Quảng cáo Google Ads là một trong những công cụ quảng cáo phổ biến nhất, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu và tăng doanh số bán hàng. Trong quá trình tư vấn Google Ads cho khách hàng,Vinalink thường nhận được thắc mắc của nhiều doanh nghiệp là chi phí quảng cáo Google Ads bao nhiêu là đủ, nên chọn gói quảng cáo Google nào để tối ưu chi phí nhưng đảm bảo phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
Tất tần tật các thắc mắc về phí quảng cáo Google trên sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng Vinalink tham khảo nhé!
Trước khi tính toán chi phí quảng cáo Google Ads, hãy hiểu về cách thức hoạt động của quảng cáo Google Ads.
Theo Hubspot, Google Ads hoạt động trên hệ thống đấu giá, dựa trên mô hình trả phí mỗi lần nhấp chuột (CPC - Cost Per Click), tức là bạn chỉ trả tiền khi có người nhấp vào quảng cáo của bạn. Phụ thuộc vào giá bạn sẵn sàng chi trả cho mỗi lượt nhấp chuột, mức giá thầu càng cao thì vị trí hiển thị càng tốt.
Khi chạy quảng cáo Google, có 4 hình thức tính phí thường gặp:
Như đã trình bày ở trên, chi phí quảng cáo Google Ads là không cố định bởi do tính chất của từng ngành hàng hay công ty khác nhau. Chung quy lại, chi phí này phụ thuộc vào 5 yếu tố:
Một trong những tác động lớn nhất đến CPC (chi phí cho mỗi lượt nhấp chuột) là đặc trưng ngành hàng của bạn đang hoạt động. Ở những ngành hàng đặc thù như bảo hiểm, bất động sản… chắc chắn sẽ có chi phí cao hơn những ngành khác.
Về mức độ cạnh tranh, ví dụ như khi thị trường có nhu cầu lớn như với ngành thời trang trong đại dịch hay thời điểm cuối năm, chi phí quảng cáo Google sẽ cao hơn bình thường.
Để kiểm tra mức độ cạnh tranh, một cách đơn giản là bạn gõ sản phẩm liên quan đến ngành hàng lên thanh tìm kiếm. Nếu kết quả trả về là rất nhiều các doanh nghiệp đang chạy thì khả năng cao mức độ cạnh tranh ngành này là rất lớn và CPC cao.
Tùy theo từng thị trường, đất nước mà giá trên click trung bình khác nhau. Riêng tại thị trường Việt Nam, khi bạn chạy ở các tỉnh thành khác nhau, mức chi phí đã có sự chênh lệch rõ ràng.
Nếu tệp khách hàng tiềm năng của bạn rộng, đồng nghĩa với việc bạn có nhiều cơ hội để hiển thị quảng cáo phủ rộng. Từ đó, chi phí quảng cáo sẽ giảm.
Ngược lại, khi bạn đánh vào thị trường ngách (tức là tệp khách hàng nhỏ hơn với cách target sát hơn vào hành vi của khách hàng), bạn có cơ hội chuyển đổi cao hơn nên chi phí bạn phải bỏ ra càng cao.
Các sản phẩm theo mùa hoặc các dịp đặc biệt như Tết, Giáng Sinh thường giá thầu bị đẩy lên cao do số lượng lớn nhà bán cùng tham gia để “cạnh tranh” vị trí xuất hiện trước mặt khách hàng.
Chẳng hạn, những sản phẩm theo trend, bất ngờ nổi lên như nồi chiên không đầu trong những năm qua là ví dụ tiêu biểu.
Nếu bạn có một chiến dịch quảng cáo được tối ưu tốt với từ khóa phù hợp, quảng cáo thu hút người xem và trang đích tối ưu, quảng cáo của bạn có thể đạt được hiệu quả cao đồng thời giảm chi phí, giúp tiết kiệm ngân sách.
Tuy nhiên, nếu chiến dịch của bạn không được tối ưu hoặc không đáp ứng được yêu cầu của người tìm kiếm, mức chi phí có thể tăng lên do hiệu quả thấp.
