CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Hướng dẫn cách kinh doanh trên shopee hiệu quả - bền vững

18:22 | 24/10/2023
Kinh doanh trên Shopee được xem như một trào lưu bán hàng đối với các nhà bán lẻ, tuy nhiên để gian hàng tồn tại và phát triển một cách bền vững là một việc không hề dễ dàng. Bài viết này Vinalink sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm giúp việc kinh doanh trên Shopee trở nên hiệu quả và bền vững hơn.  

Cần chuẩn bị gì khi bắt đầu kinh doanh online

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử được xem là cơ hội cho những nhà kinh doanh trên shopee, nhưng với môi trường cạnh tranh cao đòi hỏi nhà bán lẻ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức vững chắc để việc bán hàng trên shopee hiệu quả và bền vững.

Vậy cần chuẩn bị khi mới bắt đầu kinh doanh online? Câu trả lời có ngay sau đây: 

1. Tìm hiểu nhu cầu thị trường và sản phẩm bạn muốn bán

Đây là bước quan trọng nhất khi bắt đầu kinh doanh trên shopee. Việc này giúp bạn xác định được sản phẩm của mình có đáp ứng nhu cầu của khách hàng và có khả năng cạnh tranh trên thị trường hay không.

Để hiểu rõ thị trường bạn đang nhắm đến, bạn cần đặt ra những câu hỏi sau đây và tìm câu trả lời cho nó:

  • Thị trường của bạn có những gì?
  • Đối thủ của bạn là những ai?
  • Khách hàng của bạn là ai? Và họ cần gì ở bạn?
  • Sản phẩm của bạn có gì khác với thị trường? Và nó có giải quyết được mong muốn của khách hàng của bạn không? 

2. Nghiên cứu đối thủ và thấu hiểu khách hàng

Sau khi xác định được khách hàng và đối thủ của bạn là những ai, việc tiếp theo bạn cần tìm hiểu sâu hơn về họ. Việc nghiên cứu đối thủ giúp bạn xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp để cạnh tranh hiệu quả. Để nghiên cứu đối thủ hiệu quả, bạn cần phải tìm thông tin và trả lời những câu hỏi sau:

  • Khách hàng mà đối thủ của bạn nhắm đến là ai?
  • Sản phẩm của họ có điểm mạnh hay điểm yếu gì?
  • Họ xây dựng hình ảnh về sản phẩm như thế nào?
  • Sản phẩm của họ có đáp ứng được nhu cầu của người dùng không?
Nghiên cứu thị trường là chìa khóa giúp bài toán kinh doanh hiệu quả


Quay lại với mục tiêu chính là khách hàng, để mô tả rõ nét “bức tranh” về khách hàng, bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:

  • Phân khúc khách hàng của bạn là gì? Họ là những ai trong xã hội?
  • Nhu cầu của họ là gì?
  • Lí do gì khiến họ muốn mua sản phẩm của bạn thay vì những sản phẩm khác?
  • Ngoài chất lượng sản phẩm thì yếu tố nào khiến họ hài lòng/không hài lòng khi mua hàng trên shopee? 

Lưu ý: hãy trả lời câu hỏi thông qua thử nghiệm dưới dạng khảo sát để có góc nhìn khách quan hơn.

3. Bán hàng đa kênh và chọn kênh bán hàng phù hợp

Shopee là một trong những kênh bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam, nhờ vậy có:

  • Lượng người dùng lớn: giúp nhà kinh doanh mới dễ dàng tiếp cận với khách hàng.
  • Cơ sở vận hành tốt: hỗ trợ người bán vận hành và quản lý cửa hàng nhanh chóng.
  • Chính sách hỗ trợ tốt: Shopee có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như chương trình khuyến mãi, chương trình quảng bá, hỗ trợ vận chuyển thanh toán,...

Ngoài việc chọn kênh kinh doanh chính là Shopee, bạn có thể sử dụng nhiều nền tảng bán hàng khác. Điều này hỗ trợ các nhà bán lẻ tiếp cận nhiều khách hàng hơn và giúp thương hiệu mình được “phủ sóng” ở khắp các nền tảng.

