Trước khi ra mắt sản phẩm hay dịch vụ mới, các doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường. Hiểu đơn giản đây chính là quá trình thu thập thông tin của khách hàng, phân tích đối thủ, để hiểu rõ thị trường kinh doanh của mình. Mục đích chính của việ nghiên cứu thị trường chính là bổ trợ cho các quyết định kinh doanh hay hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của công ty.
Theo đó, nghiên cứu thị trường được chia thành hai loại hình chính: nghiên cứu thị trường sơ cấp và thứ cấp. Mỗi loại hình mang trong mình những đặc điểm và ứng dụng riêng biệt, phục vụ cho các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp:
Nghiên cứu thị trường sơ cấp được thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu mới và chưa từng được công bố. Ví dụ, một doanh nghiệp muốn biết khách hàng của mình cảm nhận thế nào về một sản phẩm mới, họ sẽ tiến hành các cuộc khảo sát online hoặc trực tiếp để thu thập thông tin.
Nhìn chung nghiên cứu thị trường sơ cấp cung cấp thông tin chính xác và cập nhật mới nhất về thị trường từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Ngoài ra thông qua phương pháp nghiên cứu sơ cấp, doanh nghiệp có thể chạy thử nghiệm và kiểm tra sự phản hồi của thị trường đối với sản phẩm một cách khách quan nhất trước khi quyết định đầu tư lớn.
Trái ngược với nghiên cứu sơ cấp, nghiên cứu thị trường thứ cấp dựa trên việc phân tích và sử dụng dữ liệu đã được thu thập và công bố bởi các nguồn khác. Điểm đặc biệt của nghiên cứu thị trường thứ cấp chính là khả năng cung cấp cái nhìn toàn cảnh, mang tính tổng quát về thị trường, xu hướng ngành, và hành vi của người tiêu dùng.
Ví dụ, một doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường sang một quốc gia mới sẽ tìm đến các báo cáo thị trường thứ cấp để hiểu rõ về nhân khẩu học, thu nhập bình quân, và thói quen tiêu dùng của người dân nước đó. Thông qua việc thu thập những tài liệu có sẵn, bạn có thể nhanh chóng nắm bắt được những thông tin quan trọng, tiết kiệm được thời gian và nguồn lực so với việc tự mình tiến hành nghiên cứu sơ cấp.
Không thể phủ nhận nghiên cứu thị trường chỉnh là chìa khóa vàng giúp công ty hiểu rõ thị trường mình đang hoạt động, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Bên cạnh đó, việc hiểu rõ thị trường còn giúp doanh nghiệp có được góc nhìn tổng quan về cơ hội và thách thức mà mình có thể gặp phải. Một số mục đích nghiên cứu có thể kể đến như:
Để hiểu rõ hơn về thị trường doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên khi được áp dụng đúng cách đều rất hữu dụng. Dưới đây là một số phương pháp nghiên cứu thị trường hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua:
Khảo sát là một trong những phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến và linh hoạt nhất. Qua các cuộc khảo sát, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin về ý kiến, thái độ, hành vi và đặc điểm của khách hàng, từ đó đưa ra những quyết định marketing chuẩn chỉnh.
Từ khảo sát trực tuyến đến phỏng vấn điện thoại hay thậm chí là khảo sát trực tiếp, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Điều quan trọng là phải chọn lựa phương pháp phù hợp với đối tượng khảo sát và mục tiêu nghiên cứu để đạt được kết quả chính xác và đáng tin cậy.
Thảo luận nhóm tập trung hay focus group discussion là phương pháp nghiên cứu thị trường vô cùng hiệu quả. Phương pháp này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn tâm lý và hành vi của khách hàng. Thông qua việc tổ chức các buổi thảo luận nhóm nhỏ với sự tham gia của người tiêu dùng mục tiêu, doanh nghiệp có thể thu thập được những phản hồi trực tiếp, sâu sắc và đa chiều về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân để khai thác thông tin từng cá nhân một cách chi tiết nhất. Thông qua từng câu hỏi doanh nghiệp có thể hiểu sâu hơn về những mong muốn hay mối lo ngại của khách hàng để từ đó đưa ra những giải pháp marketing và sản phẩm chính xác nhất.