Sau khi hiểu được cách thức hoạt động đến yếu tố ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo Google, hẳn là bạn cảm thấy khó khăn khi phải xác định mức chi phí bỏ ra phải không? Đây là một câu hỏi không có câu trả lời chính xác, nhưng sau đây là 2 cách giúp bạn xác định điều này.
Áp dụng cho quảng cáo tìm kiếm, đây là các bước thực hiện để ước tính chi phí quảng cáo Google Ads:
Bước 1: Vào công cụ Google Keyword Planner, tra từ khóa bạn muốn và quan tâm đến 2 chỉ số là số lượng tìm kiếm trung bình mỗi tháng và mức giá thầu trung bình của mỗi từ khóa.
Bước 2: Thực hiện công thức ước tính chi phí:
Bước 3: Khi có kết quả, bạn có thể hình dung ra được bức tranh chi phí tổng quát chỉ qua việc nhập từ khóa. Từ đó, bạn cũng có thể thay đổi các chỉ số đầu vào để phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của kế hoạch đề ra.
Với cách tính này, chúng ta sẽ áp dụng mô hình phễu, đi ngược từ kết quả mong muốn để tính toán chi phí. Bạn cần xác định rõ các mục tiêu về AOV, ROAS mong muốn, số lượng đơn hàng muốn đạt được và làm phép tính theo công thức dưới đây:
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng khi mới triển khai chiến dịch Google Ads, bạn cần chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn (ROAS thấp hơn so với mục tiêu) bởi đây là giai đoạn bạn cần tìm được cách chạy phù hợp cùng chi phí thử nghiệm.
Câu trả lời là có. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát phí quảng cáo Google qua 3 việc sau:
Google Ads đã áp dụng các biện pháp để ngăn chặn và phát hiện click ảo, như hệ thống phân tích và lọc dữ liệu và có chính sách bảo vệ khách hàng khỏi click ảo và không tính phí cho các lượt click không hợp lệ.
Bên cạnh đó, bạn có thể kiểm tra cột “Lượt nhấp không hợp lệ” trong Google Ads để kiểm tra các lượt click ảo. Lưu ý rằng nếu số lượt click ảo này kéo dài, cần thực hiện các biện pháp khác như tắt từ khóa ra click ảo, chặn địa chỉ IP truy cập…
Bạn có thể thực hiện các bước sau để kiểm tra chi phí quảng cáo Google Ads:
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Ads
Bước 2: Chọn chiến dịch quảng cáo mà bạn muốn kiểm tra chi phí.
Bước 3: Chọn tab "Báo cáo" để xem báo cáo chi phí, đồng thời có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo thu được kết quả tốt nhất.
Hai chi phí này luôn luôn khác nhau. Như những gì đã phân tích ở trên, phí quảng cáo Google phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ lớn tệp khách hàng, mục tiêu, vị trí quảng cáo… hay đặc biệt là kỹ thuật tối ưu.
Vì vậy, bạn chỉ có thể lấy đơn vị tương tự các yếu tố trên để ước tính chi phí.
Kết luận
Kết lại, để đạt được mức chi phí quảng cáo Google Ads hợp lý, bạn cần xem xét các yếu tố như ngành hàng, vị trí quảng cáo, độ lớn tệp khách hàng, xu hướng mua hàng và kỹ thuật quảng cáo của bạn. Bằng cách tối ưu hóa và điều chỉnh các yếu tố này kết hợp với mục tiêu mong muốn của mình, bạn có thể đạt được hiệu quả tốt hơn và giảm chi phí quảng cáo.
Vinalink là agency đi đầu trong lĩnh vực tại Việt Nam về Digital Marketing nói chung và Google Ads nói riêng. Vinalink luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc của khách hàng về Google Ads bằng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm với kinh nghiệm tư vấn giải pháp và triển khai thành công cho hàng trăm doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ như Viettel, TPbank, Bảo Việt, ...