- Trang chủ
- GIỚI THIỆU
- TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC
- TRIỂN KHAI KÊNH ONLINE
- ĐÀO TẠO
- TIN TỨC
- CẨM NANG
- Khách hàng
- LIÊN HỆ
Sơ đồ tư duy có tên tiếng anh là mindmap, là phương pháp ghi chú hiệu quả bằng cách sử dụng những từ khóa chính, ngắn gọn, kết hợp thêm hình ảnh sinh động giúp bạn ghi nhớ thông tin nhanh chóng. Ở vị trí trung tâm của sơ đồ là từ khóa/chủ đề chính bạn muốn ghi nhớ, xung quanh là các nhánh nhỏ gồm các nội dung, hình ảnh được phát triển từ chủ đề chính.
Sơ đồ tư duy giúp bạn dùng tổ chức, phân loại và biểu diễn các ý tưởng, thông tin, kiến thức một cách trực quan và hệ thống. Bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy, bạn có thể khai thác được tiềm năng của cả bán cầu não trái và bán cầu não phải, nâng cao khả năng nhớ, hiểu và sáng tạo.
Sơ đồ tư duy rất tốt cho việc suy nghĩ và đem lại nhiều lợi ích trong học tập và làm việc. Cùng tìm hiểu chi tiết những lợi ích mà sơ đồ tư duy đem lại trong nội dung dưới đây:
Sơ đồ tuy duy đem lại những lợi ích tuyệt vời trong học tập như:
Không chỉ có nhiều lợi ích trong học tập mà sơ đồ tư duy cũng được ứng dụng phổ biến và mang lại nhiều lợi ích trong công việc:
Hiện nay có 4 loại sơ đồ tư duy phổ biến được nhiều người sử dụng. Cùng Vinalink tìm hiểu từng loại sơ đồ trong nội dung tiếp dưới đây nhé!
Sơ đồ tư duy bong bóng
Sơ đồ tư duy bong bóng (tiếng anh là Bubble Map) là loại sơ đồ tư duy đơn giản nhất, chỉ gồm các ý chính được biểu diễn bằng các bong bóng (hình tròn) được nối với nhau bằng các đường thẳng. Ý chính được đặt trong bong bóng ở giữa, các ý phụ được đặt ở các bong bóng xung quanh. Loại sơ đồ này chủ yếu được sử dụng để thiết lập mục tiêu, mô tả phân khúc khách hàng …
Sơ đồ tư duy vòng tròn
Sơ đồ tư duy vòng tròn (tiếng anh là Circle Map) là loại sơ đồ tư duy có một vòng tròn lớn bao quanh bên ngoài, ở giữa có một vòng tròn nhỏ. Chủ đề chính sẽ được ghi ở vòng tròn nhỏ, các chủ đề, ý tưởng phụ sẽ ghi ở vòng tròn lớn. Loại sơ đồ này thường được sử dụng để tư duy về một chủ đề, một ý tưởng nào đó bằng cách sử dụng các thông tin có sẵn.
Sơ đồ tư duy bong bóng kép
Sơ đồ tư duy bong bóng kép (tiếng anh là Double Bubble Map) có tên gọi khác là biểu đồ Venn, là loại sơ đồ tư duy kết hợp hai sơ đồ tư duy bóng bóng lại với nhau. Sơ đồ tư duy bong bóng kép gồm hai vòng tròn chứa hai chủ đề chính ở hai bên, 2 ý chính nằm ở vị trí trung tâm.
Phần giao nhau của 2 hình tròn chứa điểm tương đồng giữa hai chủ đề và phần không giao nhau là những điểm khác biệt. Loại sơ đồ này giúp bạn so sánh và đối chiếu các khái niệm, ý tưởng … từ đó giúp bạn đánh giá dược toàn diện để có được quyết định chính xác.
Sơ đồ tư duy cây
Sơ đồ tư duy cây (tiếng anh là Tree Map) là loại sơ đồ tư duy có cấu trúc phân nhánh, gồm một ý chính ở trên cùng, các ý phụ ở các nhánh dưới. Mỗi ý phụ lại có thể có các nhánh con và không giới hạn số lượng phân nhánh. Loại sơ đồ này thường được học sinh sử dụng để hệ thống hóa lại kiến thức và được người đi làm sử dụng để liệt kê các nhiệm vụ hoặc xây dựng kế hoạch.
Ngoài 4 loại sơ đồ tư duy chính đã liệt kê, còn có một số loại sơ đồ tư duy ít phổ biến hơn như: sơ đồ tư duy luồng (Flow Map), sơ đồ tư duy đa luồng (Multi Flow), sơ đồ tư duy dấu ngoặc “{“ (Brace Map), …
Để tạo được một sơ đồ tư duy hiệu quả, bạn cần tuân theo các nguyên tắc sau:
Bạn cần xác định được chủ đề, mục đích khi vẽ sơ đồ tư duy. Bạn cũng cần xác định được các ý chính liên quan đến chủ đề, và sắp xếp chúng theo thứ tự logic.
Sau khi đã xác định được các ý chính, bạn cần phác họa các nhánh cho cho sơ đồ tư duy. Bạn có thể thêm số lượng nhánh không giới hạn sao cho đủ nội dung và các nhánh đều phù hợp. Khi phác họa các nhánh, bạn nên sử dụng các nhánh cong mềm mại, tránh sử dụng nhánh thẳng vì gây cảm giác nhàm chán.
Bạn cần chọn từ khóa ngắn và rõ ràng cho mỗi nhánh, và viết chúng trên/dưới nhánh. Bạn nên viết từ khóa bằng chữ in hoa, in đậm hoặc các màu khác nhau để nổi bật. Bạn nên tránh viết câu hoặc đoạn văn dài lên sơ đồ tư duy.
Bạn nên phối màu cho các nhánh sao cho phù hợp với nội dung và mục tiêu của sơ đồ tư duy. Bạn có thể dùng màu để phân biệt các nhóm ý, phân loại dữ liệu, hoặc thể hiện mức độ quan trọng của các ý.
Bạn nên sử dụng hình minh họa để làm sinh động và trực quan hơn cho sơ đồ tư duy. Bạn có thể dùng hình minh họa để thay thế, bổ sung cho từ khóa. Hình ảnh sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung ra nội dung của sơ đồ hơn và sẽ đặc biệt hữu dụng nếu đối tượng sử dụng sơ đồ tư duy là trẻ nhỏ.
Cách vẽ một sơ đồ tư duy hoàn hảo, hiệu quả
Để vẽ một sơ đồ tư duy hoàn hảo và hiệu quả, bạn có thể áp dụng các bước sau:
Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích để giúp ích nhiều trong cả học tập và công việc. Bạn có thể vẽ sơ đồ tư duy theo các loại và nguyên tắc khác nhau, tùy theo chủ đề và mục tiêu của bạn. Bạn cũng có thể áp dụng các bước đơn giản Vinalink đã chia sẻ trong bài viết để vẽ một sơ đồ tư duy hoàn hảo, hiệu quả. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!