Logo
CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Cách sử dụng nofollow noindex hiệu quả trong SEO 2023

20:09 | 31/10/2023

Đối với những người làm SEO, tối ưu hóa trang web và giữ trang luôn nằm ở thứ hạng cao trong trang kết quả tìm kiếm là ưu tiên hàng đầu. Để làm được điều đó, việc tối ưu hóa các liên kết và đi backlink là vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, Vinalink sẽ cùng bạn tìm hiểu về Nofollow Noindex và cách sử dụng chúng để đem lại hiệu quả trong SEO.

Nofollow noindex khác nhau như thế nào?

Trong ngôn ngữ trình duyệt HTML, có một thẻ dùng để quy định tính chất của các liên kết, gọi là rel. Sau đây, cùng Vinalink tìm hiểu về 2 loại thẻ phổ biến là thẻ meta Nofollow Noindex.

Noindex là gì?

Noindex là một thẻ meta. Khi bạn thêm thẻ Noindex vào một trang web, bot của công cụ tìm kiếm biết rằng nó không thể thêm trang đó vào chỉ mục tìm kiếm, song vẫn có thể truy cập và thu thập dữ liệu của trang thông qua những website khác. 

Điều này đồng nghĩa với việc website sẽ không được hiển thị trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

Thẻ meta Noindex ngăn trang web của bạn xuất hiện trên kết quả tìm kiếm

 

Nofollow là gì?

Khi bạn thêm thẻ meta Nofollow vào một trang web, bot của các công cụ tìm kiếm sẽ không thể truy cập đến các trang web này từ một trang web khác. Đồng thời, thẻ cũng không cho phép công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và dữ liệu trên trang web đó.

Tuy nhiên, khi gắn thẻ meta nofollow, website đó vẫn có thể hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm.

Thẻ Nofollow ngăn công cụ tìm kiếm truy cập vào trang của bạn từ một trang khác

 

Sự khác biệt giữa Nofollow và Noindex là gì?

Nofollow Noindex là hai thẻ meta có những đặc tính hoàn toàn trái ngược nhau:

Nofollow

Noindex

  • Cho phép công cụ tìm kiếm thêm trang web có gắn thẻ Nofollow vào chỉ mục tìm kiếm;
  • Không cho phép công cụ tìm kiếm truy cập đến trang web có gắn thẻ Nofollow từ một trang web khác;
  • Không cho phép công cụ tìm kiếm thu thập thông tin từ trang web này;
  • Không được tính vào chỉ số PageRank, không có ý nghĩa trong mục tiêu nâng cao thứ hạng của website;
  • Không được xem là một yếu tố trong checklist SEO Onpage.
  • Không cho phép công cụ tìm kiếm thêm trang web có gắn thẻ Noindex vào chỉ mục tìm kiếm;
  • Cho phép công cụ tìm kiếm truy cập đến trang web có gắn thẻ Nofollow từ một trang web khác;
  • Cho phép công cụ tìm kiếm thu thập thông tin từ trang web này;
  • Được xem là một yếu tố trong checklist SEO Onpage.
 

Cách sử dụng nofollow noindex hiệu quả trong SEO

Cách kiểm tra link Nofollow

  • Cách 1:

Bước 1: Truy cập vào trang web, click chuột phải vào một vùng bất kỳ, chọn “view page source” hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + U

Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F để tìm đường link bạn cần kiểm tra

Bước 3: Nếu bạn thấy thẻ rel = “nofollow” thì đó là link Nofollow. Nếu không có thẻ thì không phải.

Liên kết có thẻ rel = “nofollow” là link Nofollow

 

  • Cách 2: 

Bước 1: Truy cập vào Cửa hàng Chrome, tìm kiếm ứng dụng NoFollow

Bước 2: Nhấn nút “Thêm vào Chrome”. Sau khi cài đặt, liên kết nào xuất hiện viền mờ đỏ thì là liên kết Nofollow.

Giao diện ứng dụng Nofollow trong cửa hàng Chrome

 

Hướng dẫn gắn link nofollow

  • Cách 1: Thêm bằng cách thủ công:

Bước 1: Tạo bài viết như bình thường trên WordPress

Bước 2: Chọn đoạn văn bản mà bạn muốn chèn link. Sau đó nhấn vào biểu tượng chèn liên kết trên thanh công cụ

Bước 3: Chọn tab “Văn bản” (bên phải tab “Trực quan”) để chuyển sang chế độ HTML

Bước 4: Nhấn Ctrl + F để tìm liên kết cần gắn thẻ Nofollow

Bước 5: Chèn thẻ Nofollow theo cú pháp: 

anchor text

  • Cách 2: Sử dụng plugin:

Bước 1: Cài đặt plugin. Bạn có thể tham khảo ​Title and Nofollow For Links

Bước 2: Sau khi cài đặt và kích hoạt, mỗi khi chèn link trong WordPress editor, một hộp tùy chọn “Add rel=”nofollow” to link” sẽ xuất hiện.

Bước 3: Nhấn vào “Add rel=”nofollow” to link” là link đó sẽ trở thành link nofollow

Quy cách của thẻ meta Robots, data-nosnippet và X-Robots-Tag

Thẻ meta robots

Thẻ meta robots là một trong những yếu tố SEO Onpage, kiểm soát cách Google lập chỉ mục và cách hiển thị một trang riêng lẻ cho người dùng trên kết quả tìm kiếm của Google bằng đoạn mã HTML.

