML và CSS.

Đây là hai ngôn ngữ lập trình quan trọng nhất để tạo trang web.

HTML được sử dụng để tạo cấu trúc cho một trang web. Nó được tạo thành từ một loạt các phần tử được đính kèm trong các thẻ. Ví dụ: thẻ

đại diện cho một thành phần đoạn văn.

CSS được sử dụng để tạo kiểu cho nội dung của trang web. Sử dụng để nhắm mục tiêu các thành phần cụ thể trên một trang, sau đó áp dụng kiểu cho chúng. Với CSS, bạn có thể thay màu sắc, kiểu chữ và kích thước của thẻ HTML bất kỳ.

Ngôn ngữ HTML và CSS

 

Bước 6: Khái niệm cơ bản về UI và UX.

UI (User Interface) và UX (User Experience) là hai khái niệm quan trọng trong thiết kế web. UI đề cập đến giao diện người dùng, trong khi UX tập trung vào trải nghiệm người dùng trên trang web. Hiểu biết về cả hai khái niệm này sẽ giúp bạn tối ưu hóa giao diện và trải nghiệm người dùng để tạo ra một trang web thân thiện và dễ sử dụng.

Khái niệm UI UX

 

Thực hành tự thiết kế web với 6 bước

Sau khi đã nắm vững kiến thức cơ bản, hãy bắt tay vào thực hành. Bạn có thể tuân theo các bước sau đây để tự thiết kế web một cách hiệu quả:

Bước 1: Lựa chọn ý tưởng (ngôn ngữ lập trình) chính để tập trung nghiên cứu và học tập

Hiện nay, có vô vàn ngôn ngữ lập trình cho bạn lựa chọn tùy theo mục tiêu và sở thích của mình. Tuy nhiên sự đa dạng này cũng khiến nhiều người băn khoăn không biết nên chọn ngôn ngữ nào phù hợp nhất. Đầu tiên, để xác định ngôn ngữ lập trình cần tập trung học, bạn cần biết mình muốn trở thành một Front-end developer hay Back-end developer, từ đó mới có thể chọn được ngôn ngữ phù hợp nhất. Dưới đây là một số ngôn ngữ lập trình phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

  • Đối với hướng làm Back-end developer:

PHP: là ngôn ngữ phổ biến nhất trong việc phát triển các dự án mã nguồn mở như WordPress, Joomla, Magento,... nên việc thiết kế cũng tiết kiệm và hợp lý hơn. PHP còn là ngôn ngữ được cộng đồng lớn sử dụng nên việc tìm kiếm thông tin và hỗ trợ cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đây là ngôn ngữ lý tưởng cho những người mới bắt đầu tự học thiết kế web.

ASP.NET: là ngôn ngữ được phát triển bởi Microsoft nên nó có những ưu điểm tương đồng với bộ .NET. Nó có khả năng tùy biến cao, bảo mật tốt, và đông đảo cộng đồng hỗ trợ. Nếu bạn muốn làm việc với một hệ thống được đồng bộ hóa tốt hơn và có nhiều tính năng an toàn hơn, ASP.NET là một lựa chọn không tồi.

Ngoài ra, còn nhiều ngôn ngữ lập trình khác như Ruby, Python,... cũng đang phát triển mạnh mẽ, bạn cũng có thể tham khảo thêm để chọn ra ngôn ngữ phù hợp nhất trong quá trình tự học.

Thực hành tự thiết kế web với 6 bước

Lựa chọn ngôn ngữ lập trình

  • Đối với hướng làm Front-end developer:

JavaScript: là ngôn ngữ phổ biến và được đánh giá cao nhất hiện nay trong việc lập trình giao diện trang web. Ngoài ra nó cũng có thể xử lý một số tính năng ở phần back-end. JavaScript là nền tảng của nhiều framework nổi tiếng như jQuery, vì vậy nắm vững căn bản của ngôn ngữ này sẽ giúp bạn tiến xa trong hành trình tự học thiết kế web.

HTML5/CSS3: là bộ đôi ngôn ngữ lập trình căn bản mà mỗi lập trình viên cần phải biết. Dù bạn làm back-end, việc nắm vững về HTML/CSS cũng sẽ giúp xử lý công việc chuyên nghiệp hơn mà không cần phụ thuộc vào các lập trình viên front-end. Gần như mọi trang web hiện đại đều được thiết kế bằng HTML5/CSS3, vì vậy việc nắm vững chúng là một yêu cầu cơ bản nếu bạn muốn học làm website.

Tóm lại, với HTML5/CSS3/Javascript, bạn có thể trở thành một Front-end developer nếu thành thạo cả ba ngôn ngữ này.

Bước 2: Tìm kiếm các website, kênh youtube liên quan đến ý tưởng để học tập

Internet là nguồn tài nguyên vô tận cho việc học tập. Hãy tận dụng nó để tìm kiếm các website, blog, và kênh YouTube chuyên về dạy học thiết kế website. Tham gia vào các hội nhóm,  cộng đồng, đặt câu hỏi, chia sẻ kiến thức và học hỏi từ những người có kinh nghiệm. Hãy tham khảo những cái tên dưới đây:

  • Các Website dạy thiết kế web: awwwards.com, thebestdesigns.com, webdesign.tutsplus.com, creattica.com,…
  • Các kênh Youtube dạy thiết kế website: Envato Tuts+, Web Dev Simplified, WebDesignGeek,...
Tìm nguồn tài nguyên trên Internet để học tập

 

Bước 3: Tìm hiểu về các công cụ hỗ trợ lập trình web và cách sử dụng

Để bổ trợ trong việc học thiết kế website, bạn nghiên cứu thêm về các công cụ hỗ trợ. Hãy dành thời gian để tìm hiểu và làm quen với cách sử dụng các công cụ này để tối ưu hóa quá trình phát triển web của bạn.

