Logo
CẨM NANG  Cẩm nang về chiến lược

Phân tích chiến lược marketing của Shopee làm nên thành công hiện nay

02:19 | 22/04/2024
Hiện nay, Shopee là trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, số lượng khách hàng truy cập Shopee là 123,2 triệu lượt truy cập. Nhắc đến thành công này, chúng ta không thể không nhắc tới những chiến lược marketing của Shopee. Những chiến lược marketing đỉnh cao đó là gì? Hãy cùng Vinalink tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây nhé!

1. Tổng quan về Shopee

Tổng quan về Shopee

Shopee ra mắt lần đầu tiên vào năm 2015 tại thị trường Singapore, tuy nhiên ngay sau đó thương hiệu này đã dần phủ sóng rộng ở khắp các mặt trận. Có thể kể đến một số quốc gia như: Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Philippines, Brazil, thậm chí là cả Việt Nam.

Theo như báo cáo của Metric về ngành thương mại điện tử 2022 cũng cho biết: “Hiện nay, Shopee đang là sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam khi chiếm đến gần 73% tổng doanh số trong 4 sàn; tương đương với khoảng 91 nghìn tỷ. Tức là đã vượt xa Lazada đang đứng thứ 2, chiếm 20% với doanh thu là 26.5 nghìn tỷ.”

1.1. Khách hàng và thị trường mục tiêu

Đối tượng khách hàng chính mà Shopee hướng đến là nhóm người trong độ tuổi từ khoảng 18 đến 35 tuổi, có lối sống năng động, sử dụng thành thạo các ứng dụng online, quan tâm nhiều về giá cả và thích sự tiện lợi. Thị trường hoạt động chủ yếu của Shopee là khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là một khu vực mà khách hàng có nhu cầu cao về mua sắm online.

1.2. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của Shopee

Mặc dù đang thống trị thị trường Việt Nam, Shopee vẫn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh vô cùng mạnh. Hai đối thủ mạnh cạnh tranh với Shopee mà có sự hỗ trợ và đầu tư khổng lồ từ những tập đoàn lớn có thể kể đến như Lazada và Tiki. 

  • Lazada: Là đối thủ cạnh tranh của Shopee trên mọi mặt trận – Lazada thương hiệu con của tập đoàn Alibaba cũng là một trang mua sắm trực tuyến phổ biến tại Đông Nam Á. Tương tự Shopee, nền tảng này cũng tập trung vào việc hỗ trợ người bán và phát triển nền tảng thương mại điện tử.
  • Tiki: Là trang mua sắm tập trung nhiều ngành hàng có trụ sở chính tại Việt Nam như: sách, thiết bị điện tử, đồ gia dụng và thời trang. Không kém cạnh, Tiki cũng có mạng lưới giao hàng toàn quốc; cam kết đảm bảo chất lượng tới tay người tiêu dùng.

2. Phân tích ma trận SWOT của Shopee

Phân tích ma trận SWOT của Shopee

Ma trận SWOT thường được sử dụng để đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài của một công ty, từ đó thiết lập các chiến lược tiếp thị và kinh doanh phù hợp. Bảng dưới đây phân tích tóm tắt ma trận SWOT của Shopee:

Điểm mạnh

Điểm yếu

  • Đang chiếm lĩnh vị thế dẫn đầu, là sàn thương mại điện tử phổ biến và có lượng truy cập cao nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á hiện nay.
  • Có mặt ở trên nhiều quốc gia trên thế giới.
  • Có nền tảng tài chính và công nghệ vững chắc từ công ty mẹ tại Singapore là tập đoàn Sea.
  • Đa dạng các mặt hàng, linh hoạt về hình thức thanh toán và vận chuyển.
  • Có các chiến lược marketing thành công và hiệu quả.
  • Phát triển bền vững.
  • Gian lận và lừa đảo trong quá trình mua bán ở trên sàn thương mại điện tử. Dù Shopee đã đưa ra nhiều chính sách đảm bảo để hạn chế nhưng vẫn không thể loại bỏ triệt để.
  • Tình trạng quá tải ứng dụng trong những sự kiện lớn có nhiều mã giảm giá và lợi ích cho khách hàng.

Cơ hội

Thách thức

  • Mở rộng quy mô kinh doanh khi thị trường thương mại điện tử dần thay thế và chiếm ưu thế hơn thị trường truyền thống.
  • Phát triển kinh doanh khi hệ thống kho vận, hạ tầng logistics tại Việt Nam đang được đầu tư phát triển.
  • Là lĩnh vực kinh doanh được nhà nước ưu tiên và khuyến khích phát triển.
  • Phát triển nhiều dịch vụ mới nhờ tận dụng lợi thế sẵn có với chuỗi cung ứng đa dạng và khâu xử lý đơn hàng ngày càng hoàn thiện.
  • Bảo mật: Đây là thách thức mà mọi công ty công nghệ như Shopee đều cần lưu tâm.
  • Đối thủ cạnh tranh: Shopee đang đối phó với nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như Lazada, Tiki, Tik Tok shop, Sendo, Chotot…
  • Khủng hoảng kinh tế làm ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng.
  • Phản hồi tiêu cực từ khách hàng: Những phản hồi tiêu cực này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu của Shopee trước khách hàng mới. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu.

