- Trang chủ
- GIỚI THIỆU
- TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC
- TRIỂN KHAI KÊNH ONLINE
- ĐÀO TẠO
- TIN TỨC
- CẨM NANG
- Khách hàng
- LIÊN HỆ
Mô hình SWOT được các nhà kinh tế học người Mỹ nghiên cứu và phát triển vào những năm 60, là mô hình ma trận phân tích những mặt tiêu, tích cực bên trong nội bộ và tác động bên ngoài lên doanh nghiệp nhằm đưa ra giải pháp, chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
Ứng với SWOT là 4 yếu tố gồm: Strengths-Điểm mạnh, Weakness-Điểm yếu, Opportunities-Cơ hội, Threats-Thách thức.
Trong đó, Strengths và Weakness là 2 yếu tố giúp đánh giá vấn đề bên trong doanh nghiệp như chất lượng sản phẩm, nhân lực, sản xuất vận hành, chiến lược phân phối,... Luôn đồng hành với doanh nghiệp, Opportunities và Threats đến từ các yếu tố vĩ mô bên ngoài như sự biến đổi của nền kinh tế, nhân khẩu,...
Đây cũng là yếu tố khiến nhiều doanh nghiệp e ngại vì thường doanh nghiệp sẽ đứng ở vị trí bị động. Do vậy, doanh nghiệp cần “nhạy bén” và có sự chuẩn bị để ứng phó trước những biến đổi xấu của thị trường cũng như nắm bắt nhanh khi cơ hội đến.
SWOT được phân tích từ yếu tố bên trong và ngoài doanh nghiệp
Phân tích SWOT là một trong những bước quan trọng để xác định chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Tại một thời điểm nhất định, việc phân tích SWOT sẽ giúp bạn nắm rõ những gì đang diễn ra bên ngoài và bên trong doanh nghiệp của bạn, từ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội đến những thách thức mà bạn cần đối mặt.
Khi xác định được 4 từ khóa S-W-O-T, mô hình SWOT còn giúp bạn đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho vấn đề bạn đang gặp phải thông qua ma trận mở rộng:
Mô hình ma trận SWOT mở rộng
Ngoài ra, mô hình SWOT còn thường được dùng để khai thác các chiến lược kinh doanh của đối thủ nhằm đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Lưu ý: SWOT là một công cụ phân tích linh động theo thị trường, tức có nghĩa điểm mạnh ở hiện tại có thể sẽ không còn đúng với 1, 2 năm nữa. Do vậy, bạn cần lặp lại quy trình phân tích SWOT khi thấy thị trường có sự thay đổi để đề ra chiến lược phù hợp
Để khách quan mà nói, SWOT chưa thật sự là một mô hình phân tích hoàn hảo. Sau đây là những ưu nhược điểm mà Vinalink đúc kết được ở mô hình này:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Với 4 yếu tố Strengths-Weakness-Opportunities-Threats, làm thế nào để xây dựng mô hình SWOT hữu hiệu? Đó là câu hỏi mà Vinalink sẽ giúp bạn giải đáp ở phần thông tin dưới đây.
Dường như việc nhận biết thế mạnh không quá khó khăn với doanh nghiệp bởi lẽ doanh nghiệp nào cũng muốn “show”điểm mạnh trước khách hàng mục tiêu và đối thủ. Tuy nhiên, thứ bạn cần “show” ra phải là những điểm mạnh thật sự đắt giá tức nó phải có sự khác biệt so với thị trường. Để biết được điều này bạn cần trả lời một cách đa chiều với những câu hỏi sau:
Việc xác định được “điểm mạnh đắt giá” giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội phát triển cho chiến dịch và chinh phục khách hàng trong thị trường cạnh tranh.
Ngược lại với yếu tố Strength, khá khó để doanh nghiệp có thể xác định đúng và đủ mấu chốt của Weakness vì thông thường quá trình tự đánh giá dễ cho qua kết quả không mấy khách quan. Tuy nhiên không phải là không có cách, muốn có những đánh giá khách quan bạn cần tuân thủ nguyên tắc sự thật để trả lời những câu hỏi sau đây:
“Cao thủ” thường không bằng “tranh thủ”, yếu tố cơ hội có thể trở thành một cú chuyển mình cho doanh nghiệp nếu bạn biết nắm bắt nó. Do vậy, bạn cần nhạy bén với những cập nhật mới của thị trường như:
Threat là vấn đề chung mà nhiều doanh nghiệp lo ngại, bởi nếu không có sự chuẩn bị cho sự biến động, yếu tố Threat có thể khiến doanh nghiệp suy tàn, thậm chí là phá sản. Thật không may là tất cả doanh nghiệp thường không thể thay đổi hay ngăn cản yếu tố này xảy ra.
