Trước khi đến với lời giải cho câu hỏi thiết kế website có chịu thuế VAT không, chúng ta hãy cùng làm rõ về khái niệm cũng như ý nghĩa của thuế VAT hay thuế giá trị gia tăng là gì. Đây là thuế được tính thêm vào giá trị của hàng hóa, dịch vụ ngay trên hóa đơn do người tiêu dùng thanh toán khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó. Thuế VAT hay còn được biết là loại thuế gián thu, bởi mặc dù đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng nhưng người chịu trách nhiệm đóng thuế cho cơ quan Nhà nước lại là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Gần gũi nhất, có thể bạn đã từng bắt gặp hay chi trả cho thuế giá trị gia tăng ngay trong các hóa đơn mua sắm, ăn uống tại bất kì cửa hàng, siêu thị nào hiện nay. Xem xét theo điều 9, 10, 11 tại Thông tư 219/2013/TT-BTC, mức thuế suất của thuế giá trị gia tăng có 3 mức gồm 0%, 5% và 10%, để tìm hiểu dịch vụ thiết kế website chịu thuế suất bao nhiêu mời bạn xem tiếp ở mục tiếp theo.
Như Vinalink đã nói ở trên, thuế giá trị gia tăng được tính trên các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa lưu hành tại Việt Nam, tuy nhiên theo Luật thuế giá trị gia tăng có đề cập một số sản phẩm, dịch vụ lưu hành không cần chịu loại thuế này. Cụ thể hơn tại khoản 12 Điều 4 - Thông tư 219/2013/TT-BTC thông tư về các đối tượng, hàng hóa chịu mức thuế giá trị gia tăng là 0% đề cập như sau: “Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật”
Tiếp theo ứng với Điều 9, khoản 2, Nghị định số 71/2007/NĐ-CP trong bản hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin, các sản phẩm phần mềm được quy định công nhận bao gồm 5 nhóm sau đây:
Để biết dịch vụ thiết kế website có chịu thuế VAT không, chúng ta cần làm rõ thiết kế website thuộc nhóm sản phẩm dịch vụ gì. Vinalink dẫn chứng từ Quyết định của Thủ tướng trong Công văn 128/2000/QĐ-TTg ngày 20/11/2000, và Thông tư 219/2013/TT-BTC hoạt động thiết kế website chính là dịch vụ cung cấp phần mềm, được xếp vào nhóm phần mềm ứng dụng trong 5 nhóm nêu trên.
Mặt khác, xét theo công văn 4242/TCT-CS-2014 đề cập đến chính sách thuế giá trị gia tăng cho các công ty cung cấp dịch vụ thiết kế website, phần mềm được quy định như sau:
Chắc hẳn bạn đang nghi vấn về lý do tại sao lại phân ra 2 trường hợp “không chịu thế” và “chịu thuế suất 0%”. Trên thực tế, đúng là cả hai trường hợp này đều không phải đóng “tiền thuế” cho cơ quan thuế Nhà nước. Tuy nhiên về bản chất trường hợp doanh nghiệp chịu thuế suất 0% vẫn thuộc đối tượng phải đóng thuế nhưng được hưởng mức ưu đãi thuế 0%. Do đó, doanh nghiệp vẫn phải kê khai thuế theo đúng quy định ban hành.
Tóm lại, theo thông tư và công văn được đề cập ở trên thì khi ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ thiết kế website doanh nghiệp không phải chịu thuế VAT.
Mỗi website được vận hành đều cần 2 yếu tố quan trọng đó là máy chủ (Hosting) và tên miền (Domain). Do đó ngoài dịch vụ thiết kế website, các công ty công nghệ thường kèm thêm dịch vụ cung cấp hosting và tên miền giúp vận hành trang web cũng như tối ưu việc quản trị và bảo hành cho trang web. Theo đó, trong công văn 4242/TCT-CS-2014, đối với trường hợp các công ty công nghệ thay khách hàng trong việc đăng ký tên miền và thuê hosting hay nói cách khác là cung cấp các dịch vụ này sẽ áp dụng mức thuế suất thuế VAT là 10% mỗi dịch vụ.
Như vậy, trong bài viết này Vinalink đã trả lời được cho bạn câu hỏi thiết kế website có chịu thuế VAT không cũng như liệt kê những khoản thuế bạn cần biết khi tạo website. Vinalink hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về các quy định thuế và ứng dụng vào doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những lĩnh vực chủ chốt trong kinh doanh, mời bạn theo dõi những nội dung tiếp theo ở mục Cẩm Nang trên trang web của Vinalink