CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Khách hàng tiềm năng là gì? Phân tích và xác định rõ khách hàng tiềm năng

23:07 | 08/03/2024
Khách hàng tiềm năng là gì? Có cách nào giúp doanh nghiệp xác định khách hàng tiềm năng không? Trong bài viết này, Vinalink sẽ cung cấp câu trả lời đầy đủ về khách hàng tiềm năng, đồng thời chia sẻ cho độc giả thông tin chi tiết về vai trò và cách tìm kiếm nhóm khách hàng này. Hãy đọc bài viết dưới đây để nhận được những thông tin hữu ích nhất nhé.

1. Khách hàng tiềm năng là gì?

Khách hàng tiềm năng là nhóm người quan tâm và sẵn sàng chi trả cho sản phẩm
Khách hàng tiềm năng là nhóm người quan tâm và sẵn sàng chi trả cho sản phẩm

Khách hàng tiềm năng là những cá nhân hoặc nhóm người có quan tâm và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Dù họ chưa thực sự mua sản phẩm của bạn, nhưng họ có nhu cầu, quan tâm và mong muốn sở hữu sản phẩm đó. Đôi khi, họ cần thêm thời gian để tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi quyết định mua.

2. Vai trò của khách hàng tiềm năng

Sau khi hiểu về khái niệm khách hàng tiềm năng, hãy cùng tìm hiểu về vai trò của họ đối với doanh nghiệp. Có 3 vai trò chính mà khách hàng tiềm năng đem lại, cụ thể:

  • Tạo ra doanh thu trực tiếp: Khách hàng tiềm năng tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Họ chuyển đổi từ việc tìm hiểu sản phẩm đến việc trở thành khách hàng, chi tiền để sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn, góp phần tăng doanh thu.
  • Kênh marketing hiệu quả: Khi chuyển đổi thành khách hàng thực sự, họ trở thành kênh marketing mạnh mẽ. Họ chia sẻ thông tin về sản phẩm qua hình thức truyền miệng, giới thiệu sản phẩm cho người thân và bạn bè, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo đà tăng trưởng.
  • Tiêu chí đánh giá hiệu quả của bán hàng và marketing: Xác định và chọn đúng khách hàng tiềm năng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng suất và hiệu quả của hoạt động marketing. Việc này thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thể hiện độ chính xác trong chiến lược marketing.

3. Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng như thế nào
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng như thế nào

Sau khi đã hiểu về khái niệm và vai trò của khách hàng tiềm năng, bước tiếp theo là tìm kiếm và thu hút họ đến cửa hàng của bạn. Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể tham khảo:

3.1 Quảng cáo trực tuyến

Tận dụng sức mạnh của các công cụ quảng cáo trực tuyến như: website và banner quảng cáo trên các nền tảng như Google để mở ra cánh cửa tiếp cận với hàng triệu khách hàng tiềm năng. 

Bạn có thể tăng cường sự hiệu quả của chiến lược tiếp thị trực tuyến của mình và thu hút được một lượng lớn lượng lớn khách hàng quan trọng bằng cách tối ưu hóa chi phí quảng cáo và liên tục theo dõi hiệu quả của từng chiến dịch.
Đồng thời, việc thực hiện các chiến dịch này cũng mang lại những thông tin quý báu về đối tượng khách hàng, từ đó giúp bạn phát triển và điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách linh hoạt và chính xác.

3.2 Báo chí

Mặc dù công nghệ ngày càng phát triển, việc sử dụng báo chí vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Báo chí vẫn là một phương tiện mạnh mẽ để đưa thông điệp của bạn đến với đông đảo khán giả, đặc biệt là những đối tượng có sẵn sự quan tâm và tìm kiếm thông tin chất lượng từ các nguồn uy tín. 

Tuy nhiên, việc đầu tư vào báo chí cũng đòi hỏi sự cân nhắc và thử nghiệm kỹ lưỡng trước khi tiến xa hơn. Bằng cách tiến hành các thử nghiệm nhỏ, bạn có thể đánh giá được hiệu quả của việc quảng cáo trên báo chí và điều chỉnh chiến lược của mình một cách linh hoạt và hiệu quả hơn, tránh việc đầu tư quá nhiều mà không đạt được kết quả mong muốn.

3.3 Quảng bá trên các trang mạng xã hội

Mạng xã hội là công cụ giúp doanh nghiệp quảng bá gần hơn đến người dùng
Mạng xã hội là công cụ giúp doanh nghiệp quảng bá gần hơn đến người dùng

Mạng xã hội là công cụ gần gũi nhất để có thể tiếp cận với vô số người dùng ở mọi lứa tuổi. Khách hàng vừa có thể tương tác trên bài viết là doanh nghiệp đăng tải, đồng thời doanh nghiệp cũng có thể theo dõi, phân tích những người dùng thuộc nhóm nào trong nhân khẩu học để đưa ra một chiến dịch hợp lý. 