Sau khi đã thu thập được một lượng lớn dữ liệu qua các phương pháp nghiên cứu thị trường, bước tiếp theo không kém phần quan trọng chính là phân tích dữ liệu. Qua việc sử dụng các công cụ và phần mềm phân tích chuyên nghiệp, doanh nghiệp có thể phát hiện ra những xu hướng của thị trường để từ đó tận dụng tốt các cơ hội.
Quan sát hành vi khách hàng là phương pháp nghiên cứu thị trường độc đáo giúp doanh nghiệp hiểu được những mong muốn không được bày tỏ của khách hàng. Thông qua việc quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp cách mà người tiêu dùng tương tác với sản phẩm doanh nghiệp có thể phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, và cơ hội cải tiến sản phẩm mình cung cấp.
Mạng xã hội không chỉ là nơi chia sẻ thông tin mà còn là kho dữ liệu rộng lớn chứa những ý kiến và cảm xúc của khách hàng. Thông qua việc phân tích các bình luận, đánh giá hay các thảo luận trên các nền tảng như Facebook, Twitter, Instagram,... doanh nghiệp có thể hiểu được những xu hướng mới hay thậm chí là dự đoán được những biến động của thị trường.
Cuối cùng không thể thiếu đó chính là phương pháp thử nghiệm A/B testing. Thông qua việc thực hiện các thử nghiệm doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu quý báu, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp để tối ưu hóa hiệu suất. Một số phương pháp thử nghiệm phổ biến trong nghiên cứu thị trường có thể kể đến như:
Để tiến hành phân tích thị trường doanh nghiệp cần làm gì? Dưới đây là 7 bước quy trình nghiên cứu thị trường hiệu quả, giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng và đối thủ trong mọi chiến dịch marketing.
Mọi nghiên cứu thị trường đều bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được. Việc xác định mục tiêu không chỉ giúp làm rõ phạm vi và định hướng của nghiên cứu mà còn định hình cách thức thu thập và phân tích dữ liệu.
Sau khi đã rõ ràng về mục tiêu doanh nghiệp cần tiến hành thu thập thông tin và dữ liệu từ thị trường. Theo đó, thông tin có thể được thu thập qua nhiều hình thức như khảo sát trực tuyến, phỏng vấn, thảo luận nhóm ….
Nhìn chung mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên khi kết hợp lại với nhau tạo nên một bức tranh toàn diện và sâu sắc về thị trường, giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính xác, dựa trên dữ liệu mới thu thập được.
Bước tiếp theo trong quy trình nghiên cứu thị trường chính là phân tích và đánh giá dữ liệu. Thông qua việc sử dụng các phần mềm phân tích dữ liệu doanh nghiệp có thể khám phá ra những xu hướng của thị trường hay hành vi khách hàng,...
Từ những thông tin thu thập được, doanh nghiệp cần phải phân tích sâu sắc về nhân khẩu học, thói quen mua sắm, … để có thể xác định tệp khách hàng tiềm năng. Bằng cách chọn lọc những thông tin từ dữ liệu đã thu thập, doanh nghiệp có thể vẽ nên bản đồ khách hàng tiềm năng để rồi từ đó chạm đến trái tim của khách hàng một cách chính xác nhất.
Hểu rõ về những người chơi khác trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp định vị bản thân mình một cách chính xác nhất. Theo đó, phân tích đối thủ cạnh tranh bao gồm việc đánh giá điểm mạnh -yếu hay các mối đe dọa từ các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó việc hiểu rõ về sản phẩm, giá cả, và chiến lược marketing của họ cũng là điều hết sức quan trọng.
Thông qua việc phân tích xu hướng thị trường doanh nghiệp có thể nhìn thấy được những biến động tiềm ẩn và cơ hội phát triển trong tương lai. Việc này không chỉ giúp bạn định hình được chiến lược kinh doanh linh hoạt, mà còn giúp doanh nghiệp đón đầu mọi cơ hội đầu tư.
Bước cuối cùng cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình nghiên cứu thị trường chính là tổng hợp kết quả. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ đúc kết tất cả những thông tin, dữ liệu, và insight đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Thông qua việc tổng hợp và phân tích kết quả, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc nhất về thị trường kinh doanh của mình.
Có thể nói quy trình nghiên cứu thị trường không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường mà còn cung cấp dữ liệu để hỗ trợ quyết định kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Hy vọng nội dung bài viết trên của Vinalink Media đã phẩn nào giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé!