Logo
CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Ngành hàng FMCG là gì? Đặc điểm, loại hình và triển vọng phát triển

19:36 | 11/12/2023
Cùng với nhu cầu tăng nhanh của thị trường, FMCG đang ngày càng khẳng định rõ lợi thế của mình khi trở thành một trong những mặt hàng được chọn mua nhiều nhất. Vậy FMCG là gì? Đâu là những cơ hội phát triển trong ngành FMCG? Cùng Vinalink tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. FMCG là gì?

FMCG là từ viết tắt của Fast-Moving Consumer Goods, tức hàng tiêu dùng nhanh. Hàng tiêu dùng nhanh là những sản phẩm được bán ra nhanh chóng với chi phí tương đối thấp. Những hàng hóa này còn được gọi là hàng tiêu dùng đóng gói.

FMCG có thời hạn sử dụng ngắn do nhu cầu tiêu dùng rất cao (ví dụ như nước ngọt và bánh kẹo) hoặc vì chúng dễ hỏng (ví dụ như thịt, các sản phẩm từ sữa và đồ nướng).

Gần như tất cả mọi người đều sử dụng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) hàng ngày như sữa, kẹo cao su, trái cây và rau quả, giấy vệ sinh, soda, bia. Những hàng hóa này được mua thường xuyên, tiêu thụ nhanh, giá thấp và bán với số lượng lớn. Người bán cũng có doanh thu cao khi đưa sản phẩm lên kệ tại cửa hàng.

Hàng tiêu dùng nhanh là gì?

2. Đối tượng khách hàng

Câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc khi mới tìm hiểu về ngành hàng tiêu dùng nhanh là: đối tượng của FMCG là gì?

Đối tượng khách hàng của ngành hàng này vô cùng đa dạng. Dưới đây là một vài ví dụ:

Người tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình: Đây là những người mua sử dụng sản phẩm FMCG cho mục đích cá nhân hoặc gia đình. Họ mua các sản phẩm như thực phẩm đóng gói, sản phẩm chăm sóc cá nhân, nước giải khát,...

Cửa hàng bán lẻ và siêu thị: Các cửa hàng tạp hóa, siêu thị và cửa hàng tiện lợi mua sản phẩm FMCG để bán lẻ cho người tiêu dùng.

Doanh nghiệp và tổ chức: Các công ty, trường học, bệnh viện và các tổ chức mua sản phẩm FMCG để phục vụ cho nhu cầu của nhân viên, học sinh, bệnh nhân hoặc khách hàng của họ.

Nhà hàng và khách sạn: Ngành hàng FMCG cung cấp thực phẩm và đồ uống nhanh cho các nhà hàng, khách sạn và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ăn uống khác.

Các nhà phân phối và bán buôn: Những người này mua sản phẩm FMCG từ các nhà sản xuất với số lượng lớn và bán chúng cho các nhà bán lẻ. Họ đóng vai trò là người trung gian trong chuỗi cung ứng.

Thị trường xuất khẩu: Sản phẩm FMCG thường được xuất khẩu đến các thị trường quốc tế, và được mua bởi người tiêu dùng, nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối ở các quốc gia khác.

Đối tượng khách hàng có thể là các siêu thị
Đối tượng khách hàng có thể là các siêu thị

3. Các loại hình công việc trong ngành FMCG

Với độ phủ sóng rộng lớn như vậy, vậy những loại hình công việc phổ biến trong ngành FMCG là gì? Cùng Vinalink tìm hiểu ngay dưới đây!

Quản lý sản xuất và chất lượng: Ở vị trí này, bạn đảm nhiệm công việc quản lý quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Những người này chịu trách nhiệm đối với việc duy trì tiêu chuẩn sản xuất và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.

Kinh doanh và phát triển thị trường: Những người này đảm nhiệm việc tìm kiếm cơ hội thị trường mới, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, và đảm bảo rằng sản phẩm tiếp cận tới đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Tiếp thị và quảng cáo: Bạn sẽ là người đề xuất các chiến lược tiếp thị, quảng cáo sản phẩm độc đáo, mới lạ và thực hiện nó để thu hút khách hàng.

