Với báo chí nói chung, dù là báo giấy hay báo điện tử, việc trình bày nội dung rất quan trọng, bao gồm: font chữ báo chí, màu sắc, bố cục,…Nó vừa giữ vai trò cung cấp thông tin cho người đọc, cũng là một cách để thu hút sự quan tâm, hấp dẫn ánh nhìn của người đọc.
Nếu như với tiếng Anh, các font chữ đẹp rất nhiều, thì ngược lại, kho font chữ Việt hóa cho báo chí sẽ hạn chế hơn, ít cập nhật và khó tải về, thâm chí gặp lỗi khi sử dụng. Hãy tham khảo các mẫu font chữ báo chí Việt hóa chuẩn dưới đây và lựa chọn một bộ font chữ phù hợp với định dạng báo mà bạn đang thiết kế.
Các font chữ báo chí Việt hóa phổ biến và được sử dụng từ rất lâu thường mang phong cách serif và sans-serif, đảm bảo tính đơn giản, dễ sử dụng và quan trọng là không bị lỗi. Với các bài nội dung dài, cần sự dễ nhìn, dễ đọc thì các font chữ sau đây rất phù hợp.
Font chữ serif là định dạng nét chữ có chân, mang phong cách cổ điển. Với những font chữ Việt hóa mang phong cách serif không quá cầu kỳ, phức tạp, tuy nhiên cũng chính bởi sự đơn giản đó lại được rất nhiều tờ báo sử dụng để thiết kế báo giấy.
Là font tiêu chuẩn cho báo chí, được sử dụng rất rộng rãi vì là font nhỏ nên tiết kiệm được giấy.
Là một font đẹp vì có thể hiện nét cọ làm cho font quyến rũ.
Là font dễ phân biệt nhất vì có nét dày mỏng rõ ràng, nhưng lại rất khó đọc cho khối text dài.
Là một font lớn, rộng, rất thân thiện và dễ đọc. Thường dùng trong các ấn phẩm cho trẻ nhỏ: sách, truyện, báo cho trẻ em, sách giáo khoa.
Là một font thanh lịch và duyên dáng, có nét chân chữ rõ ràng, khá dễ đọc mà vẫn tiết kiệm giấy vì font chữ nhỏ.
Là một font nhỏ và khá mảnh so với các font khác.
Thanh lịch duyên dáng với nét chân chữ rõ ràng.
“Cái tên nói lên tất cả”. Một kiểu font chữ báo chí như được in ra từ máy đánh chữ ngày xưa.
Sự kết hợp hài hòa giữa những đường gạch chân mạnh mẽ và các đường bo tròn mềm mại.
Bộ font việt hóa này bao gồm 6 kiểu từ Light cho đến Black, đã được việt hóa trọn bộ, kerning và opentype hoàn chỉnh.
Sans-Serif là kiểu font việt hóa này không có gạch chân (serif) trong cấu trúc chữ. Sans-Serif được tạo ra sau Serif với những đường nét mới mẻ hơn.
Chữ Sans-Serif thường được dùng cho báo điện tử, website và các ứng dụng trên smartphone bởi tính dứt khoát, rõ ràng, và tất nhiên là rất dễ đọc trên màn hình máy tính, điện thoại.
Dưới đây là 1 số font chữ báo chí sans-serif Việt hóa phổ biến:
Font chữ này dùng được hầu hết trong tất cả các thiết kế: trang web, đồ họa, thời trang, poster, logo…
Đặc biệt, nếu dùng font việt hóa này để thiết kế tựa đề thì chắc chắn bài viết của bạn sẽ tạo ấn tượng về mặt thẩm mỹ ngay.
Được đánh giá là sản phẩm hòa trộn giữa các trường phái typography, rất phù hợp với nhiều loại tạp chí, sách báo.
Là một font chữ Việt hóa được sử dụng chủ yếu cho tiêu đề hoặc câu trích dẫn (quote).
Font chữ này thường được dùng nhiều trong việc thiết kế tiêu đề, nhưng lại không phù hợp với những đoạn văn bản dài.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các font chữ Sans-Serif khác cũng hay được dùng trong báo chí như: North Land, Helvetica, Futura, Optima
Bạn có thể tải và cài đặt các font chữ báo chí việt hóa tại: https://drive.google.com/file/d/0B82qhrQFHEqUSzItRklnZmhEM28/view?resourcekey=0-PHBL8_kFcwcxgbEJFDnCfQ
Chắc hẳn các bạn còn nhớ những font chữ thời bao cấp, rất đặc biệt và mang một nét hoài cổ khó diễn tả. Chúng ta thường bắt gặp những font chữ này mỗi dịp Tết âm lịch, thường được viết trên các tấm pano, áp phích, trên tường.
Những font chữ này vừa nổi bật, lại mang nét Việt rất đặc trưng. Tuy nhiên, các font chữ này thường do các bạn designer thiết kế lại, và thường sẽ phải mất phí để sử dụng.
Hãy nhớ và áp dụng một số nguyên tắc chung khi sử dụng font chữ trong báo chí, để tối ưu việc nhìn và đọc thông tin của độc giả, tránh những lỗi thiết kế không đáng có hoặc khiến người đọc cảm thấy khó chịu, không thoải mái.
(Bạn có thể tích chọn vào ô Do this for all current items để thực hiện thao tác cho những Font khác)
Các bạn có thể xem hướng dẫn các bước cài đặt tải video sau:
https://www.youtube.com/embed/z_SKlnAXHMw?feature=oembed
Chúc các bạn sẽ tìm được font chữ yêu thích và phù hợp với ấn phẩm mà bạn đang thiết kế.