Shopee là sàn thương mại có người dùng đông đảo nhất Việt Nam

4. Kiểm tra và tối ưu chi phí bán hàng và chi phí vận chuyển đơn hàng online

Chi phí bán hàng là một yếu tố quan trọng cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi bắt đầu bán hàng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự duy trì của kênh kinh doanh trên Shopee của bạn. 

Ngoài ra, trong thời đại freeship khắp mọi nơi như hiện nay, bạn cần tối ưu chi phí vận chuyển để thúc đẩy việc bán hàng trên Shopee hiệu quả hơn.

5. Sản phẩm đi kèm với hình ảnh chất lượng

Một sản phẩm có hình ảnh đẹp sẽ mang lại cảm giác uy tín, tin tưởng thúc đẩy khách hàng trong quyết định mua của họ. Hình ảnh sản phẩm chất lượng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Rõ ràng: Hình ảnh sản phẩm cần rõ ràng, không bị mờ, nhòe, hoặc ố.
  • Chi tiết: Hình ảnh sản phẩm cần thể hiện được các chi tiết của sản phẩm, bao gồm hình dáng, kích thước, màu sắc,...
  • Trực quan: Hình ảnh sản phẩm cần thể hiện rõ tính năng, điểm mạnh của sản phẩm

6. Mô tả sản phẩm chi tiết

Nhược điểm của bán hàng trực tuyến là bạn sẽ không thể tương tác trực tiếp để giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm của mình. Do đó, việc mô tả sản phẩm càng chi tiết càng giúp khách hàng hình dung rõ về sản phẩm của bạn. Từ đó, họ sẽ dễ dàng quyết định có nên sử dụng sản phẩm của bạn hay không.

7. Đầu tư quảng cáo sản phẩm

Hiện tại Shopee đang chiếm thị phần tiêu dùng lớn nhất trong mảng thương mại điện tử, cũng đồng nghĩa với việc Shopee đang là nền tảng quy tụ được nhiều nhà bán lẻ nhất. Vì vậy, nếu không đầu tư cho hoạt động quảng cáo, sản phẩm của bạn sẽ bị “lạc” trong đám đông và không được ai biết tới.

8. Tập trung vào chăm sóc và làm hài lòng khách hàng

Bên cạnh đầu tư về sản phẩm, một điều mà khi kinh doanh trên Shopee bạn cần biết đó là tạo trải nghiệm tuyệt vời cho khách của bạn sau mỗi đơn hàng. Nghe thì đơn giản nhưng đây là yếu tố quyết định tỷ lệ mua lại của các khách hàng cũ. 

Ngoài ra, việc tạo cho khách hàng một trải nghiệm mua hàng tốt còn giúp bạn nhận về những đánh giá tích cực, về lâu về dài điều này sẽ giúp gian hàng của bạn uy tín hơn trong mắt người tiêu dùng.

Trải nghiệm mua hàng là yếu tố quyết định tỷ lệ mua lại

Cách tạo trải nghiệm mua hàng tốt nhất

Là ưu tiên hàng đầu trong công cuộc kinh doanh online của các nhà bán lẻ nhằm giúp gian hàng phát triển bền vững. Dưới đây là 5 cách hữu hiệu mà bạn có thể áp dụng để tạo trải nghiệm mua hàng tốt nhất

1. Xử lý đơn hàng

Đơn hàng được xử lý nhanh chóng, chính xác là tiền đề cho một trải nghiệm mua hàng tuyệt vời. Để làm được điều này, bạn cần thiết lập và áp dụng quy trình cụ thể vào xuyên suốt quá trình xử lý đơn hàng.

2. Sản phẩm

Một sản phẩm dù có đạt chất lượng cao thì đôi khi không tránh khỏi những sơ sót nhỏ trong quá trình vận hành,điều đó có thể để lại một trải nghiệm tệ cho khách hàng. Vì thế, bạn cần có công tác kiểm kê chất lượng chặt chẽ trước khi cho sản phẩm đến tay khách hàng.  

3. Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Để tạo cho khách hàng một trải nghiệm tốt nhất, dịch vụ chăm sóc khách hàng không chỉ diễn ra trước quyết định mua hàng mà còn nằm ở các công tác hậu mãi. 