Một số rủi ro có thể xảy ra như: dịch bệnh, thiên tai, sự phân hóa dân số,... Để kiểm soát tốt rủi ro, bạn cần nhìn nhận và giải quyết những ẩn khuất đến từ doanh nghiệp cũng như khách hàng.
Ví dụ: khi chính sách giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid diễn ra, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng chuyển hướng mua hàng trực tiếp sang đặt hàng qua app, sàn thương mại,...
Sau khi liệt kê câu trả lời cho 4 yếu tố S-W-O-T thì ở phần này Vinalink sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn cách phân tích từng yếu tố cụ thể để lập ra chiến lược kinh doanh từ mô hình SWOT thực thụ
Đầu tiên, không kém phần quan trọng nhưng nhiều người hay bỏ qua là lập bảng cho ma trận SWOT. Thông thường, nếu bỏ qua bước này gần như bạn đã khép lại cơ hội để nảy ra những ý tưởng mới lạ hay giải pháp tối ưu cho mô hình kinh doanh của bạn. Vì thế, đây là bước bạn không nên bỏ qua nếu muốn có một chiến lược hữu hiệu.
Từ các thông tin thu được từ 4 yếu tố trong mô hình SWOT bạn có thể lập một chiến lược tương đối hoàn hảo với 4 nguyên tắc sau đây:
Để xét về khía cạnh này, có lẽ mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều thế mạnh, tuy nhiên làm thế nào để tận dụng triệt để thế mạnh của mình thì lại là bài toán khó với nhà kinh doanh. Sau đây là một vài khía cạnh mà bạn có thể khai thác cho mô hình của bạn:
Chiến dịch của bạn sẽ như “hổ mọc thêm cánh” nếu bạn ứng dụng ma trận SO (Strengths-Opportunities) bằng cách kết hợp thế mạnh với sự đổi mới trong hành vi tiêu dùng của khách hàng hiện nay.
Ví dụ, sản phẩm quần áo của bạn có mẫu mã mới lạ, bạn tận dụng thương mại điện tử để bán hàng nơi có thể đề xuất cho người dùng những món hàng xu hướng, bắt mắt.
Rủi ro là điều không thể tránh khỏi đối với các mô hình kinh doanh từ online đến offline. Trước hết bạn cần xác định rủi ro bạn có thể gặp phải là những gì, nó đến từ đâu. Lý tưởng nhất sau khi xác định được rủi ro có thể gặp bạn nên áp dụng chiến lược ST (Strengths-Threats) để giải quyết, chiến lược này giúp bạn tận dụng tối đa thế mạnh để xoay chuyển tình hình
Quay trở lại với ví dụ trên, vì mức độ cạnh tranh trên sàn thương mại là rất lớn nên dễ khiến sản phẩm của bạn “lép vế” so với mặt bằng chung, bạn có thể tận dụng những khuyến mãi cho khách hàng thân thiết hay quà tặng kèm cho mỗi đơn hàng để khách hàng có trải nghiệm mua hàng tốt hơn.
Không hề dễ dàng để nhận ra yếu điểm của doanh nghiệp, thế nhưng để khắc phục yếu điểm đó lại còn phức tạp hơn mà không phải nhà kinh doanh nào cũng làm được.
Để đơn giản hóa mọi việc, Vinalink giới thiệu cho bạn công cụ thứ 3 là WO (Weakness-Opportunities). Tức nhờ vào những cơ hội béo bỡ sẵn có trên thị trường bạn cần tận dụng nó để biến yếu điểm thành thế mạnh hoặc ít nhất xóa nó ra khỏi danh sách điểm yếu của bạn.
Ví dụ: điểm yếu của bạn là giá cả không cạnh tranh bằng những bên khác, bạn có thể tận dụng chương trình trợ giá của sàn thương mại để hỗ trợ giá mua và tạo sự phấn khích cho khách hàng khi săn sale giá tốt.
Mối đe dọa hình thành từ 2 yếu tố Weakness và Threat, là mối lo của mọi doanh nghiệp bởi lẽ nếu bạn không vượt qua được nó đồng nghĩa với đặt dấu chấm hết cho mô hình kinh doanh của bạn. Một trong những mối đe dọa nhiều doanh nghiệp mắc phải mà bạn cần chuẩn bị
Nhằm giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về ma trận SWOT, Vinalink sẽ cho bạn một ví dụ phân tích SWOT tại chính doanh nghiệp Vinalink.
Dựa vào những thông tin ví dụ ở trên, Vinalink hi vọng bạn có thể hiểu rõ khái niệm, cách vận hành ma trận SWOT và ứng dụng thành công với doanh nghiệp của bạn. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của Vinalink để hiểu hơn về các vấn đề kinh doanh và marketing.