Hoạch định chiến lược là gì? Hoạch định chiến lược là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn, từ nghiên cứu, phân tích cho đến lên kế hoạch cho các hoạt động của doanh nghiệp nhằm hướng đến đạt được một mục tiêu chung.
Hoạch định chiến lược yêu cầu sự nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng các yếu tố vi mô và vĩ mô, bao gồm khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, cơ hội và thách thức,... Từ các thông tin trên, doanh nghiệp sẽ đưa ra những quyết định liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, hình thức quảng bá,...
Quá trình này đòi hỏi sự cập nhật liên tục để điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với xu thế, bởi thị trường thì luôn luôn biến động.
Xác định hướng đi rõ ràng
Hoạch định chiến lược cung cấp cái nhìn toàn cảnh rõ ràng về những kế hoạch, hoạt động mà doanh nghiệp đang triển khai. Từ đó giúp doanh nghiệp xem những định hướng đó có đang phù hợp hay hiệu quả không, có những tác động như thế nào, tạo động lực để doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các mục tiêu của mình.
Ngoài ra, hoạch định chiến lược rõ ràng cũng giúp doanh nghiệp lường trước được các rủi ro hay biến cố có thể xảy ra, từ đó đưa ra các phương án dự phòng phù hợp.
Tối ưu quá trình vận hành
Hoạch định chiến lược rõ ràng giúp doanh nghiệp vạch ra hướng đi cụ thể, biết xem nên phân bổ ngân sách như thế nào cho từng hoạt động. Điều này tránh việc lãng phí hay phân bổ ngân sách sai hướng mà không đem lại kết quả.
Hiểu rõ thông tin vĩ mô
Quá trình hoạt định chiến lược yêu cầu doanh nghiệp phải trải qua các bước từ nghiên cứu, phân tích cho đến xác định tình hình thị trường. Điều này cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn vĩ mô và kịp thời với mọi thay đổi liên tục.
Nâng cao tinh thần đồng đội
Hoạch định chiến lược là quá trình phối hợp làm việc của tất cả các nhân sự trong mọi phòng ban nhằm hướng đến một mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Do đó đây là hoạt động giúp gắn kết và nâng cao tinh thần đồng đội.
Hoạch định chiến lược marketing là quá trình nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ để đề ra phương án tiếp thị hiệu quả. Chiến lược marketing đòi hỏi sự thấu hiểu để tương tác giữa dịch vụ và khách hàng, từ đó lựa chọn các kênh truyền thông quảng bá phù hợp.
Hoạch định chiến lược PR là quy trình tổ chức và quản lý thông tin nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực giữa doanh nghiệp và khách hàng công chúng. Mục tiêu xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu, tăng sự uy tín trong tâm trí của công chúng, đồng thời phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan khác như khách hàng, cộng đồng, đối tác và các nhóm lợi ích khác.
Đây là quá trình làm rõ mục tiêu, xác định phương pháp và định hướng chiến lược nhằm gia tăng doanh số bán hàng, tăng doanh thu.
Chiến lược kinh doanh hướng đến mục tiêu phát triển lâu dài của tổ chức. Hoạch định kinh doanh thường được thực hiện từ đầu để tạo ra một lộ trình với một phương pháp thống nhất, đem đến sự hiệu quả cho doanh nghiệp.
Nhân sự là một trong những yếu tố hàng đầu giúp doanh nghiệp tồn tại, vận hành và phát triển. Do đó việc hoạch định chiến lược nhân sự là vô cùng quan trọng. Hoạch định chiến lược nhân sự là chuỗi quy trình theo dõi, nghiên cứu, tuyển dụng, đào tạo và tạo niềm tin để nhân sự ngày càng chất lượng, sẵn sàng gắn bó, đồng hành và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Bước 1: Xác định tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp
Tầm nhìn, sứ mệnh chính là “kim chỉ nam” để chiến lược của doanh nghiệp được triển khai một cách hiệu quả nhất. Tầm nhìn và sứ mệnh này cần phải rõ ràng trên mọi phương diện, từ sản phẩm/dịch vụ, thị trường cho đến khách hàng, hình ảnh thương hiệu khi quảng bá,...
Bước 2: Nghiên cứu, phân tích tình hình
“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Doanh nghiệp cần phân tích tình hình ở cả khía cạnh bên trong và bên ngoài. Bên trong, doanh nghiệp cần xác định được vị thế của mình đang như thế nào, chất lượng nhân sự ra sao, tình hình phát triển có khả quan hay không. Bên ngoài, doanh nghiệp cần xác định đối thủ của mình đang làm gì, khách hàng có hành vi như thế nào,... Tất cả giúp doanh nghiệp hiểu rõ và đưa ra những định hướng phù hợp
Bước 3: Thiết lập nhiệm vụ, mục tiêu chung của doanh nghiệp
Ngay khi đã “biết mình biết ta”, đây là giai đoạn vàng để doanh nghiệp thiết lập ngay mục tiêu chung. Việc đặt ra mục tiêu vừa đưa doanh nghiệp nỗ lực đúng hướng, vừa tạo động lực cho sự cố gắng của toàn thể nhân sự.
Bước 4: Xây dựng chiến lược
Từ mục tiêu đã đặt ra ở bước 3, cùng với sự thấu hiểu về bên trong doanh nghiệp và cả thị trường bên ngoài, đây là lúc doanh nghiệp xây dựng chiến lược. Chiến lược phải được xây dựng toàn diện, từ marketing, PR, bán hàng, kinh doanh cho đến nhân sự. Sự đồng bộ trong chiến lược phát triển giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được mục tiêu của mình hơn. Ngoài ra cũng đừng quên phối hợp với các bên ngoài liên quan để tối ưu hóa chiến lược phát triển của mình
Bước 5: Triển khai chiến lược
Sau khi đã có kế hoạch hành động cụ thể, doanh nghiệp tiến đến triển khai. Quá trình này bao gồm các bước cụ thể sau:
Bước 6: Theo dõi và đánh giá
Việc theo dõi và đánh giá xuyên suốt quá trình giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện ra những lỗ hổng để khắc phục kịp thời, đảm bảo chiến lược đi đúng tiến độ.
Trong khi hoạt định chiến lược, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau đây để quá trình diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn:
Trên đây là bài viết giải đáp các cho câu hỏi hoạch định chiến lược là gì?, tầm quan trọng của hoạch định chiến lược đối với một tổ chức. Hy vọng đây sẽ là những kinh nghiệm để doanh nghiệp bước đầu lên kế hoạch phát triển thật phù hợp.