Quản lý thương hiệu: Những người quản lý thương hiệu tập trung vào việc xây dựng, quản lý và phát triển hình ảnh thương hiệu để nâng cao sự nhận thức và lòng trung thành từ phía khách hàng.

Người làm quản lý thương hiệu
Người làm quản lý thương hiệu

Quản lý chuỗi cung ứng: Công việc này bao gồm quản lý toàn bộ quy trình từ việc mua nguyên liệu đến sản xuất và giao sản phẩm đến tay khách hàng. Quản lý chuỗi cung ứng cũng đảm bảo số lượng sản phẩm luôn có sẵn trên thị trường.

Quản lý bán lẻ: Họ là những người làm việc trong các cửa hàng và siêu thị để quản lý hàng tồn kho, giá cả, trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Họ là những người tham gia vào việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới dựa trên nhu cầu thị trường và xu hướng hành vi của người tiêu dùng.

Quản lý dự án: Công việc này quản lý các dự án liên quan đến việc sản xuất, tiếp thị, hoặc phát triển sản phẩm trong ngành FMCG.

Tư vấn kinh doanh và bán hàng: Tư vấn cho các doanh nghiệp FMCG về chiến lược kinh doanh và bán hàng.

4. Cơ hội phát triển trong ngành FMCG

Tài chính: Đem đến giá trị cho doanh nghiệp, đưa ra lời khuyên đồng thời đảm bảo doanh nghiệp kiểm soát và vận hành hiệu quả dòng tiền, thực hiện hoạch định chiến lược và dự báo tài chính, kiểm soát và giám sát chi phí, quản lý tài chính kế toán và thuế, và giữ vai trò chủ đạo trong nhiều dự án kinh doanh.

Kinh doanh Quốc tế: Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trên toàn cầu, các công ty FMCG có thể mở rộng hoạt động của họ ra các thị trường quốc tế. Đây là cơ hội cho những người làm marketing và kinh doanh để tìm kiếm các thị trường mới và xây dựng mối quan hệ với khách hàng quốc tế.

Nghiên cứu phát triển sản phẩm: Làm nghiên cứu xu hướng, hành vi khách hàng, phát triển sản phẩm, tạo ra các sản phẩm mới và cải thiện sản phẩm hiện tại.

Tiếp thị: Mua sắm trực tuyến ngày càng gia tăng. Do đó, các công ty FMCG cần các chuyên gia tiếp thị để tạo ra chiến dịch quảng cáo trực tuyến và xây dựng trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt nhất cho khách hàng.

Người làm tiếp thị đề ra chiến dịch tiếp thị
Người làm tiếp thị đề ra chiến dịch tiếp thị

Quản lý dịch vụ và trải nghiệm khách hàng: Là chuyên gia trong quản lý dịch vụ khách hàng, giúp xây dựng mối quan hệ và cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Quản lý chuỗi cung ứng: Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và giảm thiểu lãng phí sản phẩm, đảm bảo quy trình từ phát triển sản phẩm, sản xuất đến giao cho người tiêu dùng được thực hiện suôn sẻ.

Xây dựng thương hiệu và tiếp thị nội dung: Tiếp thị nội dung ngày nay đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Các công ty FMCG cần chuyên gia tiếp thị nội dung để tạo ra nội dung hấp dẫn, thu hút sự tương tác và niềm tin của khách hàng.

Nhân sự: Chịu trách nhiệm cho các nhân sự trong công ty, tuyển dụng, đào tạo,... Ngoài ra, họ cũng là người xử lý các chương trình khuyến mãi, khiếu nại,...