Công việc này tuy đơn giản nhưng là nhân tố quyết định tỷ lệ mua lại từ các khách hàng cũ.

4. Tham gia chương trình khuyến mãi

Đây được xem là thói quen trong hành vi mua hàng của người dùng Shopee. Các chương trình khuyến mãi như 1.1, 2.2, 3.3,… giúp kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng nhờ vào những ưu đãi trợ giá khủng đến từ Shopee. 

Vì vậy, bạn nên tham gia các chương trình của Shopee để tăng tỷ lệ chốt đơn cũng như đem đến những trải nghiệm mua hàng tốt nhất cho khách hàng.

Hướng dẫn cách kinh doanh trên shopee hiệu quả - bền vững

5. Tuân thủ chính sách của Shopee

Chính sách của Shopee được thiết kế để đảm bảo quyền lợi của người mua lẫn người bán khi xảy ra khiếu nại. Vì thế, những nhà kinh doanh bán lẻ trên Shopee cần tuân thủ chính sách này để tránh bị khóa tài khoản vĩnh viễn và nhận được sự hỗ trợ từ Shopee khi xảy ra khiếu nại.

Cách quảng cáo bán hàng trên Shopee

Như đã nói ở trên, quảng cáo tác động mạnh mẽ đến việc sản phẩm của bạn có được biết đến và click mua hay không? Do đó, Vinalink sẽ chia sẻ cho bạn cách quảng cáo bán hàng trên Shopee hiệu quả:

Tham gia các chương trình của Shopee

Shopee thường xuyên triển khai chương trình khuyến mãi để thúc đẩy doanh số bán hàng như:

  • Miễn phí vận chuyển 
  • Flash sale hàng tháng
  • Khuyến mãi theo ngành hàng 

Bên cạnh đó, Shopee còn triển khai nhiều chương trình ưu đãi khác chẳng hạn như khuyến mãi cho khách hàng mới, khuyến mãi sinh nhật,...

Sử dụng Công cụ Marketing 

Nếu muốn gia tăng tỷ lệ chốt đơn, bạn có thể ứng dụng theo 2 công cụ Marketing sau đây:

  • Tặng mã giảm giá: tăng tỷ lệ chốt đơn của người dùng hơn 24% 
  • Mua kèm deal sốc: kích thích người dùng mua thêm các sản phẩm phụ, tồn kho

 Shopee còn vô vàn những công cụ Marketing khác hỗ trợ bạn bán hàng hiệu quả xuyên suốt quá trình cộng tác. 

Quảng cáo Shopee

Cũng giống với hình thức quảng cáo trên các nền tảng khác, quảng cáo trên Shopee là giúp các nhà bán lẻ tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, từ đó tăng doanh số bán hàng. Dưới đây là một số lợi ích khi chạy quảng cáo Shopee:

  • Hiển thị đầu trang kết quả: dựa vào các từ khóa tìm kiếm của khách hàng, Shopee sẽ đề xuất gian hàng của bạn lên đầu trang kết quả giúp khách hàng nhìn thấy sản phẩm của bạn đầu tiên.
  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng: quảng cáo sẽ hỗ trợ hiển thị sản phẩm của bạn lên trang chủ Shopee, từ đó giúp bạn tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng cũng như kích thích nhu cầu của khách hàng.
Một số loại hình quảng cáo trên Shopee

Một số phí bán hàng trên Shopee bạn cần biết

Dựa vào chính sách mới nhất năm 2023, dưới đây là một số khoản phí của Shopee mà bạn cần biết để tối ưu chi phí, lợi nhuận bán hàng của mình trên nền tảng này:

  • Phí thanh toán: 4% giá trị đơn hàng, là khoản phí dành cho giao dịch của các đơn hàng thành công
  • Phí cố định: 3% giá trị đơn hàng, là khoản phí hoa hồng của Shopee cho mỗi đơn hàng thành công
  • Phí dịch vụ: là khoản phí đến từ các chương trình Freeship Xtra, Voucher eXtra,… 

Trên đây là những thông tin được Vinalink tổng hợp về cách kinh doanh trên Shopee hiệu quả bền vững. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, chúc bạn thành công.

Call Zalo Messenger