CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

​​Marketing Căn Bản Là Gì? Tổng Quan Kiến Thức Marketing Căn Bản

23:32 | 19/05/2024

Marketing là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiểu rõ về Marketing căn bản sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp thị & kinh doanh hiệu quả, thu hút khách hàng và gia tăng lợi nhuận cho tổ chức mình tốt hơn. Trong bài viết này, Vinalink Media sẽ chia sẻ tới bạn A-Z về “Marketing căn bản là gì?” bao gồm: định nghĩa, các yếu tố tác động đến hoạt động này và nguyên tắc Marketing 4P’s chi tiết nhất.

Cùng bắt đầu nhé!

1. Marketing Căn Bản Là Gì?

Theo Philip Kotler - ông tổ của ngành Marketing hiện đại, đã định nghĩa Marketing căn bản là “Một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”. Chi tiết hơn, Marketing căn bản là một loạt hoạt động nhằm giúp các cá nhân/tổ chức với nhau có được thứ họ cần thông qua việc trao đổi giá trị. Chẳng hạn: Thông qua hoạt động phát triển sản phẩm, Content Marketing & chạy quảng cáo, doanh nghiệp đã có thể bán được hàng hoá cho khách hàng - Khách hàng nhận được sản phẩm ưng ý phục vụ cho nhu cầu của mình, còn thương hiệu có được doanh thu (cả hai bên đều nhận giá trị mình mong muốn).
 

Marketing Căn Bản Là Gì?

Trái với lầm tưởng của nhiều người hiện nay, marketing không chỉ gói gọn trong truyền thông nhằm cố gắng thuyết phục người dùng mua hàng. Chúng còn rộng hơn vậy, Marketing còn liên quan đến cả việc nghiên cứu & sản phẩm/dịch vụ, định giá, xúc tiến, phân phối,... Thực hiện được đầy đủ các hoạt động này một cách hiệu quả, doanh nghiệp mới có thể phát triển hoạt động kinh doanh mạnh mẽ & bền vững nhất.

2. Những Yếu Tố Tác Động Vào Hoạt Động Marketing

Có rất nhiều yếu tố tác động đến hoạt động marketing của doanh nghiệp, có thể kể đến như:

2.1. Môi trường Marketing:

Môi trường vĩ mô:

  • Nhân khẩu học (dân số, độ tuổi, tầng lớp xã hội).
  • Kinh tế (tình hình tài chính, thu nhập trung bình, lạm phát).
  • Tự nhiên (yếu tố địa lý, khí hậu).
  • Công nghệ (tiến bộ công nghệ, sự phổ biến của Internet và thiết bị thông minh).
  • Chính trị - Pháp luật (chính sách, quy định, luật pháp ảnh hưởng đến kinh doanh).
  • Văn hóa xã hội (phong tục tập quán, thói quen, xu hướng của người tiêu dùng).

Môi trường vi mô:

  • Doanh nghiệp (các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp).
  • Nhà cung ứng (tình trạng và mối quan hệ của doanh nghiệp với các nhà cung cấp).
  • Các bên trung gian (các đối tác, đại lý, đối tác liên kết).
  • Khách hàng (sở thích, nhu cầu, hành vi mua hàng của khách hàng).
  • Đối thủ (các đối thủ cạnh tranh và chiến lược của họ).
Môi trường Marketing

2.2. Hành vi Khách hàng:

  • Hành vi mua phức tạp (quyết định mua dựa trên nhiều yếu tố).
  • Hành vi mua thỏa hiệp (cân nhắc giá cả và chất lượng).
  • Hành vi mua theo thói quen (mua sản phẩm theo thói quen lâu năm).
  • Hành vi mua nhiều lựa chọn (quyết định mua sau khi xem xét nhiều sự lựa chọn).