Nhân sự tạo kết nối với các thành viên trong doanh nghiệp
Nhân sự tạo kết nối với các thành viên trong doanh nghiệp

5. Những kỹ năng cần có để khi làm ngành FMCG

Để trở thành một nhân sự trong ngành FMCG, bạn cần có các kỹ năng sau:

Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu về các xu hướng sử dụng ngành hàng tiêu dùng nhanh trên thị trường, xem xét các đối thủ cạnh tranh đang triển khai những kế hoạch, chiến lược gì, người tiêu dùng đang ưa chuộng những mặt hàng như thế nào. Từ đó doanh nghiệp đề ra những chiến lược tiếp thị hay phát triển sản phẩm phù hợp với tình hình thị trường.

Phân tích dữ liệu: Kỹ năng này đi đôi với nghiên cứu thị trường. Bạn cần nhạy bén với các con số, biết cách đọc số liệu và phân tích và kết quả dưới dạng báo cáo. Những dữ liệu này dùng để tìm ra giải pháp giải quyết cho các vấn đề trong ngành hàng.Kỹ năng bán hàng: Hỗ trợ khách hàng mua hàng và giải quyết vấn đề họ gặp phải. Kỹ năng bán hàng không chỉ giúp khách hàng hài lòng với dịch vụ mà còn tạo sự gắn kết với thương hiệu. Bạn được yêu cầu phải có kỹ năng giao tiếp cá nhân để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn.

Kỹ năng bán hàng giúp bạn đem về nhiều lợi nhuận
Kỹ năng bán hàng giúp bạn đem về nhiều lợi nhuận

Quan sát và hiểu biết sâu sắc về người tiêu dùng: Bạn cần quan sát kỹ lưỡng, tìm ra những thay đổi trong thói quen và hành vi sử dụng mặt hàng nhanh của người tiêu dùng, từ đó tạo ra các dòng sản phẩm hay chiến lược tiếp thị phù hợp.

Kỹ năng giao tiếp: FMCG là một ngành đòi hỏi bạn phải làm việc với rất nhiều bên liên quan, từ nhà cung ứng đến khách hàng. Do đó, kỹ năng giao tiếp là chìa khóa giúp bạn tạo dựng được mối quan hệ với họ để đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất.

Digital Marketing: Kỹ thuật số hiện đang là xu hướng của toàn cầu. Hiểu rõ về digital marketing giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm hơn trong ngành FMCG.

Quản lý tài chính: Dòng tiền luôn là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ lĩnh vực nào. Bạn phải quản lý mọi hoạt động tài chính hàng ngày, bao gồm các khoản phải trả và bảng lương. Kỹ năng kế toán tài chính là cần thiết để lập báo cáo tài chính, duy trì hồ sơ kế toán, xử lý chính xác hồ sơ tài chính cũng như kiểm soát và xây dựng ngân sách để giảm thiểu rủi ro.

Biết quản lý tài chính giúp cân đối dòng tiền
Biết quản lý tài chính giúp cân đối dòng tiền

Chịu đựng được áp lực công việc: Ngành công nghiệp FMCG đang phát triển nhanh chóng, yêu cầu nhân viên phải làm việc với tốc độ cao để đáp ứng nhu cầu thị trường. Họ cần đưa ra quyết định nhanh chóng, cung cấp dịch vụ hoàn hảo và suy nghĩ rõ ràng. Họ cần phải có kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức để cung cấp các dịch vụ tốt nhất theo tốc độ làm việc của công ty.

Tư duy phản biện: FMCG đòi hỏi những quyết định nhanh chóng và hiệu quả để giải quyết các vấn đề của thị trường và khách hàng. Kỹ năng tư duy phản biện giúp nâng cao khả năng sáng tạo để khám phá ra nhiều ý tưởng mới, tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

Trên đây, Vinalink đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản trả lời cho câu hỏi FMCG là ngành gì? Những cơ hội phát triển trong ngành hàng tiêu dùng nhanh là gì? Chúc các bạn sẽ sớm tìm được định hướng và lựa chọn cho mình một vị trí phù hợp trong ngành công nghiệp đang trên đà phát triển này.

Call Zalo Messenger