Content marketing là chiến lược marketing thu hút, giữ chân và chuyển đổi khách hàng bằng cách tạo ra và phân phối những nội dung có giá trị với người dùng. Content marketing giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu, tạo niềm tin và tăng doanh số bán hàng.
Doanh nghiệp có thể sử dụng content marketing để truyền tải thông điệp qua nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, video, podcast, …
Content marketing có thể được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, đối tượng và kênh truyền thông của doanh nghiệp. Dưới đây là 10 dạng content marketing phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay:
Social Media là kênh content marketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng, cho phép doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng, tăng sự gắn kết và lan truyền thương hiệu. Các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, TikTok, …
Các nội dung trên social media rất đa dạng, có thể bao gồm các bài đăng, hình ảnh, video, stories, live stream, polls, quizzes … Bạn cũng có thể phân tích hiệu quả của content marketing trên social media rất đơn giản thông qua các chỉ số cơ bản như lượt like, comment, share …
Blog cũng là một loại content marketing phổ biến hiện nay. Blog giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin hữu ích, giải quyết vấn đề cho khách hàng, tăng khả năng tìm kiếm trên Google và tạo ra lưu lượng truy cập chất lượng. Các doanh nghiệp có thể viết các bài blog xoay quanh sản phẩm, dịch vụ của mình.
Email là loại content cho phép doanh nghiệp chủ động tương tác với khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng email để xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, gửi các thông tin sản phẩm mới, chương trình ưu đãi, sự kiện khách hàng hay nhắc nhở khách hàng hoàn thành quá trình mua hàng…
Email không nên là những bức thư nhàm chán, mà thay vào đó nên đa dạng hình thức: hình ảnh, infographic, video, form khảo sát … để thúc đẩy khách hàng tương tác nhiều hơn.
Video là dạng content marketing ngày càng được sử dụng phổ biến bởi khả năng thu hút lượng lớn sự quan tâm của người dùng, mức độ lan tỏa cao. Tuy nhiên, việc sử dụng hình thức content marketing này đòi hỏi cần có đội ngũ sáng tạo cao và tốn kém nhiều chi phí sản xuất hơn các hình thức khác.
Các nội dung video có thể bao gồm: giới thiệu sản phẩm, chứng nhận khách hàng, hướng dẫn sử dụng, nội dung giải trí…và có thể đăng tải trên nhiều nền tảng khác nhau như Facebook, Youtube, Tik Tok…tùy theo mục đích của bạn và đối tượng mục tiêu bạn hướng đến.
Đây là một dạng content marketing dựa trên hình ảnh, giúp doanh nghiệp trình bày các số liệu, thống kê, quy trình, … một cách trực quan và dễ hiểu. Infographics giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc xử lý và “tiêu hóa” thông tin, đồng thời rất thuận tiện trong việc lưu trữ thông tin cần thiết.
Podcast là hình thức content marketing tập trung vào các đối tượng khách hàng thích việc nghe hơn việc đọc. Podcast có thể coi là phiên bản khác của ebook, thay vì khách hàng đọc từng trang thì có thể sử dụng podcast để nghe. Hình thức này đòi hỏi sự tỉ mỉ cao để có thể truyền tải thông điệp một cách tự nhiên nhất.
Các nội dung trên podcast rất đa dạng, có thể bao gồm: cuộc phỏng vấn, chia sẻ câu chuyện, thảo luận chuyên đề, bình luận sản phẩm, …
Khách hàng ngày này tiếp xúc với vô vàn quảng cáo, thông điệp truyền thông khác nhau và do đó họ có xu hướng đánh giá khách quan hơn khi bắt gặp bất cứ thông tin nào. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải xây dựng niềm tin với khách hàng và case studies là hình thức content marketing giúp giải quyết vấn đề này.
Case studies sẽ chia sẻ những câu chuyện thực tế về quá trình trải nghiệm, sử dụng sản phẩm của khách hàng với mọi người xung quanh. Từ đó doanh nghiệp sẽ nâng cao được khả năng thuyết phục và khơi gợi sự tin tưởng nơi khách hàng.
E-books là hình thức content phổ biến, được sử dụng nhiều để thu hút và thu thập thông tin khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp sẽ cung cấp những ebook miễn phí nói về nội dung khách hàng tiềm năng của họ quan tâm, và khi khách hàng đăng ký nhận ebook thì doanh nghiệp có thể thu thập được email của khách hàng - là đầu vào cho chiến dịch email marketing.
Đây là một dạng content marketing dựa trên sự đóng góp của khách hàng, bao gồm các bình luận, đánh giá, chia sẻ, ... về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. User-generated content có tính tương tác rất cao với khách hàng, bởi khách hàng là người trực tiếp tham gia xây dựng nội dung.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các nội dung khách hàng để tăng sự tin tưởng, tính lan tỏa … tới các khách hàng khác. Đồng thời, đây cũng có thể là những đóng góp hữu ích để doanh nghiệp cải tiến sản phẩm, dịch vụ của mình.
Đây là một trong các dạng content marketing giúp nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Doanh nghiệp có thể xây dựng các tài liệu, bài viết, video … để giải thích và hướng dẫn cho khách hàng về các vấn đề họ cần giải quyết. Khi bạn xây dựng được content guides/how-tos hiệu quả, khách hàng sẽ có xu hướng tìm đến doanh nghiệp của bạn khi phát sinh nhu cầu.