Thông qua việc đăng tải nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp không chỉ tạo ra cơ hội tương tác trực tiếp với khách hàng mà còn xây dựng được một mối quan hệ gần gũi và tương tác liên tục.

3.4 Đăng tin trên diễn đàn

Để tăng cường sự hiện diện trực tuyến và thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, việc tham gia vào các diễn đàn và nhóm trực tuyến có liên quan đến lĩnh vực hoặc quan tâm của doanh nghiệp là một biện pháp hiệu quả.
Thông qua việc đăng tin, chia sẻ thông tin hữu ích và tương tác tích cực với cộng đồng, doanh nghiệp không chỉ xây dựng được uy tín và niềm tin từ phía khách hàng mà còn mở rộng mạng lưới quan hệ và tạo ra cơ hội tiếp cận mới.

3.5 Sử dụng Affiliate marketing

Affiliate marketing hỗ trợ đối tác mở rộng mạng lưới tiếp cận khách hàng
Affiliate marketing hỗ trợ đối tác mở rộng mạng lưới tiếp cận khách hàng

Affiliate Marketing là việc hợp tác với đối tác để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của bạn. Xác định hoa hồng, cung cấp công cụ và hỗ trợ đối tác giúp mở rộng mạng lưới tiếp cận khách hàng tiềm năng. Theo dõi hiệu quả và tương tác tích cực với đối tác là chìa khóa để thành công trong chiến lược tiếp thị này.

3.6 Telesales

Telesales là việc tiếp cận khách hàng qua điện thoại. Xác định đối tượng khách hàng, chuẩn bị kịch bản bán hàng chuyên nghiệp, trình bày thông điệp và tư vấn chuyên sâu giúp chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự

3.7 Chọn lọc những ưu điểm của đối thủ để học tập

Tìm hiểu và rút kinh nghiệm từ những đối thủ cạnh tranh, nhận biết điểm mạnh của họ để cải thiện chiến lược tiếp cận khách hàng tiềm năng của bạn một cách sáng tạo và hiệu quả hơn.

4. Phân biệt khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu 

Phân biệt khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng
Phân biệt khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu là 2 khái niệm khác nhau nhưng vẫn có một số nhầm lẫn về 2 khái niệm này, cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng qua bảng sau:

 

Khách hàng tiềm năng

Khách hàng mục tiêu

 

Nhu cầu

Khách hàng tiềm năng thường chỉ có sự quan tâm chung đến ngành sản phẩm hoặc dịch vụ mà không có nhu cầu cụ thể vào thời điểm hiện tại

Khách hàng mục tiêu đã xác định rõ nhu cầu cụ thể của họ và đang tích cực tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ để giải quyết nhu cầu đó, chuẩn bị sẵn sàng thực hiện hành động mua hàng.


Hành động

Hành động thường dừng lại ở việc tìm kiếm thông tin, đăng ký nhận tin tức để cập nhật về sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng chưa sẵn sàng thực hiện hành động mua hàng lớn.

Hành động của khách hàng mục tiêu thường bao gồm việc mua sản phẩm hoặc dịch vụ, đặt hàng trực tuyến, hoặc tìm kiếm thông tin cụ thể để thực hiện quyết định mua

 

Hành trình khách hàng

Cần thêm thời gian để quyết định và thực hiện hành động mua hàng, không có xu hướng ra quyết định mua ngay lập tức

Thường ở giai đoạn cuối cùng của quá trình mua hàng và sẵn sàng ra quyết định mua ngay lập tức sau khi họ đáp ứng được nhu cầu của mình

 

Khả năng chuyển đổi

Khách hàng tiềm năng có tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn, họ cần được thuyết phục hoặc cần thêm thông tin trước khi quyết định mua

Khách hàng mục tiêu thường có khả năng chuyển đổi cao hơn, dễ dàng trở thành khách hàng thực sự một cách nhanh chóng.

 

Tính tiềm năng

Ít có khả năng trở thành khách hàng trung thành và thường không mua hàng trở lại như khách hàng mục tiêu.

Có tính tiềm năng cao hơn để trở thành khách hàng trung thành và thường có xu hướng mua hàng trở lại

 

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những kiến thức quý báu về đặc điểm của khách hàng tiềm năng là gì cũng như cách tiếp cận họ. Vinalink luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong hành trình phát triển các lĩnh vực marketing nói chung bằng các bài viết hữu ích. Hãy tiếp tục theo dõi nhé!

Call Zalo Messenger