Chiến lược giá (Pricing Strategy) là chiến lược doanh nghiệp sử dụng để định hướng về giá cho sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Thông qua chiến lược giá, doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu về doanh thu, thị phần, lợi nhuận, thậm chí là tối đa hóa giá trị thương hiệu.
Chiến lược giá đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:
Đây là chiến lược được doanh nghiệp áp dụng khi muốn gia nhập và cạnh tranh trong một thị trường, phân khúc mới. Mục tiêu của chiến lược giá thâm nhập thị trường là giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và xây dựng một vị thế trong thị trường mới. Một số chiến lược giá thâm nhập thị trường phổ biến là:
Đây là chiến lược giá mà doanh nghiệp sẽ đặt giá cao cho sản phẩm, dịch vụ khi mới ra mắt, nhằm thu được lợi nhuận tốt nhất khi thị trường còn đang “nóng”. Giai đoạn sau doanh nghiệp có thể giảm giá để thu hút thêm khách hàng. Để áp dụng chiến lược này thì đòi hỏi sản phẩm phải có tính mới, độc đáo và người tiêu dùng có thói quen mua trải nghiệm.
Bằng cạnh định giá cao thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận lớn nhưng cũng có tiềm ẩn rủi ro là nếu như nhu cầu thị trường không cao như kỳ vọng thì doanh nghiệp sẽ không thu được lợi nhuận mong muốn. Ngoài ra, nếu các đối thủ cạnh tranh tung ra các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn, doanh nghiệp có thể mất thị phần.
Đây là chiến lược giá mà doanh nghiệp sẽ định giá cho các sản phẩm trong cùng một dòng sản phẩm với các mức giá khác nhau để thu hút nhiều phân khúc khách hàng. Mục tiêu của chiến lược này là giúp tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận.
Chiến lược này được sử dụng dựa trên phân tích tâm lý, hành vi của người tiêu dùng. Thông qua cách đặt giá, doanh nghiệp sẽ tác động đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng và kích thích họ ra quyết định mua hàng. Một số chiến lược giá theo tâm lý phổ biến là:
Là chiến lược định giá theo gói, gồm nhiều sản phẩm có tính tương đồng hoặc có thể kết hợp cùng nhau để tạo ra combo có mức giá thấp hơn so với giá của từng sản phẩm riêng lẻ. Chiến lược giá theo combo giúp khách hàng nhận thấy giá trị hấp dẫn, thúc đẩy họ mua nhiều sản phẩm.
Là chiến lược doanh nghiệp định giá sản phẩm, dịch vụ của mình dựa trên sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Tùy vào mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ định giá cao hơn, thấp hơn hay bằng so với đối thủ.
Là chiến lược giá trong Marketing mà doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm, dịch vụ theo từng phân khúc khách hàng khác nhau. Doanh nghiệp sẽ áp dụng chiến lược này khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
Đây là chiến lược mà doanh nghiệp đặt giá sản phẩm, dịch vụ theo khu vực địa lý. Với mỗi khu vực địa lý thì chi phí sản xuất, mức độ cạnh tranh, nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng là khác nhau nên giá bán cũng cần khác nhau để phù hợp.
Đây là chiến lược giá mà doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giá dựa trên những biến động của thị trường. Thay vì áp dụng một mức giá cố định thì doanh nghiệp sẽ sử dụng dữ liệu, công nghệ … để chỉnh giá theo thời gian thực. Mục tiêu của chiến lược này là giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận theo biến động của thị trường.
Vậy làm thế nào để xác định được chiến lược giá phù hợp với doanh nghiệp? Bạn sẽ dựa vào cơ sở là các thông tin phân tích như sau:
Vinalink hướng dẫn bạn 5 bước xây dựng chiến lược giá trong marketing hiệu quả như sau:
Đầu tiên, bạn cần xác định chi phí sản xuất - tất cả các chi phí giúp tạo ra sản phẩm, quảng bá sản phẩm và chuyển giao sản phẩm đến với khách hàng. Chi phí sản xuất thường gồm các chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động, chi phí máy móc, thiết bị, chi phí vận hành, quản lý, chi phí marketing …
Bước tiếp theo, bạn phân tích tiềm năng của thị trường hiện tại để nắm được kích thước thị trường, xu hướng, tốc độ tăng trưởng, cơ hội bán hàng … Với những thông tin này doanh nghiệp sẽ xây dựng được chiến lược giá phù hợp để khai thác tiềm năng của thị trường.
Ở bước này, bạn sẽ xác định vùng giá hợp lý để đảm bảo có lợi nhuận nhưng không quá cao để có thể cạnh tranh tốt. Để xác định được vùng giá thì bạn sẽ cần dựa vào các thông tin đã phân tích ở trên như chi phí sản xuất, giá trị sản phẩm, mục tiêu Marketing, giá trị thị trường, mức độ nhạy cảm về giá của khách hàng …
Cơ cấu sản phẩm cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết để định giá sản phẩm, dịch vụ dựa trên giá trị mà khách hàng có thể nhận được từ sản phẩm, dịch vụ đó. Các yếu tố như chất lượng, tính năng, sự khác biệt, thương hiệu … để xây dựng chiến lược giá hiệu quả.
Bước cuối cùng , bạn cần đưa ra giá bán cụ thể. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng sẽ cần quan tâm đến những vấn đề ràng buộc có liên quan đến mối quan hệ giữa khách hàng và đại lý, quyền lợi người bán và người mua để dựa trên chiến lược giá có thể xây dựng được kênh phân phối hiệu quả.
Qua bài viết, Vinalink đã cung cấp cho bạn chi tiết các thông tin về chiến lược giá trong Marketing. Chiến lược giá là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của thương hiệu. Nếu bạn đặt giá hiệu quả thì sẽ giúp các hoạt động kinh doanh, marketing rất thuận lợi. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn xây dựng được chiến lược giá phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!