3. Phân tích mô hình Marketing Mix của Shopee

Cũng như nhiều thương hiệu nổi tiếng khác, chiến lược marketing của Shopee cũng áp dụng mô hình 4P Marketing Mix kinh điển. Song, họ đã áp dụng như thế nào, có điểm gì mới lạ và đặc biệt hay không? Hãy cùng Vinalink đi tìm hiểu sâu hơn ở phần nội dung dưới đây nhé!

3.1 Chiến lược Marketing của Shopee về sản phẩm (Product)

Chiến lược Marketing của Shopee về sản phẩm (Product)

Chiến lược Marketing của Shopee về sản phẩm chính là nhằm thu hút khách hàng bằng việc phát triển tốt các ứng dụng. Đây được coi là một phần trong chiến dịch địa phương hóa của Shopee, họ thực hiện tối ưu trang Web, phát triển nhiều ngôn ngữ phong phú, giao diện thiết kế dựa theo thói quen của người dùng,… 

Ở mỗi quốc gia, Shopee sẽ tập trung sáng tạo để có thể mang lại ứng dụng phù hợp nhất cho người dùng, giúp người dùng có trải nghiệm mua sắm tốt nhất. Tại thị trường Việt Nam, tiếng Việt và tiếng Anh là hai ngôn ngữ mà Shopee cung cấp. 

Bên cạnh đó, giao diện của app cũng được thiết kế vô cùng đơn giản, hấp dẫn và tiện lợi. Shopee cũng đưa ra những đề xuất theo thói quen và nhu cầu mua sắm của khách hàng. Thông qua đó, dễ dàng thu hút và tiếp cận khách hàng tiêu dùng địa phương.

3.2 Chiến lược Marketing của Shopee về giá (Price)

Chiến lược Marketing của Shopee về giá (Price)

Chiến lược Marketing Shopee về giá cả được xem là một trong những chiến lược ấn tượng và cực kỳ hiệu quả của Shopee. Đội ngũ Marketing đã có sự khảo sát và am hiểu sâu sắc về vấn đề giá cả vô cùng khốc liệt như trên thị trường hiện nay.

Bên cạnh việc cung cấp nền tảng thông minh, phù hợp thị hiếu người dùng, Shopee còn có “nước cờ” tạo sức hút từ mức giá bán. Ví dụ, vào mỗi ngày bán hàng lớn, Shopee cung cấp một lượng lớn mã miễn phí giao hàng, phiếu giảm giá và sản phẩm giảm giá cho người tiêu dùng để khuyến khích họ tương tác và mua hàng trên nền tảng của công ty.

3.3 Chiến lược Marketing của Shopee về hệ thống phân phối (Place)

Chiến lược Marketing Shopee về điểm bán trên thực tế không có quá nhiều vấn đề để phân tích. Bởi vì đây là một nền tảng mua sắm trực tuyến là chính, công ty này chỉ tập trung phát triển trên các ứng dụng dành riêng cho điện thoại thông minh, máy tính bảng, thậm chí là những trang Web chạy trên trình duyệt máy tính.

Cho nên, hầu như người mua có thể truy cập và mua hàng mọi lúc mọi nơi mà không cần trực tiếp tới bất kỳ điểm bán nào. Tất cả các kênh thương mại của Shopee phát hành đều tạo ra cho người dùng những trải nghiệm tiện lợi và thoải mái nhất.

3.4 Chiến lược Marketing của Shopee về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Chiến lược Marketing của Shopee về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sự thành công cho chiến lược Marketing của Shopee chính là truyền thông. Ngay từ khi mới vừa gia nhập thị trường, Shopee đã không ngừng đẩy mạnh truyền thông trên các nền tảng lớn và phổ biến như Google, Facebook, Youtube, Instagram,…

Ngoài ra, Shopee cũng “trình diện” nhiều trên những phương tiện truyền thông đại chúng như TV, các chỗ giao thông công cộng. Hình thức Affiliate Marketing từng gây sóng gió một thời cũng nằm trong chiến lược marketing của Shopee. Chưa kể, những chiến dịch marketing của họ như Sale trong dịp lễ quan trọng cũng giúp nền tảng này gia tăng khách hàng đều đặn.

