I. Conceptual skill là gì? Tại sao conceptual skill lại quan trọng?
1. Định nghĩa kỹ năng khái niệm hóa
Việc tạo ra một khái niệm là một chức năng cơ bản của sự cảm nhận và suy nghĩ. Các khái niệm cho phép ta hệ thống hóa hiểu biết của ta về thế giới.
(Theo wikipedia.org)
Conceptual skill hay còn gọi là kỹ năng khái niệm hóa là khả năng suy nghĩ sáng tạo, phân tích và hiểu những ý tưởng phức tạp và trừu tượng.
(Theo study.com)
2. Mô hình năng lực của Robert Katz
Ý tưởng về kỹ năng khái niệm hóa hay kỹ năng nhận thức có từ năm 1974 khi nhà tâm lý học Robert Katz đặt tên cho ba kỹ năng quản lý cơ bản: kỹ thuật, con người và khái niệm. Katz đã xác định những kỹ năng này theo cách sau:
- Kỹ năng khái niệm/nhận thức: Khả năng làm việc với các khái niệm và ý tưởng trừu tượng.
- Kỹ năng con người: Khả năng giao tiếp và hợp tác với người khác. Nói cách khác, kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân với nhau.
- Kỹ năng kỹ thuật: Kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc, hoặc kỹ năng cứng.
3. Tại sao conceptual skill lại quan trọng?
Những người có kỹ năng khái niệm tốt là những người thành thạo trong việc giải quyết các vấn đề và tình huống khó khăn bằng cách sử dụng một cách tiếp cận sáng tạo hoặc đổi mới. Conceptual skill đặc biệt hữu ích ở các vị trí lãnh đạo nhưng vẫn có thể mang lại lợi ích trong hầu hết mọi công việc.
- Nhà quản lý cần sử dụng kĩ năng nhận thức để có cái nhìn tổng thể về công ty, hiểu được mối quan hệ giữa các bộ phận và phòng ban, đánh giá tác động của công ty tới môi trường xung quanh nhằm đưa ra định hướng chiến lược đúng đắn giúp công ty phát triển.
- Đối với học sinh, sinh viên conceptual skill giúp họ phân tích, đánh giá được bản chất cùng mối liên hệ giữa các kiến thức trong cùng bộ môn hay sự tương quan giữa các môn học khác nhau. Qua đó, họ có thể hiểu và tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống thông qua các khái niệm trừu tượng và ứng dụng được chúng vào thực tiễn cuộc sống.
4. Ví dụ về conceptual skill
- Một đứa bé khi quan sát và tiếp xúc với các con vật nuôi trong nhà, đứa trẻ nhận thấy con mèo kêu “meo meo” và con chó sủa “gâu gâu”. Từ đấy đứa trẻ rút ra đặc điểm chung của loài mèo là kêu”meo meo”, loài chó thì sủa “ gâu gâu”. Đó chính là tư duy khái niệm hóa (conceptual thinking).
- Một sinh viên chuyên ngành lập trình website, sau khi hoàn thành xong đồ án về lập trình website bán hoa, anh ta nhận thấy các chức năng trang web bán hàng là như nhau, chỉ khác về mặt sản phẩm. Từ đó, anh ta tái sử dụng mã nguồn trang web bán hoa cho các đồ án bán hàng khác như website bán trái cây, website bán quần áo. Đấy chính là conceptual skill.
- Ông Tâm là giám đốc nhân sự tại một tập đoàn quảng cáo chuyên về thị trường ô tô. Ban lãnh đạo công ty hiện gặp phải vấn đề nan giải là các giám đốc sáng tạo không thể tạo ra các chiến dịch quảng cáo có giá trị dựa vào các chính sách marketing của công ty.
Xác định vấn đề là thiếu kiến thức chuyên ngành về ô tô, ban quản lý đã giao cho ông Tâm đào tạo nội bộ các giám đốc sáng tạo này. Họ đánh giá cao tư duy sáng tạo cũng như kỹ năng khái niệm hóa của ông.
Sau khi nghiên cứu kỹ càng vấn đề, ông đưa ra giải pháp gửi những giám đốc sáng tạo đến các nhà máy sản xuất ô tô đào tạo trong 2 tuần để họ hiểu hơn về sản phẩm cũng như cho họ tham gia thường xuyên các hội nghị về ô tô nhằm hiểu sâu hơn về thị trường.
Giải pháp này đã chứng tỏ khả năng suy nghĩ sáng tạo và đưa ra phương pháp đổi mới nhằm giải quyết vấn đề khó khăn của ông Tâm, cũng chính là kỹ năng khái niệm hóa.