  • Notepad++: là một ứng dụng soạn thảo được sử dụng phổ biến và hoàn toàn miễn phí. Notepad++ có tính linh hoạt cao, hỗ trợ người dùng trên cả hệ điều hành Windows và nhiều ngôn ngữ lập trình như PHP, Java, ASP,... Đối với những người mới bắt đầu tự học thiết kế web, Notepad được coi là một công cụ không thể thiếu.
  • Dreamweaver: là một phần mềm được sử dụng rộng rãi, rất phù hợp cho cả newbie và lập trình viên chuyên nghiệp. Dreamweaver cung cấp một giao diện trực quan, cho phép người dùng thao tác với hình ảnh trên các trang web HTML và ứng dụng di động một cách dễ dàng.
  • PHPdesigner: một công cụ phổ biến được sử dụng bởi các nhà thiết kế web chuyên nghiệp. PHPdesigner có sẵn cả phiên bản dùng thử và phiên bản trả phí. Cung cấp nhiều tính năng nổi bật như xem trước trang, báo lỗi cú pháp, mã nguồn ngắn gọn,... Nó còn có giao diện thân thiện với người dùng và hỗ trợ quản lý dự án một cách thuận tiện.
Các công cụ hỗ trợ việc lập trình

 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo một số công cụ khác như NetBeans và Eclipse, Bluefish, Adobe Photoshop,...

Bước 4: Học cách viết các mã lệnh cơ bản và lồng ghép chúng với nhau

Tiếp theo hãy thực hành và phát triển kỹ năng viết mã lệnh cơ bản, cũng như học cách kết hợp chúng với nhau. Mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ có cách viết và kết hợp mã lệnh riêng biệt. Bạn có thể dựa vào các tài liệu trực tuyến trên website hoặc các video hướng dẫn để tham khảo và làm theo. 

Học viết và lồng ghép các mã lệnh cơ bản

 

Bước 5: Tự dựng lại những giao diện web mẫu có sẵn

Một cách hiệu quả để học là thực hành trên các giao diện web mẫu đã có sẵn. Tìm kiếm các template thiết kế mẫu trên Internet, sau đó cố tự dựng lại chúng bằng mã lệnh của mình. Điều này giúp bạn áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

Khi bắt đầu, hãy chọn những giao diện đơn giản và dễ dàng để thực hành. Bắt đầu từ những layout cơ bản và từ đó dần dần thử nghiệm với các yếu tố phức tạp.

Để xây dựng website, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Đăng ký tên miền. Đây chính là địa chỉ web để người dùng truy cập vào. Bạn có thể đăng ký tên miền tại các nhà cung cấp dịch vụ như PA Việt Nam, BKHOST, Vinahost, Mắt Bão,...
  • Tạo Hosting. Sau khi có tên miền, bạn cần đăng ký dịch vụ hosting để lưu trữ dữ liệu trang web. Liên hệ với nhà cung cấp hosting để được tư vấn về các gói dịch vụ phù hợp. Đối với người mới tự học thiết kế web, bạn có thể lựa chọn dùng hosting miễn phí.
  • Tiến hành cài đặt website. Đây là bước để bạn thực hành những điều mình đã học. Nếu vẫn chưa thành thạo các ngôn ngữ lập trình, bạn cũng có thể sử dụng một mã nguồn mở. Thiết kế website WordPress chắc chắn sẽ dễ dàng hơn là bạn tự làm một trang web từ các ngôn ngữ lập trình HTML, CSS, PHP.
Tự dụng lại các mẫu thiết kế web có sẵn

 

Trong thiết kế giao diện website bạn cần lưu ý:

  • Xác định đối tượng mục tiêu của trang web để tạo ra một giao diện phù hợp và tối ưu cho họ.
  • Đảm bảo sự thống nhất trong bộ nhận diện thương hiệu, bao gồm màu sắc, logo, slogan,...

Lưu ý rằng việc lỗi và thất bại là một phần không thể thiếu của quá trình học tập. Hãy học từ những lỗi đó phát triển kỹ năng của mình. Lặp lại quá trình này nhiều lần và bạn sẽ cảm thấy tự tin và thành thạo hơn trong việc thiết kế web.

Bước 6: Kiểm tra lại tính khả dụng và giao diện của website

Sau khi hoàn thành việc thiết kế, đừng quên kiểm tra lại tính khả dụng và giao diện của trang web trên nhiều thiết bị và trình duyệt khác nhau. Điều này giúp đảm bảo rằng trang web của bạn hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả trên mọi nền tảng và môi trường sử dụng.

Kiểm tra lại tính khả dụng và giao diện web

 

Vinalink đã gợi ý cho bạn cách tự học thiết kế website cơ bản với quy trình các bước cụ thể. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho việc học thiết kế web hiệu quả hơn. Đừng quên quá trình học tập và phát triển trong lĩnh vực thiết kế website là một hành trình liên tục. Vì vậy hãy luôn tiếp tục học hỏi và hoàn thiện kỹ năng của mình. Chúc các bạn thành công!

Call Zalo Messenger