Thẻ meta robots có dạng: .

Thẻ được đặt vào phần

của một trang nhất định.

Thẻ meta robots được sử dụng để ngăn Google tìm kiếm lập chỉ mục và đưa một trang web bạn không mong muốn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm. Các trang đó có thể chứa đựng nội dung không hữu ích, các trang tài liệu nội bộ, các trang chứa nội dung trùng lặp gây nhàm chán,...

Cách đặt thẻ meta robots

 

Data-nosnippet

Data-nosnippet là một thuộc tính boolean (logic), tức là mọi giá trị được chỉ định đều sẽ bị bỏ qua. Thẻ này giúp bạn chỉ định phần văn bản nào sẽ không xuất hiện ở phần đoạn trích khi trang web của bạn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Để đảm bảo thẻ này hoạt động hiệu quả thì HTML phải hợp lệ và mọi thể liên quan phải được đóng chính xác.

Ví dụ về đặt thẻ Data-nosnippet

 

X-Robots-Tag

X-Robots-Tag là thẻ được sử dụng để ngăn công cụ tìm kiếm lập chỉ mục các loại tệp cụ thể, chẳng hạn như tệp hình ảnh hay file PDF,...

Khác với meta robots, X-Robots-Tag không được đặt trong phần

, tức HTML của một trang.
Ví dụ về đặt thẻ X-Robots-Tag

 

Link Nofollow có tốt cho seo?

Thực tế cho thấy rằng, link Nofollow ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình SEO, giúp website tăng thứ hạng trên thanh tìm kiếm:

  • Link Nofollow đem lại lượng traffic khổng lồ: Giả sử bạn tạo một bài viết với nội dung và hình ảnh chất lượng trên Facebook, chia sẻ trên nhiều hội nhóm và tiếp cận được với nhiều người, khả năng điều hướng người dùng truy cập vào website của bạn là rất cao.
  • Link Nofollow tốt kéo theo nhiều link trỏ về website của bạn: Tương tự, nếu nội dung của bạn hay, phù hợp với nội dung mà người khác đang theo đuổi, họ chắc chắn sẽ trỏ link đến website của bạn nhằm tăng tính đa dạng trong trải nghiệm, giúp người dùng có nhiều nguồn tham khảo uy tín hơn. 
  • Link Nofollow là link tự nhiên, không spam: Một số người tạo quá nhiều backlink không tự nhiên nhằm tăng traffic cho website của họ. Điều này có thể bị Google phạt. Tuy nhiên link nofollow sẽ tránh được tình trạng spam đó.

Cách sử dụng thẻ rel=”nofollow” để tạo link nofollow trên website của bạn

Bước 1: Tạo bài viết như bình thường trên WordPress

Bước 2: Chọn đoạn văn bản mà bạn muốn chèn link. Sau đó nhấn vào biểu tượng chèn liên kết trên thanh công cụ

Bước 3: Chọn tab “Văn bản” (bên phải tab “Trực quan”) để chuyển sang chế độ HTML

Bước 4: Nhấn Ctrl + F để tìm liên kết cần gắn thẻ Nofollow

Bước 5: Chèn thẻ Nofollow theo cú pháp: 

anchor text

Thẻ rel=

 

Khi nào nên sử dụng thẻ rel=”nofollow” cho website của bạn

Nội dung không đáng tin cậy

Đối với những nội dung bạn không kiểm soát được tính xác thực, hoặc không phải do bạn tạo ra, chẳng hạn như các bình luận hay các diễn đàn thảo thuận có dẫn link trỏ về website của bạn, hãy sử dụng thẻ rel=”nofollow”. Điều này giúp cho các link đó không ảnh hưởng đến thứ hạng website trên trang kết quả tìm kiếm.

Liên kết trả phí

Liên kết trả phí là các liên kết các quảng cáo trên website, chẳng hạn như affiliate links, quảng cáo Google Adsense. Nếu không thêm thẻ rel=”nofollow”, Google sẽ phạt trang web của bạn.

Ưu tiên thu thập dữ liệu từ Google Bot

Đặt thẻ rel=”nofollow” giúp Google Bot thu thập dữ liệu nhanh hơn.

Ví dụ, nếu trang web có 50 bài viết. Trong đó có 20 bài có nội dung không quan trọng. 30 bài viết còn lại quan trọng và bạn muốn Google Bot thu thập dữ liệu từ nó.

Việc thêm thẻ rel=”nofollow” vào các liên kết của 20 bài viết không quan trọng sẽ giúp Googlebot tập trung vào 30 bài viết còn lại. Từ đó đẩy nhanh quá trình đánh giá của Google, giúp website của bạn được đánh giá và xếp hạng nhanh hơn.

Tránh những hình phạt từ Google

Trong các trường hợp sau, nếu bạn không sử dụng thẻ rel=”nofollow” cho liên kết thì sẽ bị Google phạt

  • Các liên kết trả phí
  • Các trang web không có tính xác thực cao
  • Các thông cáo báo chí

Vừa rồi là những kiến thức liên quan đến nofollow noindex mà Vinalink muốn chia sẻ đến các bạn đọc. Hy vọng chúng sẽ trở thành hành trang có ích cho bạn và doanh nghiệp trong quá trình xây dựng website phát triển bền vững, hiệu quả, đem lại doanh thu cao.

Call Zalo Messenger