II. 7 kỹ năng góp phần hình thành conceptual skill
1. Kỹ năng phân tích
Kỹ năng phân tích cho phép chúng ta chia vấn đề lớn thành từng phần nhỏ hơn, xem xét mối liên hệ giữa chúng nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp. Kỹ năng phân tích tốt bao gồm:
- Kỹ năng nghiên cứu
- Tư duy phản biện
- Kỹ năng phân tích thông tin
- Khả năng sáng tạo
- Kỹ năng phân tích dữ liệu
- Phương pháp động não
- Kỹ năng phân tích nghiệp vụ
- Phương pháp suy luận diễn dịch, từ tổng quan đến cụ thể
2. Kỹ năng tư duy sáng tạo của người sở hữu conceptual skill
Tư duy sáng tạo là cách nhìn nhận vấn đề từ góc độ mới mẻ với các giải pháp phi truyền thống. Tư duy sáng tạo tốt được hình thành từ:
- Khả năng hợp tác
- Kỹ năng tái cấu trúc
- Lập kế hoạch chiến lược
- Khả năng tối ưu hóa
- Kỹ năng phân tích dự đoán
- Có thể kết hợp nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất
- Suy nghĩ trừu tượng
- Luôn đổi mới
- Cởi mở, tiếp thu
3. Kỹ năng giao tiếp
Người có kỹ năng nhận thức tốt có thể trình bày vấn đề và giải pháp liên quan một cách hiệu quả với mọi người ở mọi cấp độ trong tổ chức, từ quản lý cấp trên cho đến nhân viên của một bộ phận cụ thể. Kỹ năng giao tiếp tốt gồm:
- Lắng nghe một cách tích cực
- Khả năng phân tích ngữ cảnh của vấn đề
- Có chiến lực giao tiếp hiệu quả với mọi người
- Khả năng triển khai tư duy
- Kỹ năng gắn kết mọi người
- Kỹ năng thuyết trình
- Giao tiếp tốt bằng lời nói
4. Kỹ năng lãnh đạo góp phần lớn hình thành kỹ năng khái niệm hóa
Kỹ năng lãnh đạo giúp tìm ra giải pháp sáng tạo cho các vấn đề, truyền cảm hứng và làm người khác tin tưởng bạn khi bạn đưa ra quyết định. Kỹ năng này bao gồm:
- Cam kết đạt được mục tiêu công ty đề ra
- Có được sự tín nhiệm cao
- Khả năng dẫn dắt lãnh đạo
- Khả năng quản lý
- Biết tự tạo động lực và truyền động lực cho người khác
- Khả năng thuyết phục mọi người
- Luôn ổn định
- Kỹ năng hoạch định chiến lược
- Phân công nhiệm vụ rõ ràng
- Xúc tiến công việc theo kế hoạch đề ra
- Khả năng xây dựng đội ngũ
- Có tầm nhìn chiến lược
- Nắm rõ bức tranh toàn cảnh của công ty, mối liên hệ giữa các phòng ban.
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Phân tích thông tin dữ liệu theo cách hợp lý nhất, sau đó tự tin đưa ra quyết định dựa trên thông tin đó là một minh chứng cho kỹ năng giải quyết vấn đề tốt của người sở hữu conceptual skill
- Gạn lọc thông tin hữu ích
- Tư duy mở
- Tư duy phản biện
- Chia nhỏ dự án để thuận tiện cho việc quản lý
- Khả năng ra quyết định
- Thực thi các giải pháp
- Xây dựng các quy trình chung nhằm giải quyết vấn đề một cách hiệu quả
- Tư duy logic
- Khả năng đa nhiệm
- Khả năng đánh giá độ ưu tiên của các loại công việc cần thực hiện
- Xử lý được các vấn đề về chuyên môn
6. Quản lý và chia sẻ tri thức
Để thích nghi với sự thay đổi liên tục, người lãnh đạo cần có khả năng quản lý và chia sẻ tri thức. Quản lý tri thức tức là quản lý sự “hiểu” và “biết” của các thành viên trong tổ chức. Nhà lãnh đạo cần tạo ra văn hóa học tập và chia sẻ tri thức liên tục trong tổ chức.
7. Học tập suốt đời giúp phát triển conceptual skill
Người lãnh đạo cần có kỹ năng học tập liên tục suốt đời nhằm nâng cấp kiến thức bản thân, cập nhật những xu hướng kinh doanh cũng như trang bị những công nghệ kỹ thuật mới nhất để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ: Marketing truyền thống đang dần được thay thế bởi các mô hình digital marketing. Trí tuệ nhân tạo chatbot được sử dụng rộng rãi hơn so với các chăm sóc viên truyền thống.
III. Phát triển kỹ năng khái niệm hóa/nhận thức như thế nào?
Để phát triển conceptual skill, chúng ta cần nhìn vào một bức tranh tổng thể hơn là chỉ các mảnh ghép riêng lẻ. Dưới đây là một số cách để phát triển kỹ năng khái niệm:
- Quan sát học hỏi cách các nhà lãnh đạo phân tích các tình huống và cách giải quyết tương ứng. Họ đã cân nhắc những yếu tố nào khi đưa ra quyết định? Những quyết định đấy mang lại kết quả ra sao?
- Tham dự các hội thảo / đào tạo về quản lý kinh doanh với những người trong và ngoài ngành. Thảo luận về các kịch bản kinh doanh của họ để tăng thêm hiểu biết.
- Đọc về các doanh nghiệp thành công, tìm hiểu về các công nghệ & quy trình mới, đánh giá độ ảnh hưởng của chúng đến hoạt động kinh doanh trong tương lai.
- Tìm một người cố vấn - một người có nhiều kinh nghiệm hơn để thảo luận về các ý tưởng của bản thân.
- Sử dụng các công cụ đơn giản như bản vẽ, biểu đồ, mind map… sẽ hỗ trợ phát triển tư duy khái niệm của bạn.
- Xung phong đảm nhận các nhiệm vụ đa chức năng hoặc luân chuyển công việc để tiếp xúc với các chức năng khác nhau trong một tổ chức.
Rất mong những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu tường tận conceptual skill là gì và tầm quan trọng của nó. Chìa khóa để phát triển kỹ năng khái niệm hóa là cố gắng nhìn xa hơn và hành động để tích lũy kinh nghiệm. Do đó, bạn hãy bắt tay vào lập kế hoạch cho tương lai, học hỏi và hành động càng sớm càng tốt nhằm vươn tới thành công và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.