Sau khi đã nắm rõ được các dạng content marketing phổ biến hiện nay, bạn cần biết cách để làm content hiệu quả. Vinalink sẽ bật mí cho bạn 9 bí quyết bạn có thể áp dụng để xây dựng content chất lượng cho doanh nghiệp của mình ngay dưới đây:
Điều quan trọng nhất khi làm content marketing là bạn cần xác định và hiểu được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ có nhu cầu gì, mong muốn gì, họ đang gặp vấn đề gì, họ có thói quen như thế nào…
Bạn cần phác họa được “chân dung khách hàng mục tiêu” để có thể có các chiến lược tiếp cận, xây dựng được các nội dung thu hút và chuyển đổi họ thành khách hàng của doanh nghiệp.
Hành trình khách hàng là toàn bộ các giai đoạn khách hàng tiếp xúc với doanh nghiệp, từ giai đoạn họ chưa biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn cho đến khi họ trở thành khách hàng trung thành và giới thiệu cho người khác. Ở trong mỗi giai đoạn, khách hàng sẽ có những nhu cầu, hành vi khác nhau, do đó bạn cũng cần có các chiến lược content marketing phù hợp cho từng giai đoạn.
Đây là bí quyết quan trọng để tạo ra nội dung chất lượng, thu hút và giữ chân khách hàng. Bạn cần nghiên cứu và cập nhật những thông tin mới nhất, chính xác và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Content cũng có thể mang lại cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ với khách hàng. Ngoài ra, bạn cần tránh các nội dung spam, trùng lặp, nhàm chán … để không gây sự khó chịu, phiền toái cho khách hàng.
Trước khi xây dựng nội dung chi tiết, bạn cần xác định mục tiêu cụ thể cho từng nội dung bạn mong muốn là gì. Mục tiêu cần bám sát nguyên tắc SMART (gồm cụ thể, đo lường được, khả thi, có tính liên quan và có thời gian cụ thể) để giúp bạn dễ dàng triển khai và đo lường được hiệu quả sau này.
Ngoài những nội dung giải trí, nội dung nhanh, bạn cần xây dựng các nội dung chuyên sâu để có thể giữ chân khách hàng trong dài hạn. Bạn có thể viết các bài blog, sản xuất các video chuyên sâu xuyên suốt các chủ đề trọng tâm của doanh nghiệp và khách hàng quan tâm.
Một trong những lỗi phổ biến của nhiều người làm content marketing gặp phải là nội dung không có tính xuyên suốt, thiếu logic và không đăng tải thường xuyên. Bạn cần sản xuất nội dung một cách đều đặn, đăng tải thường xuyên và nội dung phải logic, xuyên suốt hành trình khách hàng.
Ví dụ: content 1: giới thiệu sản phẩm => content 2: tính năng nổi bật của sản phẩm => content 3: hướng dẫn sử dụng sản phẩm => content 4: cách mua sản phẩm => content 5: giá sản phẩm => content 6: đánh giá về sản phẩm của khách hàng …
Đây là bí quyết giúp bạn tăng sự thuyết phục và tin cậy của khách hàng. Bạn cần sử dụng các số liệu, thống kê, bằng chứng, … cụ thể để nội dung của bạn thuyết phục hơn giữa hàng ngàn nội dung trôi nổi mà khách hàng có thể bắt gặp. Ví dụ: Khi bạn phân tích về tình trạng dân số Việt Nam giai đoạn 2022-2023, bạn cần cung cấp các số liệu từ các nguồn uy tín như Tổng cục thống kê.
Nếu bạn chỉ sản xuất, phân phối mà không đo lường hiệu quả của content marketing thì điều này rất không tốt. Bạn sẽ không thể đánh giá được content có đang hiệu quả hay không, doanh nghiệp có đang bị lãng phí nguồn lực hay không, khách hàng phản hồi, đánh giá gì về content của bạn …
Thay vào đó, bạn cần theo dõi và đánh giá kết quả thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn nắm được:
Từ đó, bạn sẽ có cơ sở để cải thiện và triển khai các kế hoạch content marketing hiệu quả hơn trong tương lai.
Core content (nội dung cốt lõi) là những nội dung mà khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp quan tâm. Bạn nên tìm ra những core content khách hàng quan tâm, có tính thống nhất và liên quan với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Core content là những nội dung thực sự có giá trị và cần thiết với khách hàng, do đó tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao và chính là chìa khóa giúp tối ưu tỉ lệ ROI.
Ví dụ: Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cung cấp cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm có các quyền lợi về sức khỏe, tích lũy tài sản, đầu tư. Khách hàng của họ quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, muốn tích lũy và gia tăng tài sản. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu và xây dựng các core content liên quan đến các chủ đề sau: Tài chính, Sức khỏe, Dinh dưỡng, Tập luyện.
Content marketing là một chiến lược marketing hiệu quả, giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng bằng cách tạo ra và phân phối nội dung có giá trị với khách hàng. Để làm content marketing hiệu quả, bạn cần biết cách sử dụng các dạng content marketing phổ biến, áp dụng các bí quyết làm content marketing và tạo ra core content để tối ưu tỉ lệ ROI. Hy vọng qua bài viết, Vinalink đã cung cấp những thông tin hữu ích về content marketing. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!