4. Các chiến lược Marketing nổi bật của Shopee

4.1 Tận dụng Influencer Marketing 

Tận dụng Influencer Marketing Shopee

Cũng như những thương hiệu khác, Shopee cũng không quên chiến lược tận dụng tầm ảnh hưởng của những người nổi tiếng để có thể quảng bá cho thương hiệu của mình. Theo một vài thống kê nhỏ, Shopee đã mời rất nhiều nhân vật nổi tiếng có lượng Fan “khủng” trong giới giải trí như: Sơn Tùng MTP, Bảo Anh, Nhóm nhạc nữ Hàn Quốc BLACKPINK,…

4.2 TVC quảng cáo bắt trend

Shopee TVC quảng cáo bắt trend

Sử dụng TVC Campaign, quảng cáo bắt Trend từ lâu đã được đánh giá là một chiến lược Marketing của Shopee vô cùng đỉnh. Họ tận dụng sức nóng hiện thời của những xu hướng để cho ra đời những TVC quảng cáo ấn tượng. Đương nhiên, vì là bắt Trend nên chúng có tính lan truyền cao và thu hút người dùng một cách tự nhiên nhất.

Một số TVC bắt Trend của Shopee từng làm mưa làm gió như: Bản Hit triệu View “DDU-DU DDU-DU” của Blackpink, TVC đã tạo nên cú nổ lớn trên toàn Đông Nam Á. Ngoài ra, còn có sự kết hợp giữa thủ môn Bùi Tiến Dũng cùng ca sĩ Bảo Anh trong bài hát Baby Shark.

4.3 Chiến lược marketing Shopee nội địa hóa

Shopee rất tích cực thực hiện chiến dịch địa phương hóa, họ sẵn sàng điều chỉnh nền tảng của mình để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu người dùng ở từng thị trường. Đây là một chiến lược thông minh, nó giúp Shopee có khả năng thấu hiểu người dùng hiệu quả.

Để thực hiện chiến lược này, Shopee đã chọn thuê người địa phương làm nhân viên của mình. Từ đó, họ có thể hiểu thêm về văn hóa và phong tục của quốc gia, địa phương đó. Đồng thời, họ còn hợp tác với cả các ngân hàng tại địa phương để mang đến trải nghiệm mua sắm, giao hàng hoàn hảo cho người tiêu dùng. 

4.4 Chương trình miễn phí vận chuyển

Shopee triển khai Chương trình miễn phí vận chuyển

Đây là chiến lược Marketing Shopee đem lại hiệu quả tích cực rõ rệt nhất. Thông qua một vài khảo sát, Shopee nhận thấy rằng phí vận chuyển hàng hóa là rào cản tương đối lớn với cả người mua hàng và bán hàng khi chuyển đổi từ hình thức mua hàng truyền thống sang mua hàng online.

Hiểu được điều đó, Shopee đã bắt tay vào việc xây dựng hệ thống giao hàng chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Đồng thời, thương hiệu này cũng nhấn mạnh yếu tố miễn phí hoặc giảm phí vận chuyển trong những chiến dịch quảng cáo sản phẩm của mình.

4.5 Chiến lược marketing Shopee mạng xã hội đa kênh

Shopee đã nhận ra tiềm năng phát triển của các kênh mạng xã hội và lựa chọn mạng xã hội như là môi trường chính để thực hiện các chiến lược tiếp thị. Đến nay, mọi chiến dịch trong chiến lược marketing của shopee đều được xuất hiện trên tất cả các nền tảng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam như Facebook, YouTube, Zalo, Instagram, Tiktok,...

Ví dụ như thông qua các hoạt động quảng cáo ở trên YouTube, Shopee hướng đến truyền tải nhiều thông điệp để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng. Shopee thêm những quảng cáo của mình vào video của các YouTuber và hiển thị áp phích quảng cáo của mình trên giao diện của YouTube.

5. Kinh nghiệm và bài học từ chiến lược marketing của Shopee

Kinh nghiệm và bài học từ chiến lược marketing của Shopee

Cách Shopee triển khai các chiến dịch marketing cũng như cách nền tảng này nhanh chóng vươn lên vị trí dẫn đầu khu vực là một ví dụ thành công điển hình mà nhiều doanh nghiệp có thể học hỏi. Một số điểm đáng khen từ các chiến lược marketing của Shopee mà các doanh nghiệp nên tham khảo:

  • Sử dụng công nghệ tiên tiến: Shopee luôn ứng dụng các công nghệ tiên tiến để tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao trải nghiệm người dùng.
  • Tập trung vào người dùng: Shopee hiểu rất rõ về đối tượng khách hàng tiềm năng của mình và luôn tập trung giải quyết nhu cầu, mong muốn của họ.
  • Tận dụng nguồn lực hiệu quả, hợp lý: Mặc dù các chiến dịch Marketing của Shopee tiêu tốn khá nhiều tiền, nhưng chúng cũng đem về những thành công vang dội nhờ sự thông minh và hợp xu hướng. 
  • Tạo những cú “hit” viral đột phá: Những đoạn quảng cáo hoặc Slogan viral đóng vai trò quan trọng để thương hiệu thâm nhập vào tâm trí khách hàng.
  • Sử dụng các thẻ giá trị: Những thẻ voucher giảm giá hay giao hàng miễn phí có thể tạo sức hút đối với khách hàng và giúp khách hàng ra quyết định mua sắm nhanh hơn.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về các chiến lược marketing của shopee cùng những bài học kinh nghiệm quý giá để bạn có thể phát triển doanh nghiệp của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!

Call Zalo Messenger