2.3. Hệ thống thông tin và Nghiên cứu Marketing:

  • Báo cáo nội bộ (dữ liệu và thông tin từ bên trong doanh nghiệp).
  • Báo cáo ngành hàng (thông tin về tình hình và xu hướng ngành hàng).
  • Báo cáo của các tổ chức thứ ba (các báo cáo nghiên cứu từ các tổ chức độc lập).
  • Ngân hàng dữ liệu (cơ sở dữ liệu khách hàng, thông tin sản phẩm).
  • Tình báo marketing (thông tin nghiên cứu về thị trường, đối thủ và khách hàng).
  • Khảo sát (phản hồi, đánh giá ý kiến từ khách hàng).
Hệ thống thông tin và Nghiên cứu Marketing


2.4. Phân khúc và định vị thị trường:

  • Phân khúc thị trường (chia thị trường thành các nhóm khách hàng khác nhau để tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp có thế mạnh nhất).
  • Lựa chọn thị trường (quyết định tham gia vào các phân khúc thị trường nào có tiềm năng tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ tốt nhất của doanh nghiệp).
  • Định vị thị trường (các chiến lược khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu).

3. Nguyên Tắc 4P Trong Marketing Căn Bản

Nguyên tắc 4P (Product - Sản phẩm, Price - Giá, Place - Phân phối, Promotion - Xúc tiến) là một mô hình marketing cơ bản được các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng phổ biến hiện nay để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. Cụ thể các yếu tố “P” trong mô hình này như sau

3.1 Product (Sản phẩm)

Sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất trong Markeitng căn bản. Doanh nghiệp cần đảm bảo thiết kế sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và vấn đề của thị trường thông qua việc nghiên cứu/phân tích khách hàng mục tiêu kỹ lưỡng.  Sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra thị trường có mức độ giải quyết vấn đề khách hàng tốt, khả năng thành công của chúng trên thị trường càng cao.
 

 Nguyên Tắc 4P Trong Marketing Căn Bản - chiến lược sản phẩm

3.2 Price (Giá cả)

Đây là quá trình mà doanh nghiệp cần xác định và đưa ra các quyết định về giá của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình dựa trên nhiều yếu tố như: thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu và phân khúc nhắm đến và giá trị sản phẩm theo cảm nhận của khách hàng.

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc định giá có thể quyết định thành bại của một sản phẩm/dịch vụ trên thị trường. Nếu định giá quá thấp, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng lợi nhuận thấp, thậm chí là thu không đủ bù chi gây khó khăn cho tổ chức. Nếu đặt giá quá cao, sản phẩm có thể mất đi sự hấp dẫn trong mắt khách hàng, gây khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá.

 Nguyên Tắc 4P Trong Marketing Căn Bản - chiến lược giá

3.3 Place (Phân phối)

Chiến lược phân phối trong marketing là cách mà sản phẩm được đưa đến khách hàng thông qua các kênh phân phối khác nhau. Các kênh này đại diện cho những nơi mà sản phẩm được kinh doanh, bao gồm kênh bán hàng truyền thống và các nền tảng bán hàng trực tuyến. 

Chiến lược phân phối giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở nhiều địa điểm khác nhau và qua nhiều kênh khác nhau. Nó cũng đảm bảo rằng sản phẩm luôn có sẵn và người tiêu dùng có thể tiếp cận chúng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Khả năng “phủ sóng” sản phẩm/dịch vụ càng dày đặc cũng như sự tiện lợi trong tiếp cận sản phẩm càng tốt đến đâu - khả năng chuyển đổi khách hàng của thương hiệu càng hiệu quả.
 

 Nguyên Tắc 4P Trong Marketing Căn Bản - phân phối

3.4 Promotions (Xúc tiến)

Xúc tiến là hoạt động quảng bá sản phẩm/dịch vụ để thu hút khách hàng và tạo dựng thương hiệu, chẳng hạn như: các hoạt động quảng cáo truyền thống/Digital, khuyến mại, PR, Influencer Marketing, Content Marketing, hoạt động xã hội... Doanh nghiệp cần sử dụng các kênh xúc tiến phù hợp với thị trường mục tiêu và ngân sách của mình để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất với chi phí nhỏ nhất (tối ưu ROI).

 Nguyên Tắc 4P Trong Marketing Căn Bản - Xúc tiến

Hiểu rõ về marketing căn bản sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, thu hút khách hàng và gia tăng doanh số bền vững cho tổ chức mình. Hy vọng rằng, với những giải đáp và chia sẻ về “Marketing căn bản là gì?” của Vinalink Media, bạn đã có được những kiến thức hữu ích trong quá trình tìm hiểu về nghề Marketing của mình. Chúc bạn thành công!

Call Zalo Messenger