Shopee là một thị trường trực tuyến kết nối người bán với người mua với đa dạng nhóm ngành hàng, mặt hàng. Ra mắt vào năm 2015, Shopee đã phát triển trở thành thị trường trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á. Chỉ trong năm 2020, nó đã tạo ra 1,78 tỷ đô la doanh thu.
Tại thị trường Việt Nam, ban đầu Shopee triển khai mạnh mô hình C2C (Consumer-to-Consumer). Trong mô hình này, Shopee đóng vai trò trung gian giữa cá nhân với cá nhân. Sau đó, dần mở rộng thêm mô hình B2B (Business-to-Consumer), shopee đóng vai trò trung gian giữa doanh nghiệp đến người mua.
Năm 2017, Shopee Mall ra đời với cam kết chính hãng 100% từ những thương hiệu lớn, và các nhà bán lẻ chuyên cung cấp hàng chính hãng.
Shopee khớp cung (người bán) với cầu (khách hàng). Shopee kiếm tiền từ hoa hồng trên thị trường, phí giao dịch, phí quảng cáo trên nền tảng, dịch vụ thực hiện và phí xử lý thanh toán. Các nhà bán hàng cũng trả hoa hồng cho Shopee.
Các phần dưới đây sẽ nói rõ hơn về cách kiếm tiền từ mô hình kinh doanh Shopee:
Người bán có thể chạy quảng cáo trên Shopee. Người bán có thể thiết lập ngân sách quảng cáo phù hợp trước khi tiếp thị sản phẩm. Giá mỗi nhấp chuột (CPC) sau đó sẽ trả cho Shopee bất cứ lúc nào người dùng nhấp vào quảng cáo.
Tỷ lệ giá mỗi nhấp chuột (CPC) được xác định bởi một số yếu tố, bao gồm cả khả năng cạnh tranh của cụm từ tìm kiếm. Người bán đặt giá thầu hiệu quả trên không gian quảng cáo, có nghĩa là quảng cáo của họ sẽ xuất hiện trong không gian mà họ đặt giá thầu.
Với mỗi đơn hàng thành công (đơn hàng nằm trong mục “Đã giao”), người bán phải trả cho Shopee mức phí gọi là phí thanh toán. Phí này sẽ tự đồng trừ vào khoản thanh toán mà người bán nhận được từ mỗi đơn hàng trước khi ghi nhận Ví shopee người bán.
Phí thanh toán của Shopee cụ thể như sau:
Đối với những gian hàng Mall, sau mỗi đơn hàng giao thành công (đơn hàng nằm trong mục “Đã giao”) / hoặc đơn hàng yêu cầu trả hàng/ hoàn tiền (trừ lý do Chưa nhận được hàng) thì người bán bị trừ phí cố định dành cho gian hàng Mall. Phí này được tính theo phần trăm hoa hồng trích từ giá bán của sản phẩm
Lưu ý:
Phí Cố định đã bao gồm thuế giá trị gia tăng
Mỗi ngành hàng sản phẩm sẽ có một tỷ lệ phần trăm Phí Cố Định khác nhau.
Với 2 chương trình Chương trình Hoàn Xu Xtra và Gói Miễn Phí Vận Chuyển Freeship Xtra nếu muốn tham gia, người bán phải chịu khoản phí bán hàng gọi là phí dịch vụ Shopee.
Đối với Phí dịch vụ khi tham gia Gói Freeship Xtra:
Phí Dịch vụ sẽ được tự động bị trừ sau khi đơn hàng đã hoàn tất.
Shopee đã bắt đầu dịch vụ giao bữa ăn để cạnh tranh với Grab và Beamin, như đã thông báo trước đó. Các nhà hàng sẽ chịu mức hoa hồng cho Shopee trong khoảng 20 – 30%. Với một số đơn hàng, khách hàng ngoài phí đồ ăn, phí giao hàng còn phải trả phụ phí thu thêm.
Với Shopee, rất đơn giản để một cá nhân vừa có thể trở thành người mua và người bán chỉ với một thiết bị kết nối internet và app Shopee. Ngày nay, Shopee tạo điều kiện cho khách hàng đăng ký gian hàng trên Shopee dễ dàng hơn. Còn đối với người mua, không chỉ khuyến khích khách hàng bằng những chương trình khuyến mại lớn mà Shopee còn tung ra nhiều game tạo cảm giác hứng thú, kích thích khách hàng vào Shopee mỗi ngày: Lắc xu, Game nông trại shopee, Bói bài tarot,…
Không chỉ đơn thuầnthuẩn là một sàn giao dịch TMĐT, Shopee còn có đầy đủ tính năng của một mạng xã hội. Tại đây, người mua và người bán có thể trao đổi, nói chuyện, kết nối với nhau trực tiếp thông qua trò chuyện, theo dõi, đánh giá sản phẩm,…Người mua và người bán dễ dàng cập nhật tình trạng của nhau, thuận lợi cho quá trình mua bán giữa đôi bên.
Nhờ vào mô hình kinh doanh của Shopee, mà số lượng sản phẩm trên sàn thương mại điện tử này rất phong phú, đa dạng các mặt hàng từ thời trang, mỹ phẩm,… đến đồ điện tử. Trước đây, khi mua hàng online, khách hàng thường e ngại về chất lượng sản phẩm của khách hàng. Shopee Mall đã ra đời giải quyết các vấn đề về chất lượng sản phẩm nhờ vào cam kết chính hãng 100% sau khi kiểm duyệt tại Shopee.
Dù đã giải quyết được yếu tố chất lượng khi ra đời Shopee Mall tuy nhiên vẫn rất khó kiểm soát chất lượng và uy tín của tất cả người bán. Vì là sàn thương mại điện tử, nên Shopee nhận hệ quả thường phải nhận nhiều khiếu nại và bóc phốt từ khách hàng. Shopee cũng tích cực đưa ra nhiều chính sách bảo vệ người dùng, và hiện tại khi nhận được hàng và không có bất kỳ khiếu nại nào thì người bán mới nhận được thanh toán từ người mua.
Trên sàn TMĐT khó kiểm soát, nhiều người bàn sẵn sàng phá giá để bán được hàng gây ảnh hưởng không nhỏ đến người bán khác và giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, trong cái khó ló cái khôn, những nhà bán hàng khác đã tập trung đầu tư vào chất lượng và giá trị sản phẩm nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường TMĐT khốc liệt này.
Mô hình kinh doanh trên Shopee mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trước khi gia nhập kinh doanh online trên shopee, người bán cần nắm bắt các chính sách Shopee, tối ưu về quy trình, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa, đảm bảo nhanh chóng xử lý các vấn đề phát sinh. Chúc bạn sẽ có được nhiều lợi ích từ mô hình kinh doanh Shopee.