KPI là gì?
KPI (tiếng Anh là Key Performance Indicator) là chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả thực tế so với kế hoạch đặt ra. KPI cũng có thể coi là mục tiêu đặt ra mà người thực hiện cần đạt được.
KPI thường là một chỉ tiêu định lượng cụ thể, phản ánh được hiệu quả hoạt động của cá nhân, nhóm hoặc tổ chức, doanh nghiệp. Thông qua chỉ số KPI, doanh nghiệp có thể theo dõi, đánh giá được hiệu quả công việc của nhân viên. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng KPI như một công cụ để có các chế độ thưởng, tạo động lực cho nhân viên.
KPI đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp:
Đồng thời, KPI cũng sẽ giúp nhân viên:
Các loại KPI phổ biến hiện nay
Có rất nhiều loại KPI được sử dụng trong các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp, tùy thuộc vào mục tiêu và chiến lược doanh nghiệp. Dưới đây là một số loại KPI phổ biến hiện nay:
KPI kinh doanh là các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đánh giá được tổng quan tình hình kinh doanh của mình. Một số KPI kinh doanh thông dụng là: doanh thu, lợi nhuận, phần trăm lợi nhuận, số lượng khách hàng mới, tỉ lệ chuyển đổi …
KPI tiếp thị là các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Một số KPI tiếp thị quen thuộc là: số lượng người tiếp cận, số lượng người tương tác, tỉ lệ tương tác, tỉ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng …
KPI quản lý dự án là các chỉ số đo lường tiến độ và mức độ hoàn thành của dự án so với kế hoạch đã đặt ra. Một số KPI quản lý dự án thông dụng là: thời gian hoàn thành, tiến độ theo giai đoạn, chi phí …
KPI tài chính là các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm cả thu nhập và chi tiêu. Một số KPI tài chính thường được sử dụng là: dòng tiền, tỉ suất sinh lời, tỉ suất hòa vốn …
KPI bán hàng là các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, cho biết khả năng bán hàng và mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Một số chỉ số KPI bán hàng thường được dùng là: số lượng đơn hàng, giá trị trung bình mỗi đơn hàng, tỷ lệ mua lại, …
Để xây dựng được các chỉ số KPI hiệu quả và phù hợp với từng hoạt động, nhân viên hay bộ phận, doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình 5 bước sau:
Xác định đối tượng xây dựng KPIs
Thông thường, trong doanh nghiệp có hai đối tượng chính chịu trách nhiệm xây dựng KPIs:
Mỗi đối tượng xây dựng KPIs đều có những ưu, nhược điểm riêng:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác định các chỉ số KPI bằng công cụ SMART
Bước tiếp theo là xác định chỉ số KPI bằng công cụ SMART, gồm 5 yếu tố:
Tổng kết lại các yếu tố, bạn có thể đặt KPI thỏa mãn nguyên tắc SMART như sau: Bộ phận bán hàng đạt doanh thu 170 tỷ đồng thông qua kênh bán hàng tại cửa hàng, bán hàng trên sàn thương mại điện tử và bán hàng qua Facebook trong quý IV, 2023.
Áp dụng KPI và đánh giá mức độ hoàn thành
Sau khi xác định được chỉ số KPI, bạn áp dụng các chỉ số KPI đã xác định vào các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, bộ phận hay nhân viên cụ thể và đánh giá mức độ hoàn thành.
KPI được xác định theo nguyên tắc SMART có thể được đo lường và đánh giá mức độ hoàn thành một cách dễ dàng. Về cơ bản, có thể phân loại mức độ hoàn thành KPI thành 3 nhóm sau:
Bạn có thể dựa vào kết quả đánh giá để có những điều chỉnh cho các KPI tiếp theo cũng như cải thiện hiệu suất làm việc của các nhóm chưa đạt KPI trong thời gian dự kiến.
Khi xây dựng KPI, với mỗi mức độ hoàn thành KPI, bạn nên xây dựng các chế độ đãi ngộ, lương thưởng nhất định để tăng cường động lực của nhân viên. KPI là một cách đánh giá khách quan nhất giúp lãnh đạo hiểu rõ năng lực của nhân viên và nhân viên cũng tự xác định được năng lực của bản thân để phấn đấu, cải thiện thêm.
Điều chỉnh KPIs để phù hợp với thực tế hoàn thành công việc
Bạn cần theo dõi quá trình thực hiện KPIs để có những điều chỉnh thích hợp so với thực tế hoàn thành công việc. Bạn có thể thực hiện quy trình sau để điều chỉnh KPIs khi cần thiết:
Qua bài viết “KPI là gì? Cách xác định và xây dựng chỉ số KPI”, Vinalink đã giải đáp câu hỏi KPI là gì. KPI là một công cụ quan trọng và hiệu quả đối với doanh nghiệp. Để xây dựng được các chỉ số KPI phù hợp, doanh nghiệp cần tuân theo quy trình 5 bước: xác định đối tượng xây dựng KPIs; xác định các chỉ số KPI bằng công cụ SMART; áp dụng KPI, đánh giá mức độ hoàn thành; đánh giá KPIs, tính toán với lương thưởng và cuối cùng là điều chỉnh KPIs để phù hợp với thực tế hoàn thành công việc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để xây dựng, áp dụng các chỉ số KPI trong doanh nghiệp của mình. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!